Giá vàng hôm nay 13.9: Tiếp tục giảm?
Giá vàng hôm nay 13.9, được các chuyên gia và nhà đầu tư nhận định, có thể sẽ tiếp tục giảm, do tác động từ giá vàng thế giới. Chốt phiên giao dịch ngày 12.9, giá vàng thế giới tiếp tục giảm kéo theo giá vàng trong nước cũng giảm theo.
Giá vàng hôm nay 13.9: Tiếp tục giảm? (ảnh IT)
Kết thúc phiên giao dịch ngày 12.9, giá vàng thế giới tiếp tục giảm 8 USD so với phiên giao dịch của ngày hôm trước, trong khi giá vàng trong nước cũng giảm 140.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch ngày hôm trước.
Cụ thể: giá vàng SJC 1kg của Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 36,540 – 36,740 triệu đồng/lượng, giảm 140.000 đồng/lượng so với chốt phiên của ngày hôm trước.
Trong khi đó, giá vàng của Tập đoàn Doji lẻ tại khu vực Hà Nội niêm yết ở mức giá 36,590 -36,690 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 230.000 đồng/lượng so với chốt phiên của ngày hôm trước.
Còn giá vàng miếng SJC của Công ty Cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tại khu vực thị trường Hà Nội, được niêm yết ở mức 36,550 (mua vào) – 36,750, triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 230.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch của ngày hôm trước.
Giá vàng Rồng Thăng Long 999,9 (24k) của Bảo Tín Minh Châu giảm 280.000 đồng/lượng so với mức giao dịch của ngày hôm trước, niêm yết ở mức 36,010 – 36,460 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Video đang HOT
Trên thị trường thế giới, giá vàng giao theo hợp đồng bán buôn trong phiên giao dịch đêm 12.9 (giờ Việt Nam) tiếp tục giảm 8 USD so với chốt phiên giao dịch ngày hôm trước, niêm yết ở mốc 1.328,83 USD/oz.
Giá vàng tiếp tục có phiêm giảm mạnh do tác động từ giá vàng thế giới. Nguyên nhân chính là do đồng USD đã quay đầu phục hồi mạnh, tạo áp lực lên giá vàng. Trong khi đó, tình hình địa chính trị giữa Mỹ – Triệu đã hạ nhiệt khiến cho thị trường chứng khoán trên toàn thế giới đều xanh điểm trở lại. Do đó, nhiều chuyên gia nhận định, trong thời gian ngắn giá vàng sẽ tiếp tục giảm, sau khi đã lập đỉnh vào tuần trước. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho nhà đầu tư mua kim loại quý để tích trữ khi vàng đã quay lại vùng hấp dẫn nên có thể giá vàng cũng khó giảm sâu.
Nhận định về giá vàng hôm nay 13.9, nhiều chuyên gia và nhà đầu tư giàu kinh nghiệm dự đoán, giá vàng tiếp tục giảm do tác động từ giá vàng thế giới.
Theo Danviet
Thu phí ngoại giao 50 triệu USD/năm, Chính phủ xin dành một phần cho cán bộ
Chính phủ muốn được để lại 1 phần phí thu từ lĩnh vực ngoại giao hàng năm để chi bổ sung nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức trong ngành. Về tỷ lệ để lại, Bộ trưởng Tài chính cho biết, số thu không nhiều (khoảng 50 triệu USD/năm), quy định "cứng" sẽ khó đảm bảo mục tiêu là giải quyết chế độ cho cán bộ...
Sáng 13/9, UB Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại. Mặc dù Nghị định thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, nhưng vẫn được đưa ra xin ý kiến Thường vụ, do Chính phủ xin thêm một số đặc thù.
Vấn đề Chính phủ mang ra xin ý kiến Thường vụ chủ yếu ở Điều 14 của dự thảo, quy định "Số tiền phí trong lĩnh vực ngoại giao thực thu được để lại một phần để bù đắp chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, phục vụ công tác thu phí theo quy định; chi hỗ trợ sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa công nghệ thông tin; chi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và ngoại ngữ; chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động".
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đề nghị UB Thường vụ Quốc hội uỷ quyền cho Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính làm việc để quyết định tỷ lệ phí thu từ hoạt động ngoại giao để lại để giải quyết đời sống cho cán bộ trong ngành.
Thẩm tra vấn đề này, đa số ý kiến trong thường trực UB Tài chính - Ngân sách cơ bản nhất trí cho phép để lại 1 phần phí thu từ lĩnh vực ngoại giao để thực hiện một số nhiệm vụ, trong đó có chi bổ sung nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, người lao động như quy định hiện hành.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến đề nghị Chính phủ giải trình và đánh giá rõ hơn về tác động của số thu phí được để lại, làm rõ hơn tính hợp lý của việc cho phép để lại, vì Cơ quan đại diện không thực hiện cơ chế khoán chi và khoản phí này nếu được để lại theo Luật phí, lệ phí thì cũng không sử dụng để tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Có ý kiến đề nghị quy định rõ hơn nội dung chi, cơ cấu chi, tỷ lệ bố trí chi để nâng cao đời sống, chi bổ sung mua sắm, sửa chữa; nếu chỉ sử dụng để chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thì cần có nguyên tắc nhất định như khống chế mức tối đa. Đồng thời, cần có cơ chế sử dụng công khai, minh bạch và rõ tiêu chí phân phối thu nhập, bảo đảm công bằng giữa các nước, các khu vực và cơ chế giám sát việc sử dụng khoản phí để lại này.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề, Hiến pháp quy định tất cả các khoản chi đều phải có dự toán, và Luật Ngân sách Nhà nước quy định các khoản thu đều phải nộp vào kho bạc, sau khi trừ các khoản chi rồi thì nộp vào NSNN, nhưng Chính phủ lại muốn thành lập quỹ tạm giữ.
Giải trình thêm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, ở đây, Chính phủ xin ý kiến Thường vụ về chính sách cho cán bộ, như cơ chế thu nhập tăng thêm 0,8 đã áp dụng cho cán bộ các ngành tòa án, thuế, hải quan, kho bạc, viện kiểm sát.
Theo Bộ trưởng Tài chính, dự thảo Nghị định cũng có thêm phần nữa là chi cho cải tạo sửa chữa và nâng cấp trang thiết bị được áp dụng trình tự rút gọn và áp dụng theo luật pháp nước sở tại.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng khẳng định các khoản thu chi này đều có dự toán. Phí và lệ phí để lại được để lại 1 phần, phải dự toán hàng năm, có dự toán.
Về ý kiến làm rõ tỷ lệ được để lại, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết do số thu biến động giảm (năm 2014 thu được 82,8 triệu USD, đến năm 2016 còn 53,3 triệu USD và năm nay dự kiến chỉ còn 48,8 triệu USD), nên quy định tỷ lệ cứng sẽ khó đảm bảo mục tiêu của nghị định là giải quyết chế độ cho cán bộ. Do đó, Bộ trưởng Dũng đề nghị Thường vụ ủy quyền cho Chính phủ, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính sẽ làm việc, thống nhất và điều tiết chi cho phù hợp trình Chính phủ quyết định.
Bên cạnh việc nhất trí với đề xuất của Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân còn cho rằng Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính nên nghiên cứu thêm chính sách đảm bảo đời sống cho những người công tác tại cơ quan đại diện ở nước ngoài, vì chính sách của Nhà nước mới là lâu dài, bền vững.
"Chúng ta cứ tưởng đi nước ngoài là sung sướng lắm, tôi cho là cán bộ ngoại giao rất khó khăn. Những thị trường visa nhiều còn có 1 chút để lại, những nơi xa xôi, miễn visa rồi hoặc visa điện tử thì làm gì có" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh có đề nghị tăng thêm chi bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, vì thời gian vừa qua, xảy ra những vụ việc ngư dân và một số tổ chức pháp nhân bị bắt giữ, vi phạm pháp luật pháp nước sở tại, các sứ quán tham gia giải quyết vụ việc này rất tốn kém.
Kết luận buổi thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đồng ý cho thành lập quỹ tạm giữ các khoản phí thu từ hoạt động ngoại giao như cấp visa, hộ chiếu, tuy nhiên, phải đảm bảo chế độ quản lý quỹ, không để tồn quỹ quá lớn.
Thường vụ Quốc hội cũng cho phép được trừ đi chi phí quản lý, số còn lại cho phép để lại một phần, nhưng phải giữ nguyên tắc tất cả các khoản này đều được dự toán và được Quốc hội thông qua.
UB Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý giao lại cho Bộ Tài chính ra quy định cụ thể về tỷ lệ để lại cũng như các chính sách đảm bảo chế độ cho cán bộ.
P.Thảo
Theo Dantri
Bé gái câm điếc bị xâm hại dẫn đến mang thai Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bé M., Hưng đã nhiều lần rủ và đưa cháu M. đến các địa điểm có thang máy, trong phòng máy lạnh để giở trò đồi bại khiến bé M. mang thai. Ngày 12/9, Tòa gia đình và người chưa thành niên, mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Khánh Hưng (sinh...