Giá vàng hôm nay 11/6: Trong nước, thế giới tăng cao
Tới 8h30 sáng 11/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.734 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 năm 2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.743 USD/ounce.
Đêm 10/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay lên trên ngưỡng 1.723 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 năm 2020 trên sàn Comex New York ở mức 1.729 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay cao hơn 34,3% (434 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 47,7 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 900 ngàn đồng so với vàng trong nước.
Giá vàng thế giới tục tăng mạnh trong bối cảnh nước Mỹ chưa thể ngừng bơm tiền để vực dậy nền kinh tế. Hàng ngàn tỷ USD sẽ là áp lực với đồng bạc xanh nhưng là động lực cho vàng.
Khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) duy trì lãi suất cơ bản ở mức 0- 0,25% trong cuộc họp là lớn. Giới đầu tư cũng đánh cược cơ quan này sẽ tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản dưới mức 0,5% cho đến năm 2022 khi mà nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ phải mất 1-2 năm mới có thể quay trở lại trạng thái trước khi đại dịch bùng phát.
Bên cạnh đó, Fed dự báo nền kinh tế của Mỹ sẽ tăng trưởng âm 6,5% trong năm 2020, một năm chứng kiến sự tạm ngừng chưa từng có của các hoạt động kinh doanh nhằm chống chọi với đại dịch virus corona. Tuy nhiên, Fed dự báo kinh tế Mỹ có thể đạt được đà tăng trưởng 5% trong năm 2021 và 3,5% vào năm 2022.
Cơ quan này cũng cho biết sẽ tiếp tục tăng cường nắm giữ trái phiếu với mục tiêu mỗi tháng sẽ mua vào 80 tỉ USD trái phiếu Chính phủ và 40 tỉ USD chứng khoán thế chấp…
Tính tới 8h30 sáng 11/6, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 48,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,70 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 100 ngàn đồng ở chiều mua vào và tăng 120 ngàn đồng chiều bán ra so với cuối phiên liền trước.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 48,52 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,89 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 100 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và chiều bán ra so với cuối phiên giao dịch 10/6.
Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền cuồn cuộn chảy vào chứng khoán
VN-Index áp sát mốc 900 điểm; Tiếp tục gỡ khó giãn nợ vay cho khách hàng; Margin nóng theo dòng chảy tiền mới; Sóng ngắn tin đồn; Dòng tiền vẫn khỏe; Chứng khoán châu Á tiếp tục nới rộng đà tăng; Chứng khoán Hồng Kông tìm luồng sinh khí mới...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Video đang HOT
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 8/6 tăng 30.000 đồng/lượng chiều mua vào nhưng giảm 20.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng 70.000 đồng/lượng, hiện niêm yết ở mức 48,35 - 48,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 28,9 USD xuống 1.684 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá nhích dần và lên gần 1.695 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 7 trên sàn Comex New York tăng 16,7 USD lên 1.695,2 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,05% xuống 96,89 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 8/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.240 đồng, giảm 5 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.140 - 23.320 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,28 USD ( 0,71%), lên 39,83 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,41 USD ( 0,97%), lên 42,71 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
Thanh khoản gia tăng VN-Index tiếp cận mốc 900 điểm
Đà tăng của thị trường tiếp tục mạnh lên hơn trong phiên sáng nay khi được tiếp thêm động lực sau thông tin Quốc hội chính thức thông qua EVFTA và EVIPA. VN-Index theo đó thẳng lên mốc 900 điểm.
Bước sang phiên chiều, sau khi nới đà đi lên, thị trường đã dần hạ nhiệt do sự suy yếu của một số bluechip. Mặc dù có nỗ lực về cuối phiên nhưng VN-Index vẫn lỗi hẹn với ngưỡng 900 điểm khi đóng cửa.
Một số mã lớn trở nên suy yếu như VCB, VHM chỉ còn tăng trên dưới 0,5%, VIC, CTG và SAB cũng chỉ còn tăng hơn 1%.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, các mã nhà FLC như ROS, FLC, AMD, KLF vẫn nóng khi đều tăng kịch trần, trong đó ROS khớp 44,37 triệu đơn vị và dư mua trần 11,56 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, HQC, ITA, HSG, DLG, HAG, HHS, IDI, TTF, ASM, SCR, TTB, EVG..cúng đóng cửa trong sắc tím.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 13,72 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 373,65 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 8/6: VN-Index tăng 13,7 điểm ( 1,55%), lên 899,92 điểm; HNX-Index tăng 2,02 điểm ( 1,71%), lên 120,1 điểm; UpCoM-Index tăng 0,87 điểm ( 1,54%), lên 57,3 điểm.
Theo báo cáo, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 5 giảm xuống còn 13,3% từ mức kỷ lục 14,7% trong tháng 4.
Cũng theo báo cáo, trong tháng 5 có 2,51 triệu việc làm được tạo ra trong lĩnh vực phi nông nghiệp, sau khi sụt giảm kỷ lục 20,7 triệu việc làm trong tháng 4. Trong khi đó, các nhà kinh tế dự báo sẽ có thêm 8 triệu việc làm bị mất trong tháng 5, nâng tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ lên mức kỷ lục 19,8%.
Thông tin kinh tế tích cực trên cùng với đà tăng mạnh của giá dầu thô sau khi OPEC thông báo gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng kỷ lục đến tháng 9 thay vì đến tháng 7 như ban đầu đã giúp phố Wall có phiên giao dịch thăng hoa cuối tuần.
Kết thúc phiên 5/6, chỉ số Dow Jones tăng 829,16 điểm ( 3,15%), lên 27.110,98 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 81,58 điểm ( 2,62%), lên 3.193,93 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 198,27 điểm ( 2,06%), lên 9.814,08 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục tăng nhờ động lực từ phiên thăng hoa của phố Wall phiên cuối tuần trước.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,37% lên 23.178,10 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,13% lên 1.630,72 điểm.
Phản ánh niềm tin vào sự hồi sinh của nền kinh tế toàn cầu tăng lên, đồng yên trú ẩn đã tiếp tục giảm so với đồng USD ở mức 109,85 yên/USD, mức cao nhất trong hơn 2 tháng qua.
Đồng yên yếu hơn thúc đẩy các nhà sản xuất Nhật Bản với 2 cổ phiếu lớn của Nissan và Mazda lần lượt tăng 7,8% và 5,7%.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ dài hạn tăng mạnh vào thứ Sáu cũng khiến nhóm cổ phiếu tài chính nhảy vọt với Dai-ichi Life Holdings đã tăng 6,5% và Mitsubishi UFJ (MUFG) tăng 4,5%.
Sau tin OPEC đống cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô, các công ty khai thác dầu khí hàng đầu của nhật Inpex và Japan Petroleum Exploration lần lượt tăng 5,1% và 3,8%, trong khi các nhà bán buôn dầu JXTG Holdings và Idemitsu Kosan Showa Shell tăng 2,7% và 3%.
Chứng khoán Trung Quốc nhích nhẹ, khi dữ liệu xuất nhập khẩu trong nước yếu kém đã củng cố hy vọng về việc có thêm nhiều biện pháp kích thích chính sách hơn nữa từ chính phủ để củng cố nền kinh tế.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,24% lên 2.937,77 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,52% lên 4.021,95 điểm.
Sau khi tăng bất ngờ 3,5% trong tháng 4, xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 3,3% trong tháng 5, thấp hơn nhiều so với mức 7% được Reuters dự báo trước đó.
Còn nhập khẩu tháng 5 trượt dốc 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức giảm 14,2% trong tháng 4 và đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2016.
Trước đó, các nhà kinh tế dự báo với Reuters rằng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm 9,7% trong tháng 5.
Chứng khoán Hồng Kông đảo chiểu và suýt đánh mất tham chiếu khi giới đầu tư chốt lời mạnh nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng chưa đến 0,03% lên 24.776,77 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,57% xuống 10.008,88 điểm.
Trong phiên sáng, thị trường tích cực nhờ nhóm cổ phiếu vật liệu, xây dựng tăng 2,2% nhờ dự báo sẽ được hưởng lợi nhờ các chính sách mới của Trung Quốc về cơ sở hạ tầng.
Mặc dù vậy, thị trường về cuối phiên suy giảm do chịu áp lực chốt lời ở nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe, khi giảm 1,8%, do đã tăng mạnh 7,6% trong tuần trước.
Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng phiên thứ 7 liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 9 năm ngoái, khi dữ liệu việc làm của Mỹ tăng lên làm tăng hy vọng phục hồi kinh tế nhanh chóng
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,11% lên 2.184,29 điểm.
Cổ phiếu của Samsung Electronics Co Ltd giảm 1,08% khi Chủ tịch Jay Lee xuất hiện trước tòa án Hàn Quốc, chờ phán quyết về việc liệu các cáo buộc mới có khiến ông này phải trở lại nhà tù hay không.
Kết thúc phiên 8/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 314,37 điểm ( 1,34%), lên 23.178,10 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 6,97 điểm ( 0,24%), lên 2.937,77 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 6,36 điểm ( 0,23%), lên 24.776,77 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 2,42 điểm ( 0,11%), lên 2.184,29 điểm.
Giá vàng có thể tiếp tục tăng lên vùng đỉnh cao trong nhiều năm Giá vàng thế giới tiếp tục tăng và trên vùng đỉnh cao trong nhiều năm do đồng USD sụt giảm mạnh trong bối cảnh nước Mỹ chìm trong bất ổn nội bộ. Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 2/6 đa số các cửa hàng vàng giảm giá vàng 9999 khoảng 30 ngàn đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và...