Giá vàng hôm nay 15/11: Lạc quan với chu kỳ tăng mới
Lo ngại làn sóng thứ 2 dịch Covid-19 đã nhấn chìm những kỳ vọng về triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu, làm tăng nhu cầu tài sản đảm bảo, qua đó thúc đẩy giá vàng hôm nay tăng mạnh.
Tuần qua, giá vàng thế giới chịu sức ép giảm giá lớn trong bối cảnh thị trường liên tiếp ghi nhận thông tin tích cực về quá trình nghiên cứu vắc-xin Covid-19.
Ảnh minh hoạ
Giá vàng khởi đầu tuần giao dịch với xu hướng tăng mạnh khi giới đầu tư lo ngại việc tăng mạnh bơm tiền vào nền kinh tế cũng được nhận định có thể đẩy lạm phát tăng cao và làm gia tăng nợ chính phủ.
Tuy nhiên, khi loạt thông tin tích cực về quá trình nghiên cứu vắc-xin Covid-19 được phát đi với kỳ vọng sớm được triển khai, chấm dứt mối nguy hại, rủi ro lớn nhất đối với bức tranh kinh tế toàn cầu, giá vàng đã quay đầu giảm mạnh. Cụ thể, ông lớn dược phẩm Mỹ Pfizer và công ty công nghệ sinh học Đức BioNTech cho biết vắc-xin Covid-19 có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn chặn lây nhiễm Covid-19, dựa trên dữ liệu từ thử nghiệm giai đoạn cuối của Pfizer và BioNTech.
Video đang HOT
Nhưng trạng thái hưng phấn này cũng nhanh chóng qua đi khi mà những vấn đề thực tại của kinh tế toàn cầu, sau thời gian dài chịu tác động của dịch Covid-19 và những biến động địa chính trị sâu sắc, không phải có thể thay đổi trong ngắn hạn.
Vắc-xin Covid-19 khi được triển khai trên diện rộng sẽ giúp sớm chấm dứt những rủi ro từ đại dịch Covid-19, tác nhân chính khiến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới lâm cảnh suy thoái, đối với kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, theo những thông tin được phát đi thì điều này nếu sớm thì cũng phải đến quý I, quý II/2020. Trong khi đó, bức tranh kinh tế toàn cầu đang tồn tại quá nhiều mâu thuẫn, rủi ro, tiềm ẩn các xung đột lớn khó có thể giải quyết được trong một sớm một chiều.
Các biện pháp hỗ trợ, kích thích kinh tế mới sẽ là động lực, chất xúc tác giúp các nền kinh tế phục hồi nhanh, mạnh hơn nhưng đồng thời, kéo theo đó là nguy cơ lạm phát gia, nợ chính phủ gia tăng.
Khả năng hấp thụ các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế của các thị trường cũng đang là câu hỏi ngỏ.
Chính sự hoài nghi đó đã khiến cho giá vàng ngày 11/11 tăng mạnh và mở ra chu kỳ tăng mới của kim loại quý.
Sự không chắc chắn của các dự báo về khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu khiến dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào kim loại quý, qua đó thúc đẩy giá vàng trong phiên giao dịch cuối tuần tăng mạnh.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 14/11, giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.888,03 USD/Ounce, trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 12/2020 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.888,2 USD/Ounce, tăng 14,9 USD/Ounce trong phiên.
Tại thị trường trong nước, theo diễn biến của giá vàng thế giới, giá vàng SJC trong nước cũng có tuần giao dịch biến động mạnh. Tính đến cuối phiên giao dịch ngày 14/11, giá vàng 9999 niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 55,90 – 56,40 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Trong khi đó, giá vàng miếng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết tại Hà Nội ở mức 55,85 – 56,40 triệu đồng/lượng.
Còn tại Phú Quý SJC, giá vàng 9999 được niêm yết tại Hà Nội ở mức 55,95 – 56,35 triệu đồng/lượng và tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 55,96 – 56,34 triệu đồng/lượng.
Với những diễn biến như trên, theo một kết quả khảo sát của Kitco về xu hướng giá vàng trong tuần từ 16-20/11, có 10/17 chuyên gia tham gia khảo sát cho rằng giá vàng tăng, trong khi chỉ có 1 ý kiến cho rằng giá vàng giảm và 6 ý kiến cho rằng giá vàng đi ngang.
Trong khi đó, với 1.511 phiếu tham gia khảo sát trực tuyến thì có 924 ý kiến cho rằng giá vàng tăng, 281 cho rằng giá vàng giảm và 306 ý kiến cho rằng giá vàng đi ngang.
Giá vàng đang bị dồn nén nhưng sẽ vượt mốc 1.800 USD?
Giá vàng trong 2 tuần gần đây đang mắc kẹt ở mốc 1.700 USD và gần như không có nhiều động thái để gia tăng. Phiên giao dịch ngày 26-5, giá vàng ở mức 1.729 USD/ounce.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đây là dấu hiệu dồn nén cho một mức tăng sắp đến của vàng. Một loạt các yếu tố địa chính trị, hành động của các ngân hàng trung ương thế giới sẽ có khả năng đẩy vàng lên mốc 1.800 USD/ounce.
Các chiến lược gia của Ngân hàng ING (Hà Lan) cho biết, lịch sử đang lặp lại khi các căng thẳng địa chính trị đang gia tăng, mà Trung Quốc là tâm điểm khiến hồi sinh một căng thẳng thương mại khác. Đó là những cáo buộc của Mỹ với Trung Quốc về COVID-19, đạo luật mới về Hong Kong... Đây là cái cớ để giá vàng tăng.
Ông Bart Melek, người đứng đầu Bộ phận chiến lược toàn cầu của Ngân hàng đầu tư TD Securities (Canada) nhận định, trong ngắn hạn, căng thẳng địa chính trị khó thúc đẩy vàng tăng giá vì bị đồng USD mạnh lên cản trở. Vì các căng thẳng này, nhà đầu tư có xu hướng tìm đến đồng USD hơn vàng. Nhưng một khi căng thẳng địa chính trị lan sang thương mại, vàng bắt đầu tăng giá.
"Thị trường vàng đang ở chế độ chờ đợi. Do đó, vàng sẽ tăng giảm rất ít. Nhưng cần lưu ý vàng đang trong vị thế tốt chờ tăng giá, mà có thể sẽ được kích thích từ các động thái của các ngân hàng trung ương trên thế giới mà vốn bị điều chình từ các dữ liệu vĩ mô toàn cầu sẽ xuất phát từ Mỹ và Trung Quốc", ông Colin Cieszynski, chiến lược gia thị trường của SIA Wealth Management nói.
Nghịch lý khi giá vàng nhảy múa: Ôm dễ, bán không dễ... Những người lỡ ôm vàng giá cao đang ngồi trên đống lửa khi sau một tháng tạo sóng, thị trường vàng đang nguội lạnh, áp lực bán gia tăng. Từ đầu tuần đến nay, giá vàng thế giới chỉ quanh quẩn ngưỡng 1.920 USD/ounce trong khi mức chênh lệch giá mua - giá bán quá cao và giá vàng trong nước đang chênh...