Giá vàng hôm nay 24.12: Vàng trong nước và thế giới cùng tăng dịp Noel
Tăng trưởng tín dụng năm 2018 dự kiến đạt dưới 15% là mức tăng thấp nhất trong khoảng 3 năm qua, trong đó, dư nợ tín dụng bất động sản chiếm 16,6% tổng dư nợ toàn hệ thống.
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính đến năm 2018, tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) ước tăng khoảng 1,5% so với cuối năm 2018.
Trong đó, tín dụng ước tăng trưởng khoảng 14-15% (năm 2017 tăng 17,6%) và đây là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Theo thông tin cập nhật từ các TCTD, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 16,6% tổng tín dụng của toàn hệ thống. Dư nợ cho vay phục vụ đời sống chiếm 18,8% tổng dư nợ của hệ thống TCTD.
Đánh giá về tín dụng ngân hàng, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính cho rằng, “Tín dụng đổ vào BĐS vẫn tăng trưởng khá tốt. Đơn cử, năm 2017 tín dụng chung tăng 18% và tín dụng BĐS tăng 13%. Năm 2018, tín dụng chung tăng khoảng 15% và tín dụng BĐS tăng khoảng 10%… Dư nợ tín dụng BĐS đến cuối kỳ đạt 510 nghìn tỷ đồng, chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế…”, TS Lực chia sẻ.
“Theo báo cáo UBGSTCQG, nợ xấu ngân hàng trong năm 2018 đã được xử lý tích cực hơn với tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ so với cuối năm 2017, ở mức 2,4% (năm 2017 nợ xấu ở mức 2,5%). Dự phòng rủi ro tín dụng tăng khoảng 30,1% so với cuối năm 2017. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với nợ xấu báo cáo cải thiện lên mức 78,2% (năm 2017: 65,4%).
Giá trị xử lý nợ xấu của các TCTD năm 2018 tăng khoảng 30% so với năm 2017 (không bao gồm nợ bán cho VAMC). Trong đó, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng chiếm 59,8%, thu nợ từ khách hàng chiếm 33,2%, bán phát mại tài sản chiếm 3%.
Video đang HOT
Trong năm 2018, việc thực hiện xử lý rốt ráo nợ xấu theo Nghị quyết 42 giúp cho hệ thống TCTD xử lý được khoảng 30% nợ xấu xác định tại thời điểm 15/8/2018. Ghi nhận thực tế trong thời gian qua, các ngân hàng đẩy mạnh việc thu giữ tài sản bảo đảm, bán đấu giá tài sản… nhằm thu hồi nợ xấu lớn.
Theo thuonggiaonline.vn
Tăng trưởng tín dụng năm 2019 sẽ chậm lại?
Công ty chứng khoán Bảo Việt dự báo trong khoảng 3 - 5 năm tới, tăng trưởng tín dụng sẽ giảm xuống mức 14%/năm, thay vì mức 18%/năm như giai đoạn 2015 - 2017
Trong buổi gặp mặt các tổ chức quốc tế mới đây của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Lê Minh Hưng chia sẻ, tăng trưởng tín dụng trong năm nay sẽ được kiểm soát ở mức chặt chẽ dưới 16%, ưu tiên tập trung cho các ngành sản xuất, chế biến chế tạo.
Việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 16% cho thấy bước đi cẩn trọng từ phía cơ quan quản lý. Hồi đầu năm nay, NHNN công bố mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 17%. Tuy nhiên, trước áp lực từ lạm phát, NHNN đã chủ động kiểm soát hạn mức tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng khác nhau, từ 14 - 16% tùy vào chất lượng của từng nhà băng.
Chỉ đến thời điểm cuối năm, khi nhu cầu vay tăng lên và áp lực lạm phát giảm bớt, một số ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh như MB, Techcombank, VPBank được cho là đã được phép "nới" chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Cả 3 trường hợp đặc biệt này đều đã tiến hành tăng vốn thành công trong năm nay.
Các tổ chức phân tích dự báo, trong những năm tới, tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng nhiều khả năng sẽ chậm lại, thay vì mức tăng trưởng nóng, trung bình trên 18%/năm như giai đoạn 2015 - 2017.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, trong khoảng 3 - 5 năm tới, tăng trưởng tín dụng sẽ giảm xuống mức 14%/năm. Tăng trưởng tín dụng giảm xuất phát từ cả nguyên nhân cung và cầu.
Về phía nguồn cầu tín dụng, nhu cầu vay vốn sẽ giảm xuống theo đà tăng trưởng chậm lại của toàn nền kinh tế. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng 9 tháng năm 2018 của Việt Nam đạt khoảng 7%, và có thể đạt mức 6,8% hoặc cao hơn cho cả năm nay.
Sau đó, GDP năm 2019 được dự báo sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 6,4 - 6,5%. Kinh tế phát triển chậm lại sẽ làm nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm tốc. Lãi suất trong năm 2019 cũng được dự báo sẽ tăng nhẹ.
Về phía các ngân hàng, nơi cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp cũng đang trải qua quá trình tái cơ cấu rốt ráo. Trong đó, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản, thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu cho vay của các ngân hàng, đã bắt đầu chậm lại kể từ năm 2017.
Nguyên nhân bởi dòng tiền cho vay kinh doanh bất động sản đang ngày càng bị siết lại khi nâng hệ số rủi ro đối với khoản vay cho kinh doanh bất động sản lên 200% vào đầu 2018 và 250% vào đầu năm 2019. Bên cạnh đó, tỷ lệ vay vốn ngắn hạn cho vay trung hạn cũng bị giảm xuống 40% vào đầu năm 2019.
Trong bối cảnh Basel II sắp được áp dụng sẽ làm thay đổi tỉ lệ nợ xấu, các ngân hàng đang phải chạy đua từng ngày để tăng vốn nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mới. BVSC ước tính, để đáp ứng được mức tăng trưởng tín dụng 14 - 15%/năm, các ngân hàng niêm yết cần phải tăng vốn thêm 237.000 tỷ đồng trong năm 2019.
Không tăng được vốn đồng nghĩa với việc không thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, câu chuyện tăng vốn không phải là vấn đề dễ dàng với các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước.
Với áp lực lớn từ ngân sách, dòng tiền mới chảy vào ngân hàng hiện nay chỉ có thể đến từ việc phát hành riêng lẻ cho các đối tác ngoại. Song, tình trạng chung hiện nay là 'room' giành cho khối ngoại ở các ngân hàng này đều đã kín.
BIDV mới chỉ vừa được NHNN chấp thuận bán cổ phần cho đối tác Hàn Quốc vào cuối năm nay, còn Vietinbank đã nhắc tới việc tăng ròng rã suất 3 năm nhưng vẫn chưa được chấp thuận. Thậm chí, phương án chia khoản lợi nhuận hơn 4.000 tỷ đồng còn dư lại sau khi trích lập các quỹ của Vietinbank năm 2017 cũng chưa được thông qua.
Kể cả trong nhóm ngân hàng tư nhân, cũng có ngân hàng dù lên kế hoạch bán cổ phần cho đối tác nước ngoài từ nhiều năm nay nhưng chưa thể thực hiện như NCB, Eximbank,...
Mặc dù tăng trưởng sẽ chậm lại, nhưng đó cũng không phải là tin quá xấu cho các ngân hàng. Trên thực tế, chất lượng tài sản của toàn hệ thống vẫn đang được cải thiện, kể cả trong nhóm ngân hàng tái cơ cấu như Sacombank hay Eximbank. Như trường hợp Sacombank, tổng nợ xấu của ngân hàng này đến cuối quý 3/2018 ở mức 3,18%, giảm mạnh so với mức 4,67% hồi đầu năm.
Bên cạnh đó, rủi ro các khoản nợ xấu mà ngân hàng đã bán cho VAMC sẽ quay trở lại trong bảng cấn đối kế toán của các ngân hàng là không lớn.
Phần lớn số nợ được bán cho VAMC trong năm 2014 và 2015, số này sẽ đáo hạn vào 2019 và 2020. Tuy nhiên, 5 ngân hàng lớn bao gồm Vietcombank, Vietinbank, ACB, MB, Techcombank đã trích lập hết và tất toán trái phiếu VAMC.
Với những ngân hàng yếu kém, đang trong quá trình tái cơ cấu, những trái phiếu bán cho VAMC có thời gian đáo hạn dài hơn 5 năm. Qua đó, giúp các ngân hàng này tạm gác lại nỗi lo về các khoản nợ xấu.
Mặt khác, với việc đa phần các ngân hàng đều công bố lãi đậm từ đầu năm 2018, nguồn lợi nhuận này sẽ giúp các ngân hàng có thể trích lập dự phòng tiếp số trái phiếu đã bán cho VAMC.
Theo theleader.vn
Tăng trưởng tín dụng năm 2018 thấp nhất trong 4 năm Với con số dưới 16%, năm 2018 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Chia sẻ tại buổi gặp mặt cuối năm với các tổ chức quốc tế, đại sứ quán, tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam..., Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã cập nhật...