Giá vàng giằng co, nhà đầu tư chạy sang chứng khoán
6h30 sáng nay 18/6, giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng 1.727 USD/ounce, tăng 1 USD/ounce so với hôm qua.
Giá vàng thế giới dù có nhiều điều kiện để tăng mạnh nhưng lại bị kìm hãm bởi sự tăng điểm của thị trường chứng khoán.
Chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ ba liên tiếp nhờ doanh số bán lẻ tăng 17,7% trong tháng 5 và kết quả thử nghiệm tích cực với thuốc chữa COVID-19.
Video đang HOT
Theo nhà phân tích thị trường Jeffrey Halley của OANDA, sự chú ý vẫn được hướng đến các thị trường khác, chủ yếu là chứng khoán. Tuy nhiên, những lo ngại về diễn biến của đại dịch khi chính quyền Bắc Kinh kéo dài lệnh đóng cửa sẽ hỗ trợ giá vàng trong ngắn hạn.
Căng thẳng địa chính trị và các biện pháp kích thích bổ sung từ nhiều ngân hàng trung ương toàn cầu cũng góp phần thúc đẩy giá kim loai quý.
Tuy nhiên, giá vàng cũng chịu thêm áp lực sau khi Mỹ công bố tổng mức bán lẻ trong tháng 5 tăng 17,7%, cao hơn gấp đôi so với dự báo trước đó. Thông tin trên Bloomberg cho thấy chính quyền ông Donald Trump đang tính bơm 1.000 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng để thúc đấy nền kinh tế. Đây cũng là một yếu tố tạo áp lực giảm giá lên vàng.
Giá vàng trong nước chốt phiên giao dịch ngày 17/6, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 48,40 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,58 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 48,25 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,62 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng thế giới giảm hơn 1% trong phiên 15/6
Giá vàng thế giới giảm hơn 1% trong phiên 15/6 khi đồng USD vẫn gần mức cao nhất trong 1 tuần qua, song vẫn ở trên mức 1.700 USD/ounce.
Vào lúc 1 giờ 04 phút ngày 16/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,2% xuống còn 1.726,61 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ giảm 0,6% xuống còn 1.727,20 USD/ounce.
Giá vàng thế giới giảm hơn 1% trong phiên 15/6. Ảnh: Reuters
Theo ông David Meger, Giám đốc phụ trách hoạt động giao dịch các kim loại của High Ridge Futures, kể từ sau cuộc họp chính sách lãi suất diễn ra trong hai ngày 9-10/6 vừa qua của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), thị trường vàng đã không nhận thêm được thêm "cú hích" nào khi cơ quan này không cắt giảm thêm lãi suất hay mua thêm tài sản. Kết thúc cuộc họp trên, Fed vẫn duy trì lãi suất chủ chốt trong biên độ mục tiêu 0-0,25%.
So với một giỏ các đồng tiền mạnh khác, đồng USD đã giảm giá song vẫn ở gần mức cao nhất trong hơn 1 tuần qua được ghi nhận trong phiên giao dịch trước đó.
Trong khi đó, Trung Quốc - khởi điểm của dịch COVID-19 - đã ghi nhận hàng chục ca mắc COVID-19 mới trong vài ngày gần đây, trong khi số ca mắc COVID-19 mới tiếp tục gia tăng ở nhiều bang của Mỹ.
Trong khi đó, theo nhà phân tích Ole Hansen của Saxo Bank, lạm phát đang giảm mạnh trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng sụt giảm và các nước chậm mở cửa trở lại nền kinh tế đã tác động tiêu cực tới nhu cầu đối với vàng.
Trên thị trường các kim loại khác, giá palladium tăng 1% lên 1.937,97 USD/ounce, giá bạch kim tăng 1,6% lên 818,53 USD/ounce, sau khi chạm mức thấp nhất trong 1 tháng là 780,05 USD/ounce. Còn giá bạc giảm 0,3% xuống còn 17,38 USD/ounce, sau khi đã rơi xuống mức thấp nhất trong gần 3 tuần qua là 16,93 USD/ounce.
Còn tại Việt Nam, vào lúc đóng cửa ngày giao dịch 15/6, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 48,38-48,74 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra)./.
Sau khi đạt đỉnh, giá vàng đi xuống do áp lực chốt lời Giá vàng thế giới hôm nay (12/6) giảm nhẹ sau khi giá vàng lên đỉnh do các nhà đầu tư đua nhau chốt lời. 6h30 sáng nay, giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng 1.728 USD/ounce, giảm 9 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua. Giá vàng giảm sau khi tăng mạnh vào hôm qua, khi các nhà đầu tư chốt...