Giá vàng hôm nay 13/5: USD suy yếu, vàng vững trên cao
Giá vàng hôm nay 13/5 trên thị trường thế giới đứng khá vững trên cao do đồng USD quay đầu giảm trong bối cảnh giới đầu tư thận trọng với nỗ lực tái mở cửa nền kinh tế của chính phủ các nước trên thế giới, trong đó có Mỹ.
Đêm 12/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.702 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 năm 2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.708 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay cao hơn 32,7% (419 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 47,1 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 1 triệu đồng so với vàng trong nước.
Giá vàng thế giới đứng khá vững ở mức cao trên 1.700 USD/ounce do đồng USD quay đầu giảm trong bối cảnh giới đầu tư thận trọng với nỗ lực tái mở cửa nền kinh tế của chính phủ các nước trên thế giới, trong đó có Mỹ.
Trên Kitco, một chuyên gia đến từ Oanda cho biết, việc đồng USD giảm xuống dưới đáy tháng 4 đã mang tới một cú huých đối với vàng.
Vàng vững giá trên ngưỡng 1.700 USD/ounce còn do lạm phát của Mỹ trong tháng trước rớt mạnh bởi tất cả các dịch vụ không thiết yếu đã bị đóng cửa trong tháng 4 và người tiêu dùng Mỹ được yêu cầu ở nhà để giảm sự lây lan dịch bệnh.
Theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ số CPI tháng 4 giảm 0,8% (dẫn đầu bởi giá xăng dầu giảm kỷ lục), sau khi đã giảm 0,4% trong tháng 3. Số liệu này yếu hơn so với dự báo 0,7%. Dự báo trong cả năm, lạm phát sẽ tăng 0,3%.
Vàng tăng giá trong bối cảnh các thị trường chứng khoán biến động không có xu hướng và giới đầu tư đang đánh giá khả năng hồi phục của các nền kinh tế trong bối cảnh rất có thể một làn sóng thứ 2 của đại dịch Covid-19.
Giá vàng hôm nay: tăng vững chắc.
Một số dự báo cho rằng, sự hồi phục của các nền kinh tế sẽ chậm hơn so với dự đoán ban đầu và điều này đang được phản ánh vào các thị trường.
Trong một diễn biến mới nhất, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa công bố cơ quan này lần đầu tiên trong lịch sử sẽ bắt đầu mua trái phiếu doanh nghiệp của các quỹ hoán đổi danh mục (ETFs) trong một nỗ lực nhằm bôi trơn hệ thống tài chính Mỹ.
Những động thái bơm tiền liên tục của Fed gây áp lực giảm giá lên đồng USD.
Trong quý 1, theo những số liệu mới công bố, nhập khẩu vàng của Mỹ tăng 168% so với cùng kỳ năm trước lên 4,53 tỷ USD, trong khi xuất khẩu giảm.
Video đang HOT
Vàng tăng giá còn do những tín hiệu xấu từ các tâm dịch trên thế giới, trong đó có Vũ Hán, Trung Quốc. Thành phố này vừa chứng kiến một ổ dịch mới với 5 ca nhiễm hôm 11/5. Còn tại Hàn Quốc, ổ dịch mới có liên quan đến 5 quán bar và hộp đêm tại Itaewon. Tại Đức, số ca nhiễm cũng đang tăng trở lại sau khi nước này nới lỏng một số biện pháp hạn chế dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và Úc-Trung leo thang cũng là các yếu tố hỗ trợ cho vàng.
Mặt hàng kim loại quý được dự báo sẽ còn tăng mạnh do các mức kích thích tiền tệ ở mức kỷ lục, cao gấp nhiều lần so với những gì đã được thực hiện trong năm 2008.
Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 12/5 đa số các cửa hàng vàng giữ giá vàng 9999 gần như không đổi ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.
Kết thúc phiên giao dịch 12/5, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 47,80 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,10 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 47,95 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,37 triệu đồng/lượng (bán ra).
Thị trường tài chính 24h: Càng nghi ngờ, chứng khoán càng bật tăng
VN-Index tăng lên gần 780 điểm; Thế giới bung tiền, cửa sáng cho giá vàng; Tìm cổ phiếu rủi ro thấp, lợi nhuận cao; Dòng tiền trong nước: Băn khoăn sức bền; Tundra Vietnam Fund: Quy mô teo tóp; Chứng khoán châu Á điều chỉnh nhẹ; Bí kíp kiếm tiền tại thị trường chứng khoán Trung Quốc: Không làm gì cả!...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 15/4 giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 200.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 47,50 - 48,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 13,7 USD lên 1.726 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đã hạ nhiệt chạm gần 1.705 USD/ounce trước khi bật trở lại về quanh 1.720 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 5 trên sàn Comex New York giảm gần 21 USD xuống 1.737 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,69% lên 99,57 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 15/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.227 đồng, tăng 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.350 - 23.530 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,60 USD (-2,98%), xuống 19,51 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,18 USD (-3,99%), xuống 28,42 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tăng gần 10 điểm
Sau nửa đầu phiên sáng lình xình, 2 chỉ số chính đã bứt lên trong nửa cuối phiên với sắc xanh chiếm thế áp đảo.
Bước vào phiên chiều, lực cầu tục duy trì tốt giúp VN-Index nới rộng đà tăng lên chinh phục ngưỡng 780 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán tại đây khá lớn, trong khi lực cầu chưa đủ tự tin, khiến VN-Index thoái lui, nhưng đóng cưa vẫn tăng gần 10 điểm.
Nhiều bluechip tăng mạnh như SAB 6,69%; BVH 5,19%; STB 5,9%; TPB 5,48%; CTG 3,39%, HDB 3,25%...
Nhóm cổ phiếu thị trường tiếp tục sôi động với HSG, AMD, AAA, HHS, TVB, FRT, QCG, HCD, HDG, TDH tăng kịch trần.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 6,34 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 200,66 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 15/4: VN-Index tăng 9,81 điểm ( 1,28%), lên 777,22 điểm; HNX-Index tăng 1,18 điểm ( 1,1%), lên 108,33 điểm; UPCoM-Index tăng 0,73 điểm ( 1,44%), lên 51,51 điểm.
Chứng khoán Việt Nam hòa nhịp cùng chứng khoán thế giới, bất chấp những quan ngại về việc kết quả của doanh nghiệp sụt giảm, đà tăng vẫn được giữ vững.
Chứng khoán Mỹ
Theo dữ liệu thương mại vừa công bố của Trung Quốc, xuất khẩu tháng 3 của nước ngày chỉ giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước, ít hơn mức dự báo là giảm 14%. Nhập khẩu chỉ giảm 0,9% trong kỳ, cũng ít hơn so rất nhiều so với mức dự báo giảm 9,5%.
Dữ liệu này khiến giới đầu tư kỳ vọng nền kinh tế thế giới sẽ sớm phục hồi trở lại, nên mạnh dạn đổ tiền vào thị trường chứng khoán, phố Wall theo đó tăng mạnh phiên ngày thứ Ba.
Kết thúc phiên 14/4, chỉ số Dow Jones tăng 558,99 điểm ( 2,39%), lên 23.949,76 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 84,43 điểm ( 3,06%), lên 2.846,06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 323,32 điểm ( 3,95%), lên 8.515,74 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ, do áp lực chốt lời gia tăng sau khi chạm mức cao nhất trong một tháng vào phiên hôm qua.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,45% xuống 19.550,09 điểm. Chỉ số Topix gần như không thay đổi ở mức 1.434,07 điểm với thanh khoản tăng lên mức cao nhất trong một tuần ở mức 2,528 nghìn tỷ yên.
Mặc dù thị trường chung giảm điểm, nhưng các nhà đầu tư vẫn giữ lại các cổ phiếu phòng thủ như chăm sóc sức khỏe, trong khi nhiều cổ phiếu theo chu kỳ với triển vọng tăng trưởng tương đối yếu, như ngân hàng, vận tải và sản xuất thép đồng loạt giảm.
Theo đó, nhóm tài chính với Mitsubishi UFJ giảm 2,6% Sumitomo Mitsui mất 2,1%, Mizuho giảm 2,8%. Các nhà sản xuất thép giảm 2,6%, với Nippon Steel giảm 3,7% và vận tải mất 3,7%.
Chứng khoán Trung Quốc cũng điều chỉnh nhẹ, bất chấp có thêm thông tin từ Ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,57% xuống 2.811,74 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,74% xuống 3.797,36 điểm.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm thứ Tư đã tuyên bố cắt giảm lãi suất cho cơ sở cho vay trung hạn (MLF) cho các tổ chức tài chính thêm 20 điểm cơ bản xuống 2,95%, mức thấp kỷ lục, một trong những nỗ lực chống lại tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết hôm thứ Ba rằng, nền kinh tế toàn cầu đang trên đà suy thoái mạnh nhất kể từ những năm 1930 trong năm nay. IMF đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2020 xuống còn 1,2% từ mức 6% trong dự báo đưa ra vào đầu năm.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, sau khi giới đầu tư cảm thấy bất an với dự báo về nền kinh tế thế giới trong năm nay của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Đóng của, Hang Seng-Index giảm 1,19% xuống 24.145,34 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,25% xuống 9.724,70 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 3,8%, ngành CNTT tăng 0,32%, tài chính giảm 1,37% và bất động sản giảm 1,52%.
Chứng khoán Hàn Quốc đóng cửa nghỉ giao dịch ngày tổng tuyển cử.
Kết thúc phiên 15/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 88,72 điểm (-0,45%), xuống 19.550,09 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 16,11 điểm (-0,57%), xuống 2.811,17 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 290,06 điểm (-1,19%), xuống 24.145,34 điểm.
Thạch Bắc
Giá vàng tăng mạnh theo đà tăng giá thế giới Lúc 8h30 sáng 15/4, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji vẫn niêm yết ở mức: 47,80 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,50 triệu đồng/lượng (bán ra), không đổi ở cả 2 chiều mua vào và chiều bán ra so với cuối phiên chiều 14/4. Ảnh minh họa. Cùng thời điểm, Công ty vàng bạc đá quý...