Giá vàng đảo chiều đi xuống phiên đầu tuần khi nhà đầu tư đẩy mạnh chốt lời
Sau khi leo lên mức cao kỷ lục, giá vàng thế giới đã đảo chiều đi xuống trong phiên giao dịch 3/8 do đồng USD mạnh lên và giới đầu tư tăng cường bán tháo chốt lời.
Vàng miếng được bán tại Dubai, UAE ngày 29/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự chú ý hiện giờ đang đổ dồn về cam kết của Chính phủ Mỹ hỗ trợ thêm cho người thất nghiệp trước tác động của dịch COVID-19.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá vàng giao ngay giảm 0,1%, xuống 1.972,52 USD/ounce, sau khi leo lên mức cao kỷ lục 1.984,66 USD/ounce trước đó trong cùng phiên. Giá vàng giao kỳ hạn gần như không biến động, đứng ở mức 1.986,30 USD/ounce.
Theo ông Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường của RJO Futures, cho biết sự rút lui của giá vàng trong phiên này chỉ mang tính kỹ thuật bởi khi giá vàng gần chạm mức 2.000 USD/ounce, giới đầu tư bán ra chốt lời, trong khi đồng USD mạnh lên khiến vàng “chững” giá.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi những dấu hiệu của một gói cứu trợ mới ở Mỹ, giữa lúc các nhà lập pháp Mỹ đang tranh luận về vấn đề này.
Video đang HOT
Giá vàng đã tăng khoảng 30% kể từ đầu năm đến nay, chủ yếu nhờ lãi suất thấp và các gói kích thích kinh tế mạnh tay từ các ngân hàng trung ương trên toàn cầu nhằm giảm bớt tác động kinh tế từ đại dịch.
Đồng USD tăng 0,3% trong phiên này, khiến vàng trở nên đắt đỏ đối với những nhà đầu tư đang nắm giữ các loại tiền tệ khác, trong khi hoạt động chế tạo của Mỹ đã đạt mức cao nhất trong một năm rưỡi qua trong tháng 7/2020.
Hiện số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 18 triệu, buộc nhiều thành phố lớn phải công bố các lệnh hạn chế mới để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Phiên này, giá bạc giảm 0,4%, xuống 24,26 USD/ounce, giá bạch kim tăng 1,1%, lên 916,66 USD/ounce, trong khi giá palladium đi ngang, đứng ở mức 2.091,11 USD/ounce.
Tại Việt Nam, vào cuối giờ chiều 4/8, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 56,75- 57,92 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Giá vàng châu Á giảm hơn 1% phiên cuối tuần
Trong phiên giao dịch chiều ngày 17/4, giá vàng giảm hơn 1% tại thị trường châu Á do nhu cầu mua vào các tài sản rủi ro tăng cao khi nước Mỹ đang lên những kế hoạch ban đầu để mở cửa trở lại nền kinh tế.
Ngoài ra, những dấu hiệu sớm cho thấy khả năng thành công loại thuốc điều trị thử nghiệm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cũng khiến các nhà đầu tư rời khỏi các "thiên đường trú ẩn an toàn" như vàng.
Một cửa hàng kim hoàn ở Yangon, Myanmar. Ảnh: THX/TTXVN
Chiều phiên này, tại thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay giảm 0,9%, xuống 1.701,99 USD/ounce, sau khi có thời điểm mất tới 1,9% vào đầu phiên. Tuy nhiên, tính tới thời điểm này của tuần giá vàng này tăng khoảng 0,5%, hướng tới tuần tăng giá thứ hai liên tiếp do lo ngại của nhiều nhà đầu tư về cuộc suy thoái tồi tệ nhất của nền kinh tế thế giới trong hàng thập kỷ qua do dịch COVID-19.
Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn cũng hạ 0,7% trong phiên này, xuống 1.718,80 USD/ounce.
Mặc dù đang tồn tại sự "không hài hòa tạm thời" giữa các thị trường tài chính và nền kinh tế thực, song việc Mỹ lên kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế cho thấy sự phục hồi từ cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 có thể diễn ra nhanh hơn dự tính, qua đó tạo sức ép giảm lên giá vàng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16/4 cho biết việc mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ sẽ diễn ra theo từng giai đoạn, với điều kiện tiên quyết là các bang ghi nhận sự suy giảm của COVID-19. Cụ thể, trong giai đoạn đầu, các địa điểm như nhà hàng và rạp chiếu phim có thể hoạt động trở lại cùng với quy định giãn cách xã hội chặt chẽ. Trong giai đoạn 2, việc hạn chế đi lại không thiết yếu có thể được dỡ bỏ và các trường học có thể mở cửa trở lại. Trong giai đoạn 3, những người dễ bị tổn hại sức khỏe có thể tái tương tác cộng đồng. Tờ New York Times đưa tin, Tổng thống Trump đã nói với Thống đốc các bang rằng một số bang có thể mở cửa trở lại vào ngày 1/5 hoặc sớm hơn.
Ngoài ra, thị trường kim loại quý và đồng USD trong phiên này cũng chịu tác động bởi thông tin thuốc điều trị thử nghiệm COVID-19 của Mỹ đã có những dấu hiệu tích cực.
Cùng ngày, thị trường cũng tiếp nhận dữ liệu mới từ kinh tế Trung Quốc cho hay nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã suy giảm trong quý I/2020, lần đầu tiên kể từ năm 1992, do ảnh hưởng của sụ bùng phát dịch COVID-19. Mặc dù vậy, sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng Ba lại giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2019, thấp hơn dự báo của giới phân tích.
Cũng trong phiên này, giá palladium tăng 2,1%, lên 2.199,18 USD/ounce. Giá bạc hạ 2,6%, xuống 15,21 USD/ounce, trong khi giá bạch kim mất 0,9%, xuống 776,21 USD/ounce.
Vào 15 giờ 40 phút, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 47,50-48,270 triệu/đồng (mua vào-bán ra).
Minh Trang
Giá vàng hôm nay 2/8: Vàng có tiếp tục "thăng hoa" trong tuần tới? Giá vàng hôm nay 2/8: Giá vàng thế giới và thị trường trong nước có thêm một tuần "thăng hoa" và được dự báo sẽ tăng tiếp trong tuần tới. Kết quả dự báo diễn biến giá vàng tuần tới. Theo kết quả khảo sát của Kitco, dù tỷ lệ dự báo đã thấp hơn tuần trước nhưng cả giới chuyên gia và...