Giá vàng đầu tuần tăng nhẹ
Mở cửa phiên sáng 18/1, giá vàng SJC trong nước tăng nhẹ trong khi vàng thế giới vẫn đứng im sau khi kết thúc 1 tuần trượt dốc.
Cụ thể, lúc 8h30 sáng nay (18/1), Công ty VBĐQ Sài Gòn công bố giá mua – bán vàng SJC ở ngưỡng 32,67 – 32,93 triệu đồng/lượng, tăng nhẹ so với chốt phiên cuối tuần.
Cùng thời điểm, giá bán lẻ vàng miếng SJC được Tập Đoàn DOJI niêm yết ở mức 32,83 triệu đồng/lượng, và bán ra là 32,90 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC nhích nhẹ phiên đầu tuần. (Ảnh minh họa: Internet)
Trên thị trường thế giới, giá vàng giao trên sàn Kitco thời điểm 6h30 sáng (theo giờ Việt Nam) duy trì mức 1.090,30 USD/ounce.
Theo Kitconews, giá vàng giao kỳ hạn tháng 2 trên sàn Comex đứng vững ở ngưỡng 1.090,20 USD/ounce sau 1 tuần trượt dốc mạnh, mất tới 13,9 USD/ounce.
Bày tỏ lạc quan về giá vàng tuần này, giới chuyên gia cho rằng, giá vàng sẽ bám sát vào diễn biến của thị trường chứng khoán toàn cầu, cũng như biến động của giá dầu thô và USD.
Video đang HOT
Giá vàng được dự đoán sẽ tăng trên 1.100 USD/oz trong tuần tới
VOV.VN – Giới đầu tư lạc quan về giá vàng tuần tới khi căn cứ vào diễn biến của thị trường chứng khoán toàn cầu cũng như biến động của giá dầu thô.
Ngoài ra, nhà đầu tư sẽ tiếp tục giám sát dữ liệu kinh tế từ các đầu mối, theo dõi thời điểm Ủy ban thị trường mở liên bang Mỹ (FOMC) tăng lãi suất cũng như các xung đột địa chính trị bùng phát./.
Trần Ngọc
Theo_VOV
Chênh vênh vàng miếng SJC!
Nếu như các mặt hàng thiết yếu điện, than, xăng dầu đang vận hành khá trơn tru theo cơ chế thị trường, thì vàng lại đi ngược, nằm trong vòng kiểm soát chặt chẽ đầu vào - đầu ra như thời bao cấp. Người nắm giữ vàng hiện đối mặt nguy cơ rủi ro giá biến động lớn, khó tiêu thụ và bị mất giá...
Hai năm qua, cơn sốt giá vàng đã tạm lắng, giá vàng liên tục giảm sâu khiến những người dân, doanh nghiệp có nhu cầu vay mượn, giao dịch bằng vàng đã nhẹ bớt gánh lo. Tuy vậy, gần đây việc công ty vàng bạc đá quý SJC ngừng thu mua vàng miếng một chữ cái, vàng móp méo lại gây chấn động thị trường. Người dân lũ lượt xếp hàng chờ bán vàng trong tình cảnh bị từ chối mua, bị ép giá, tính phí cao...
Sau khi Ngân hàng Nhà nước cấp hạn mức gia công vàng cho SJC thì hoạt động thu mua mới trở lại bình thường. Câu chuyện này đặt ra một băn khoăn về cơ chế điều hành sản xuất, cung ứng, thu mua vàng miếng SJC tại đơn vị độc quyền gia công vàng đang "có vấn đề".
Phí "thay áo" cho vàng đắt đỏ
Qua tìm hiểu được biết, vàng miếng SJC một chữ cái (chữ trên seri vàng miếng) là loại vàng miếng cũ, được sản xuất và đưa vào lưu thông từ 15 năm trước. Đến năm 2014, khi công ty vàng bạc đá quý SJC được NHNN chọn là đơn vị gia công độc quyền thương hiệu vàng miếng quốc gia SJC thì sản xuất loại vàng miếng hai chữ cái. Còn chất lượng vàng vẫn đạt tiêu chuẩn 99,99%, đủ điều kiện lưu thông, giao dịch thanh toán...
Trong quá trình lưu thông, vàng miếng SJC có thể bị móp méo, cong vênh (loại một chữ cái không có bao bì) thì đơn vị thu mua vàng sẽ tính phí để gia công lại, thay bao bì nhãn mác... Còn nhớ, phía công ty SJC cũng từng tiết lộ chi phí gia công mà SJC được nhận chỉ là 50.000 đồng/lượng vàng.
Hơn nữa, toàn bộ nguồn đầu vào - đầu ra qua hệ thống máy dập vàng đều do NHNN kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt. Thực chất, công ty SJC chỉ đóng vai trò là đơn vị gia công vàng miếng theo hạn mức hàng năm, thời điểm sản xuất, nguồn vàng nguyên liệu do NHNN quyết định, chỉ định thực hiện.
Vừa qua, khi công ty SJC thông báo ngừng thu mua vàng miếng một chữ cái, vàng móp méo đã lập tức gây xáo trộn thị trường, hoang mang tâm lý cho người dân. Nhiều đại lý, cửa hàng vẫn chấp nhận thu mua vàng miếng SJC một chữ cái song lại tính phí cao tới 300.000-400.000 đồng/lượng, gây bức xúc.
Những thông tin "nhỏ giọt" phát đi từ NHNN chi nhánh Tp.HCM và đơn vị sản xuất vàng cho biết là do "hết hạn mức gia công vàng", SJC bị tồn hơn 2.000 lượng vàng nên đang bị đọng vốn, thiệt hại rủi ro giá vàng giảm... Nếu số vàng tồn kho này không được đưa ra thị trường thì SJC sẽ không có vốn để tiếp tục thu mua vàng cũ, vàng móp méo từ người dân cần bán.
Trong khi đó, NHNN lại khá "đủng đỉnh" khi cấp hạn mức gia công mới cho công ty SJC. Đến giữa tháng 12/2015, NHNN cấp bổ sung hạn mức gia công 4.000 lượng vàng. Trước những diễn biến "nóng" của thị trường vàng, đến 12/1/2016, NHNN mới cấp hạn mức cho phép SJC gia công 30.000 lượng vàng miếng trong 6 tháng đầu năm. Đến lúc này, hoạt động thu mua vàng miếng SJC một chữ, vàng móp méo mới trở lại bình thường.
NHNN cấp hạn mức cho phép SJC gia công 30.000 lượng vàng miếng trong 6 tháng đầu năm.
Ai "chôn" vốn vì vàng?
Từ khi Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng được thực thi (năm 2012) đến nay, giá vàng đã được kiểm soát theo xu hướng giảm dần, thu hẹp khoảng cách với giá vàng thế giới. Đáng chú ý, vàng miếng SJC trở thành thương hiệu độc quyền quốc gia nên luôn có mức giá cao hơn vàng miếng của các thương hiệu khác khoảng 300.000 đồng/lượng. Điều này đã tạo nên một thị trường giao dịch vàng miếng SJC riêng, làm cơ sở tham chiếu giá vàng phi SJC hàng ngày.
Sự độc quyền vàng SJC đã và đang tạo ra những kết quả tích cực cho thị trường, kiểm soát giá vàng, chống đô la hoá, vàng hoá... Song, hoạt động sản xuất, gia công vàng miếng SJC đang bộc lộ những điểm hạn chế, khó hiểu.
Thứ nhất, khi hết hạn mức gia công vàng miếng, vì sao SJC lập tức tuyên bố ngừng thu mua vàng miếng một chữ cái, vàng móp méo mà không phải là vàng loại hai chữ cái? Sự phân biệt đối xử giữa vàng cũ - mới khiến người nắm giữ vàng lâu năm cảm thấy hoang mang, mất niềm tin vào chính sách thu mua vàng. Thứ hai, công ty SJC lo sợ việc thu mua thêm vàng làm tăng lượng tồn kho, bị thiệt hại vì rủi ro giá giảm sâu. Các đại lý, cửa hàng vàng cũng lo sợ điều này, dẫn tới tính phí thu mua lại vàng cũ rất cao. Hành động này vô hình chung đã làm "hạ giá" vàng miếng SJC cả về thương hiệu và giá trị.
Hơn nữa, trong vòng 2 tuần đầu tháng 1/2016, giá vàng đã giảm khoảng 400.000 đồng/lượng, tính ra SJC sẽ bị "bốc hơi" khoảng 8 tỷ đồng từ hàng tồn kho (hơn 2.000 lượng). Lẽ ra doanh nghiệp này phải tự cân đối chi phí thiệt hại tồn kho hàng hoá của mình, thì lại "đẩy" phần thiệt sang cho người tiêu dùng.
Thứ ba, vì sao NHNN cấp hạn mức gia công 30.000 lượng vàng miếng cho SJC trong 6 tháng, thay vì hạn mức 12 tháng? Tính bình quân, mỗi tháng công ty SJC được phép gia công khoảng 5.000 lượng vàng, cao gấp đôi mức tồn kho vàng của SJC ngay ở thời điểm căng thẳng nhất.
Do đó, lý do sức ép "hết hạn mức gia công" nên ngừng thu mua vàng miếng xem ra là thiếu thuyết phục. Có thể đặt câu hỏi rằng công ty SJC thực chất bị tồn kho bao nhiêu vàng và bị "chôn" bao nhiêu vốn ở đây, có căng thẳng tài chính đến mức phải gây sức ép để xin quota sản xuất vàng?
Theo Thời báo Kinh doanh
Tại sao kinh doanh vàng SJC bị cho là không lành mạnh? SJC bị cho là đang kinh doanh không lành mạnh khi đề ra quy định phân biệt vàng 1 số và vàng 2 số. Là một chuyên gia hiểu và nghiên cứu sâu về thị trường vàng, ông Vũ Mạnh Hải - Chủ tịch Hội Kim hoàn Hà Nội đã nhấn mạnh với Dân Việt như vậy khi trao đổi về việc Công...