Giá vàng giảm trong bối cảnh đồng USD vững giá và chứng khoán tăng
Một diễn biến khác cũng gây thêm sức ép lên thị trường vàng là việc Ngân hàng trung ương Nga thông báo sẽ dừng mua vàng từ ngày 1/4 và không giải thích lý do đằng sau quyết định này.
Vàng trang sức được bày bán tại Khartoum, Sudan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Giá vàng thế giới giảm trong phiên 31/3 khi đồng USD vững giá và thị trường chứng khoán đi lên, nhờ hy vọng hoạt động kinh tế của Trung Quốc sẽ phục hồi.
Giá vàng giao ngay giảm 0,4%, xuống 1.615,61 USD/ounce vào lúc 13 giờ 54 phút (theo giờ Việt Nam).
Giá loại vàng này đã tăng 6,5% trong quý 1/2020 và tăng khoảng 2% trong tháng 3/2020. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ cũng giảm 0,4%, xuống 1.615,3 USD/ounce.
Người phụ trách chiến lược thị trường của công ty cung cấp dịch vụ tài chính AxiCorp, Stephen Innes, cho rằng đồng USD, lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và thị trường chứng khoán tăng đang gây sức ép lên giá vàng và xu hướng nghịch chiều giữa chứng khoán và vàng lại đang được tái lập.
Đồng USD lên giá so với các đồng tiền mạnh khác, khi các nhà đầu tư lường trước những bất ổn sẽ kéo dài và các chính phủ tăng cường các biện pháp phong tỏa cũng như triển khai các biện pháp tài khóa và tiền tệ để hạn chế tác động của dịch bệnh.
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán châu Á phục hồi khi số liệu tích cực về hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc đưa đến hy vọng về sự phục hồi hoạt động kinh tế, trong khi lãi suất trái phiếu chính phủ dài hạn của Mỹ cũng tăng theo thị trường chứng khoán khi chính phủ nước này tiến hành hợp tác với các công ty để sản xuất đại trà vắcxin chống virus SARS-COV-2.
Một diễn biến khác cũng gây thêm sức ép lên thị trường vàng là việc Ngân hàng trung ương Nga thông báo sẽ dừng mua vàng từ ngày 1/4 và không giải thích lý do đằng sau quyết định này.
Tuy nhiên, nhà chiến lược Innes cho rằng quyết định đó không gây bất ngờ khi giá dầu giảm khiến nguồn thu từ dầu mỏ mà Ngân hàng trung ương Nga dùng để mua vàng sẽ giảm.
Nếu giá dầu tiếp tục giảm sút, ngân hàng trung ương của các nước xuất khẩu dầu khác có thể cũng sẽ có quyết định tương tự.
Giá dầu vẫn ở mức thấp nhất trong gần 18 năm khi các nhà máy đóng cửa do dịch khiến nhu cầu giảm sút.
Với các kim loại khác, giá bạch kim tăng 0,1%, lên 724,15 USD/ounce, trong khi giá paladi giảm 0,7%, xuống 2.311,73 USD/ounce, còn giá bạc giảm 0,1%, xuống 14,1 USD/ounce.
Video đang HOT
Tại Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch 31/3, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 47,1 – 48,3 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra)./.
Lê Minh
Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán trong nước "bốc hơi" 219 điểm trong tháng 3
VN-Index gần như không đổi phiên cuối tháng 3; Dừng bảo hiểm Covid-19 vì nhiều yếu tố khó lường; Nhà đầu tư sốt ruột với lộ trình T 0; Giao dịch bằng thuật toán: Chất xúc tác làm chứng khoán rơi nhanh; Chốt kế hoạch 2020, nhiều doanh nghiệp quyết tăng trưởng cao; Chứng khoán châu Á đa sô hồi phục sau khi Trung Quốc công bố PMI tháng 3; 3 tháng nữa, thế giới hết chỗ chứa dầu...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 31/3 giảm 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 100.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 47,00 - 48,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua Mỹ giảm 4,6 USD xuống 1.623,4 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, vàng tiếp tục giảm và xuống 1.590 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,51% lên 99,69 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 31/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.235 đồng, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.500 - 23.660 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,17 USD ( 5,82%), lên 21,26 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,78 USD ( 2,95%), lên 27,20 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index mất 25% trong tháng 3
Sau phiên sáng khởi sắc, nhiều nhà đầu tư đã kỳ vọng thị trường sẽ có phiên hồi phục mạnh, bù đắp cho mất mát lớn của phiên đầu tuần. Tuy nhiên, lực cung giá thấp ồ ạt dâng cao trong phiên chiều khiến VN-có thời điểm mất gần 29 điểm, trước khi trở lại sắc xanh nhạt khi đóng cửa.
Như vậy, trong tháng 3 này, VN-Index đã bay mất hơn 219 điểm, tương ứng gần 25%.
Rổ VN30 ghi nhận 4 mã giảm sàn VPB, ROS, EIB và CTD, cùng STB -4,5%; CTG -2,8%; PNJ -2,9%.
Tăng điểm đáng kể có HPG, 3,1%; HDB 3,2%; BVH 2,8%; VIC 2,5%; PLX 2; VCB 1,6%.
Nhóm cổ phiếu thị trường la liệt nằm sàn và đa số trắng bên mua như AMD, FLC, HAI, DXG, SCR, ASM, IDI, DRH, OGC, LMH, TNI, BCG, JVC, HAR, FTM...
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 17,51 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 414,95 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 31/3: VN-Index tăng 0,27 điểm ( 0,04%), lên 662,53 điểm; HNX-Index giảm 0,65 điểm (-0,69%), xuống 92,64 điểm; UpCoM-Index tăng 0,11 điểm ( 0,22%), lên 47,74 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Nhận thấy nhiều cổ phiếu đang ở mức giá rẻ và sẽ được hưởng lợi lợi từ các gói kích thích kinh tế, giới đầu tư đã xuống tiền săn hàng trong phiên giao dịch đầu tuần mới, đặc biệt là nhóm cổ phiếu sản xuất thiết bị y tế và công nghệ.
Lực cầu săn hàng giá rẻ đã giúp phố Wall hồi phục mạnh trong phiên đầu tuần mới, lấy lại được gần hết những gì đã mất trong phiên trước đó.
Kết thúc phiên 30/3, chỉ số Dow Jones tăng 690,70 điểm ( 3,19%), lên 22.327,48 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 85,18 điểm ( 3,35%), lên 2.626,65 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 271,77 điểm ( 3,62%), lên 7.774,15 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đã giảm do lo ngại rằng Tokyo có thể tiếp bước một số thành phố lớn trên thế giới phong tỏa.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,88% xuống 18.917,01 điểm. Chỉ số này đã giảm 10,5% trong tháng 3, mức giảm lớn nhất trong 1 tháng kể từ tháng 5/2010 và giảm 20% từ đầu năm đến nay, ghi nhận quý tồi tệ nhất kể từ cuối năm 2008.
Chỉ số Topix giảm 2,26% xuống 1.403,04 điểm, với chỉ 2 trên 33 chỉ số phụ tăng điểm.
Tâm lý thị trường đã có một chút nhẹ nhõm vào buổi sáng khi chỉ số PMI nhà máy Trung Quốc bất ngờ tăng vào tháng 3, nhưng đà đi lên của thị trường không kéo dài do lo ngại Tokyo sẽ là thành phố bị phong tỏa đầu tiên trên cả nước để hạn chế sự lây lan của Covid-19.
Điều này lại khiến nhóm cổ phiếu liên quan đến internet tăng vọt với Nhà cung cấp dịch vụ hội nghị trên web / TV V-cube Inc tăng 10%, trong khi Cybozu Inc tăng 9,2%.
Ở những nơi khác, JSR Corp đã tăng 8% sau khi ValueAct Capital của Mỹ cho biết họ đã mua được hơn 16,5 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 7% của nhà sản xuất vật liệu chip và màn hình này.
Chứng khoán Trung Quốc đã có thời điểm tăng mạnh sau khi báo cáo chỉ số PMI tốt hơn dự kiến, nhưng sự lo ngại quay trở lại về nền kinh tế toàn cầu rơi sâu đã kéo chỉ số hạ nhiệt.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,11% lên 2.750,30 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,33% lên 3.686,16 điểm.
Tác động của dịch Covdi-19 lan nhanh đã Shanghai Composite giảm 4,5% trong tháng 3 và 9,8% trong quý đầu tiên của năm 2020. Trong khi CSI300 giảm 6,4% so với tháng trước và 10% trong quý này.
Cả hai chỉ số đánh dấu tháng tồi tệ nhất của họ kể từ tháng 5 năm ngoái và quý tồi tệ nhất kể từ quý IV/2018.
Trung Quốc đã công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực chế tạo trong tháng 3 đạt 52,0 điểm.Đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động chế tạo của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã mở rộng và trái với dự đoán chỉ số PMI lĩnh vực này sẽ sụt giảm.
Trước đó, các nhà phân tích dự báo với Reuters rằng chỉ số PMI lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc chỉ đạt 45 điểm trong tháng 3.
Chứng khoán Hồng Kông đã tăng khá tốt, khi dữ liệu PMI sản xuất ở Đại lục cho thấy nền kinh tế Trung Quốc có thể đang hồi phục sau cú sốc Covid-19.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,85% lên 23.603,48 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,05% lên 9.594,77 điểm.
Nhưng Hang Seng đã giảm 9,7% trong tháng 3, đánh dấu tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 10/2018. Tổng cộng giảm 16,3% trong quý đầu tiên năm nay, mức giảm hàng quý lớn nhất kể từ quý 3/2015.
Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng hơn 2% khi các nhà đầu tư ưa thích rủi ro đã mua mạnh cổ phiếu, nhờ kỳ vọng về gói gói kích thích khác của Mỹ sẽ tới và dữ liệu cho thấy sự phục hồi trong hoạt động của nhà máy Trung Quốc.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 2,19% lên 1.754,64 điểm. Nhưng trong tháng 3 vẫn giảm tới 11,69% và giảm 20,2% trong quý I năm nay, mức giảm lớn nhất kể từ quý IV/2008.
Giá cổ phiếu có thể sẽ tiếp tục biến động mạnh trong quý II do vẫn còn nhiều điều có khả năng gây sốc khác, Lee Kyoung-min, nhà phân tích của Daeshin Investment & Securities cho biết.
Kết thúc phiên 31/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 167,96 điểm (-0,88%), xuống 18.917,01 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 3,08 điểm ( 0,11%), lên 2.750,30 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 428,37 điểm ( 1,85%), lên 23.603,48 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 37,52 điểm ( 2,19%), lên 1.754,64 điểm.
Vàng SJC vượt 48 triệu đồng/lượng, VN-Index giảm gần 34 điểm, tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng Mặc dù giá vàng thế giới lùi về sát 1.600 USD/ounce nhưng giá vàng SJC trong nước ngày 30-3 tiếp tục tăng khoảng 600.000 đồng, vượt xa 48 triệu đồng/lượng. Ghi nhận giá vàng SJC vào khoảng 15 giờ 30 tại TPHCM, Công ty SJC niêm yết vàng SJC ở mức 47,5 triệu đồng/lượng mua vào và 48,5 triệu đồng/lượng bán ra, tăng...