Giá vàng hôm nay 25/12: Ồ ạt mua vào, vàng lên đỉnh
Những vấn đề liên tục ập đến khiến giới đầu tư lo sợ và đồng loạt bán tháo trong phiên giao dịch trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh.
Ảnh AFP
Trong tuần trước, S&P 500 có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2011 và Dow Jones cũng có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2008. Đà lao dốc này tiếp tục diễn ra trong phiên giao dịch đầu tuần mới khi thông tin tiêu cực liên tục ấp đến với nhà đầu tư.
Trong phiên giao dịch đầu tuần mới, giới đầu tư phản ứng tiêu cực với việc Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã triệu tập cuộc họp với 6 ông chủ ngân hàng lớn nhất. Theo ông Mnuchin, cuộc họp nhằm thảo luận với cách đảm bảo hoạt động bình thường của thị trường. Ông khẳng định, họ đủ thanh khoản để tiếp tục cho vay và rằng, thị trường vẫn hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, với thị trường lại nghĩ khác, nhà đầu tư cho rằng, chắc phải có vấn đề quan trọng nào đó mà họ không biết nên người đứng đầu Bộ Tài chính mới triệu tập cuộc họp với 6 ông lớn ngân hàng, được gọi là Nhóm bảo vệ Plunge, vì vậy tâm lý bất an lan rộng, kích hoạt lệnh bán tháo.
Tiếp đó, nỗi lo dâng cao với thông tin về lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Lệnh bán tháo diễn ra mạnh hơn sau khi tân Chánh văn phòng Nhà trắng Mick Mulvaney cho biết, Chính phủ sẽ đóng cửa tiếp cho đến khi Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát họp trở lại vào ngày 3/1.
Đợt bán tháo này khiến phố Wall có phiên giảm thứ 3 liên tiếp, trong đó Dow Jones và S&P 500 giảm hơn 2%, đẩy Dow Jones xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8/2017, còn S&P 500 thấp nhất kể từ cuối tháng 4/2017. Trong khi đó, Nasdaq thậm chí còn lao dốc mạnh hơn khi mất hơn 5% và xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 7/2017.
Trong khi đó, chỉ số VIX đo lường sự sợ hãi của phố Wall tăng 5,96 điểm, lên 36,07 điểm, mức cao nhất kể từ 5/2/2018.
Video đang HOT
Kết thúc phiên 24/12, chỉ số Dow Jones giảm 653,17 điểm (-2,91%), xuống 21.792,20 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 65,52 điểm (-2,71%), xuống 2.351,10 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 335,49 điểm (-5,14%), xuống 6.192,92 điểm.
Chứng khoán châu Âu cũng đóng cửa giảm điểm khá mạnh trong phiên thứ Hai do bị ảnh hưởng tâm lý từ việc Chính phủ Mỹ đóng cửa kéo dài và lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed của ông Trump, cũng như đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu. Chứng khoán Đức may mắn không chung cảnh ngộ do nghỉ giao dịch trong phiên này.
Kết thúc phiên 24/12, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 35,18 điểm (-0,52%), xuống 6.685,99 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 67,99 điểm (-1,45%), xuống 4.626,39 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, thị trường có phiên giao dịch ít biến động trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và thị trường chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch ngày sinh nhật Nhật hoàng. Trong đó, chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ sau khi Bắc Kinh cho biết sẽ tăng cường các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trong năm tới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ. Trong khi chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ khi giới đầu tư hướng tới kỳ nghỉ lễ Giáng sinh.
Kết thúc phiên 24/12, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 10,76 điểm ( 0,43%), lên 2.527,01 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 102,24 điểm (-0,40%), xuống 25.651,38 điểm.
Việc nhà đầu tư lo sợ bán tháo ồ ạt trên thị trường chứng khoán đã hỗ trợ tích cực để giá vàng có phiên giao dịch khởi sắc đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 24/12, giá vàng giao ngay tăng 13,4 USD ( 1,07%), lên 1.269,0 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 2 năm 2019 tăng 14,4 USD/ounce ( 1,15%), lên 1.272,5 USD/ounce.
Trước những lo ngại về kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, giá dầu thô lao dốc xuống mức thấp nhất hơn 1 năm bất chấp OPEC thể hiện sự đoàn kết cứu giá dầu trước đó.
Kết thúc phiên 24/12, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ giảm 2,94 USD (-6,45%), xuống 42,65 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 3,02 USD (-5,61%), xuống 53,83 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư hồ hởi sau bài phát biểu của Chủ tịch Fed
Đang lình xình trong suốt phiên sáng, phố Wall bất ngờ tăng vọt trong phiên chiều sau bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell.
Ảnh AFP
Sau phiên hồi phục tốt trong phiên thứ Ba sau khi Cố vấn kinh tế Nhà Trắng cho biết, cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập vào thứ Bảy là cơ hội để "lật trang" cuộc chiến thương mại, trong phiên thứ Tư, phố Wall tiếp tục mở cửa với sắc xanh. Tuy nhiên, đà tăng không lớn, chủ yếu các chỉ số dao động lình xình sát tham chiếu khi nhà đầu tư thận trọng đợi bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Câu lạc bộ Kinh tế New York.
Ngay sau bài phát biểu của ông Powell, phố Wall đã đồng loạt tăng vọt ngay khi bước vào phiên chiều và có phiên tăng mạnh hơn 2%. Trong đó, S&P 500 có phiên tăng mạnh nhất trong 8 tháng, Nasdaq cũng có phiên tăng mạnh nhất trong gần 1 tháng.
Trong bài phát biểu của mình, ông Powell cho biết, có nhiều triển vọng tích cực với kinh tế Mỹ, nhưng tốc độ tăng lãi suất dần dần của Fed sẽ được thực hiện trong việc cân bằng rủi ro.
Giới phân tích cho rằng, bài phát biểu này của ông Powell gần như thừa nhận Fed sẽ giữ quan điểm trung lập, cho thấy tăng lãi suất sẽ không nhiều trong thời gian tới.
Trong khi đó, theo dữ liệu vừa được Bộ Thương mại Mỹ công bố, tăng trưởng trong quý III của Mỹ đạt mức 3,5% so với năm trước, nhưng thâm hụt thương mại lại gia tăng, chi tiêu tiêu dùng được điều chỉnh thấp hơn và doanh số bán nhà mới giảm, cho thấy những có những những khó khăn của nền kinh tế Mỹ.
Kết thúc phiên 28/11, chỉ số Dow Jones tăng 617,70 điểm ( 2,50%), lên 25.366,43 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 61,62 điểm ( 2,30%), lên 2.743,79 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 208,59 điểm ( 2,95%), lên 7.291,59 điểm.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu lại lình xình và đóng cửa gần như ít thay đổi khi nhà đầu tư thận trọng chờ đợi cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập để giải quyết về những căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Kết thúc phiên 28/11, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 12,33 điểm (-0,18%), xuống 7.004,52 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 10,23 điểm (-0,09%), xuống 11.298,88 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 0,09 điểm ( 0,00%), lên 4.983,24 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, các chỉ số đều bật tăng mạnh nhờ một số cổ phiếu vốn hóa lớn như Fast Retailing (Nhật Bản), Tencent (Hồng Kông) và kỳ vọng vào cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào thứ Bảy này sẽ làm giảm nhiệt căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Kết thúc phiên 28/11, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 224,62 điểm ( 1,02%), lên 22.177,02 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 27,06 điểm ( 1,05%), lên 2.601,74 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 350,60 điểm ( 1,33%), lên 26.682,56 điểm.
Không chỉ chứng khoán, phát biểu của ông Powell cũng giúp giá vàng tăng vọt trong phiên chiều trên thị trường Mỹ, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp trước đó.
Kết thúc phiên 28/11, giá vàng giao ngay tăng 6,1 USD ( 0,50%), lên 1.220,70 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 tăng 10,2 USD/ounce ( 0,84%), lên 1.223,6 USD/ounce.
Trên thị trường dầu thô, giá dầu giảm mạnh trở lại sau khi dữ liệu từ Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) vừa công bố cho thấy, kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng tuần thứ 10 liên tiếp lên mức cao nhất 1 năm.
Kết thúc phiên 28/11, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ giảm 1,27 USD (-2,5%), xuống 50,29 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,45 USD (-2,4%), xuống 58,76 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư lại hoảng sợ Thất vọng với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất chịp cùng dữ liệu kinh tế kém khả quan, giới đầu tư đồng loạt bán tháo khiến phố Wall lao dốc trong phiên thứ Tư. Ảnh Shutterstock Sau phiên nỗ lực thoát phiên giảm sâu trước đó, tưởng chừng phố Wall sẽ có giao dịch tích cực hơn khi bước...