Giá vàng đang ‘nín thở’ chờ thông tin mới
Các chuyên gia cho rằng, giá vàng trong thời gian tới khó lên lại 2.000 USD/ounce nhưng cũng không rớt dưới mốc 1.900 USD.
Giá vàng thế giới trong 3 ngày qua dao động xung quanh vùng giá 1.930 USD, mà mức thấp nhất là 1.918 USD. Sáng 7-9, giá vàng đã có lúc chạm mốc 1.939 USD/ounce, tương đương 54,5 triệu đồng/lượng.
Ông Bart Melek, Giám đốc chiến lược hàng hoá của Ngân hàng TD Securities (Canada), nhận định thị trường vàng đang chịu sức ép bởi đồng USD đang mạnh lên nhưng vẫn còn nhiều yếu tố hỗ trợ giá vàng. Vàng vẫn giữ giá hiện tại và sẽ tăng cho nên đây là thời điểm tốt để mua vàng vì các gói định lượng vẫn còn nguyên và lạm phát sẽ quay trở lại.
“Giá vàng đang chờ đợi thông tin liên quan đến các gói kích cầu để tăng giá trở lại” – ông Bart Melek nói.
Video đang HOT
Ông Bill Baruch, Chủ tịch Quỹ Blue Line Futures (Mỹ), cho biết thị trường đang trong tâm lý cẩn trọng nên giá vàng khó có thể phá vỡ mốc 2.000 USD và hiện nay mỗi khi giá vàng sụt giảm là cơ hội mua vào.
Theo ông Eugen Weinberg, Giám đốc nghiên cứu hàng hoá của Ngân hàng Commerzbank (Đức), hiện nay giá vàng sẽ vẫn không nhiều thay đổi. Ông cho rằng chưa có điều gì có thể đẩy vàng trở lại lên mức trên 2.000 USD, nhưng cũng không có yếu tố nào đủ đẩy giá vàng xuống dưới 1.900 USD.
Các chuyên gia cũng lưu ý, ngày 10-9 tới, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ có cuộc họp bàn về chính sách tiền tệ. Tại cuộc họp này, ECB sẽ quyết định giá trị đồng Euro so với USD, đặt ra các mục tiêu lạm phát nhằm kích thích kinh tế, gia tăng việc làm. Mọi động thái này đều ảnh hưởng đến giá vàng.
Tuần qua giá vàng giao dịch "điên loạn", lên đỉnh xuống đáy với biên độ rộng
Tuần qua, trái với những dự báo được đưa ra trước đó, giá vàng đã có tuần giao dịch "điên loạn", lên đỉnh xuống đáy với biên độ rộng sau khi nền kinh tế toàn cầu đang dần hồi phục trở lại.
Tuần qua giá vàng giao dịch "điên loạn", lên đỉnh xuống đáy với biên độ rộng.
Cụ thể, phiên giao dịch ngày (1/6) chứng kiến giá vàng tăng nhẹ do tình hình leo thang căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh cũng thúc giục các nhà nhà đầu tư hướng đến những tài sản an toàn như vàng, từ đó thúc đẩy giá kim loại quí.
Mức đà tăng kéo dài đến thứ Tư (3/6), căng thẳng giữa Mỹ -Trung Quốc vẫn chưa hạ nhiệt, hai nguồn tin của Reuters cho biết Trung Quốc yêu cầu các công ty quốc doanh tạm dừng mua đậu tương và thịt lợn quy mô lớn của Mỹ, với một nguồn trong đó nói rằng việc mua ngũ cốc và bông của Mỹ cũng bị đình trệ.
Giá vàng ngày 4/6 ghi nhận giá kim loại quý có phiên giao dịch giảm mạnh, trượt về ngưỡng 1.700 USD/Ounce chủ yếu do tâm lý lạc quan của nhà đầu tư đối với triển vọng phục hồi kinh tế và những gói hỗ trợ, kích thích kinh tế lên tới hàng trăm tỷ USD sẽ được chính phủ các nước triển khai. Chính tâm lý lạc quan này khiến nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào các tài sản rủi ro cao thay vì những tài sản bảo đảm như vàng.
Đà lao dốc của giá vàng tiếp tục được duy trì trong phiên giao dịch cuối tuần và khiến giá vàng hôm nay khép tuần giao dịch ở mức thấp nhất từ đầu năm 2020. Kết thúc tuần giao dịch (ngày 5/6), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.685,27 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 8/2020 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.688,6 USD/Ounce, giảm 38,8 USD/Ounce trong phiên.
Giá vàng thế giới lao dốc chủ yếu do thị trường chứng khoán Mỹ tăng đột biến trước dữ liệu việc làm tăng kỷ lục của nền kinh tế Mỹ. Theo số liệu vừa được Bộ Lao động Mỹ công bố, trong tháng 5, kinh tế Mỹ đã bổ sung 2,5 triệu việc làm, so với con số giảm 20,7 triệu kỉ lục của tháng 4 và khiến tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 13,3%. Trước đó, giới phân tích dự báo tỉ lệ thất nghiệp có thể tăng lên mức kỉ lục 19,8%.
Tại châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng đã quyết định tăng kế hoạch mua trái phiếu khẩn cấp thêm 600 tỷ Euro, cao hơn mức dự kiến 500 tỷ Euro, đưa quy mô gói hỗ trợ lên 1,35 tỷ Euro và mở rộng kế hoạch đến giữa năm 2021.
Lo ngại về một cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc cũng bị đẩy lùi Trung Quốc vẫn tiếp tục thực việc mua hàng hoá Mỹ theo thoả thuận thương mại giai đoạn 1 giữa 2 nước, đồng thời nới lỏng lệnh cấm bay với các hàng hàng không.
Tại thị trường vàng trong nước, tuần qua, giá vàng không có tăng giá đột biến, thị trường ghi nhận giao dịch trung bình. Giá vàng lên xuống khoảng 100- 200 nghìn đồng/lượng tuỳ theo diễn biến của vàng thế giới trong các phiên giao dịch trong tuần.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức 48,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,55 triệu đồng/lượng (bán ra). Trong khi đó, công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 48,23 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,65 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Giá vàng miếng SJC tại TPHCM niêm yết ở mức 48,63 triệu đồng/lượng. Hiện Công ty SJC (TPHCM) niêm yết giá vàng ở mức 48,25 - 48,65 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).
Giá vàng sẽ tăng lên 1.700 USD trong quý II? Các nhà phân tích cho rằng toàn bộ tác động tiêu cực của các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu trước ảnh hưởng dịch COVID-19 sẽ bộc lộ trong tuần đến và phản ánh vào giá vàng. Có khá nhiều yếu tố để đẩy giá vàng trong thời gian đến. Toàn cầu vẫn đang đối mặt một cách vất vả với...