Giá vàng đã biến động thế nào trong 15 ngày cách ly xã hội?
Thị trường vàng trong khoảng thời gian 15 ngày cả nước thực hiện cách ly toàn xã hội tăng giảm thất thường, có ngày mức chênh lệch lên tới 700.000 đồng/lượng so với phiên giao dịch liền trước.
Trong 2 tuần cả nước thực hiện cách ly toàn xã hội (từ 01-15/4), giá vàng trong nước biến động liên tục dựa theo diễn biến giá vàng thế giới. Những tin tức tiêu cực về tình hình kinh tế dưới tác động của dịch bệnh Covid-19 cũng như hàng loạt các gói kích thích khổng lồ từ khắp các ngân hàng trung ương và chính phủ các nước đè nặng lên tâm lý thị trường, khiến vàng tiếp tục hoạt động như một tài sản trú ẩn an toàn.
Cụ thể, giá vàng thế giới dao động trong biên độ rộng, từ 1.590 – 1.730 USD/ounce. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/4, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.716 USD/ounce (tương đương với hơn 48,5 triệu đồng/lượng quy đổi theo tỷ giá của Vietcombank), tăng hơn 120 USD/ounce so với ngày 1/4. Vàng kỳ hạn cũng có mức tăng ấn tượng, tăng gần 150 USD/ounce, hiện đứng ở mức trên dưới 1,750 USD/ounce.
Tại Việt Nam, vàng tiếp tục trụ vững ở mức cao trong suốt 15 ngày qua, từ 47,5 – 48,6 triệu đồng/lượng bán ra nhưng liên tục tăng giảm thất thường qua các ngày.
Diễn biến giá vàng SJC từ ngày 01 – 15/4 (ghi nhận đầu các buổi sáng)
Trong ngày đầu tiên thực hiện cách ly, giá vàng điều chỉnh giảm sâu tại một số hệ thống cửa hàng dù nhiều nơi đã tạm ngừng giao dịch để phòng tránh Covid-19. Trong đó vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn giảm 300.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua-bán, tại VBĐQ Phú Nhuận giảm trên dưới 500.000 đồng/lượng
Video đang HOT
Tuy nhiên đến đầu giờ giao dịch ngày 3/4, giá vàng trong nước tăng vọt trở lại theo đà tăng của giá vàng thế giới, chủ yếu là do Mỹ công bố có 6,6 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp – gấp đôi so với mức tăng dự kiến và là mức cao kỷ lục cho đến thời điểm đó, cho thấy nền kinh tế Mỹ đang bị tê liệt nghiêm trọng vì sự bùng phát của Covid-19. Các công ty vàng bạc đá quý trong nước đều điều chỉnh tăng từ 300 – 400 đồng/lượng, niêm yết giá vàng SJC ở mức 46,8 – 47,2 triệu đồng/lượng mua vào và 47,8 – 48,3 triệu đồng/lượng bán ra.
Đến ngày sáng 8/4 giá vàng lại quay đầu giảm mạnh khi vàng SJC chỉ còn 47,0 – 47,9 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Tối muộn ngày 9/4 theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới bật tăng 40 USD/ounce trước phản ứng với thông báo bơm thêm 2,3 nghìn tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế của Fed và khi nước này chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức kỷ lục. Tương tự, giá vàng trong nước tăng mạnh vào sáng ngày hôm sau là 10/4, điều chỉnh tới 500-600 nghìn đồng/lượng và giá mua vào – bán ra được niêm yết phổ biến ở mức lần lượt 47,7 và 48,6 triệu đồng/lượng.
Diễn biến giá vàng thế giới từ 1/4 – 15/4 (Nguồn: Kitco)
Những ngày sau đó, giá vàng thế giới vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao, trên 1.680 USD/ounce và đến hôm 13/4 vừa qua, vàng giao ngay đã vượt mốc 1.700 USD/ounce khi các nhà đầu tư hoảng loạn tìm đến kim loại trú ẩn an toàn vì lo ngại Covid-19 “giáng đòn nặng nề” vào nền kinh tế toàn cầu. Giá vàng trong nước hôm 13/4 neo phổ biến từ 48,0 – 48,4 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
Trong các ngày gần đây (từ 14-16/4), giá vàng trong nước tiếp tục được neo cao. Đến ngày 16/4 giá mua vào phổ biến là 47,5 – 47,6 triệu đồng/lượng, giá bán ra quanh mức 48,2 – 48,3 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới quy đổi theo tỷ giá Vietcombank tương đương với 48,9 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng trong nước khoảng 600 nghìn đồng/lượng.
Nhìn chung 2 tuần qua giá vàng tuy neo cao và có sự chênh lệch lớn song nhu cầu giao dịch trên thị trường thưa thớt do việc cách ly toàn xã hội khiến hầu hết các tổ chức kinh doanh vàng lớn đều thông báo tạm ngừng hoặc hạn chế giao dịch trực tiếp. Trong đó Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận dừng hoạt động 38 cửa hàng tại Hà Nội, 20 cửa hàng tại TP.HCM và 6 cửa hàng ở các tỉnh thành khác. Tập đoàn DOJI tạm dừng hoạt động 44 cửa hàng tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ… Một số cửa hàng của DOJI duy trì hoạt động nhưng thay đổi thời gian giao dịch. Hay Bảo Tín Minh Châu thông báo ngừng giao dịch trực tiếp, chỉ thực hiện giao dịch online. Thị trường vàng trong nước vì vậy cũng gần như “đóng băng” và trở nên trầm lắng hơn.
Thái Bích Phương
Dự báo "sốc" về giá vàng: Có thể tăng vọt lên 3.000 USD/ounce?
WingCapital Investments, quỹ đầu tư có trụ sở tại Mỹ, vừa đưa ra một dự đoán khá "sốc" rằng, giá vàng có thể sẽ tăng lên mức 3.000 USD/ounce.
Giá vàng "phi mã" trong dài hạn?
Kitco News đưa tin, WingCapital Investments - quỹ đầu tư có trụ sở tại Mỹ - dự đoán "sốc" về giá vàng khi cho rằng kim loại quý này có thể sẽ tăng lên mức 3.000 USD/ounce, một con số chưa từng được dự báo trước đó.
Theo phân tích của WingCapital Investments, yếu tố mùa vụ trong vài tháng tới có thể gây áp lực lên giá vàng trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn thì khả năng tăng giá của quý kim này sẽ là rất lớn.
Giá vàng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. (Ảnh minh hoạ: Kitco News)
Các chuyên gia của WingCapital Investments nhận định, giá vàng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trong vòng 50 tuần tới, vượt trên mức trung bình ở thời điểm hiện nay.
Mặc dù từng bị bán tháo mạnh vào đầu tháng 3 nhưng không phải ngẫu nhiên giá vàng tăng trở lại trong thời gian này. Nguyên nhân được cho là do Quốc hội Mỹ đã đồng ý tung gói kích cầu trị giá 2.000 tỷ USD vào thị trường, và chỉ còn chờ quyết định của Tổng thống Mỹ, mà khả năng là chắc chắn. Và đây sẽ là gói giải cứu lớn nhất chưa từng thấy trong lịch sử nước Mỹ.
WingCapital Investments cho rằng vào đầu tuần vừa qua, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố chương trình nới lỏng định lượng bất tận, đồng nghĩa với việc nợ trên GDP của Mỹ sẽ tăng vọt. Tỉ lệ này có thể tương đương vào năm 1940 khi Mỹ trong cuộc chiến thế giới thứ 2, nợ trên GDP đạt gần 30%.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tỉ lệ này chỉ vào khoảng 10%. Do đó vàng sẽ cất cánh theo tỉ lệ nợ trên GDP của Mỹ, các nhà phân tích của WingCapital Investments nhận xét.
Theo quan điểm của WingCapital Investments, giá vàng mục tiêu 3.000 USD/ounce trong dài hạn là hợp lý. Nhưng để đạt mức giá này cần thời gian tích lũy đến 3 năm.
Lo hạn chế nguồn cung
Cùng chung dự đoán giá vàng sẽ đi lên, kênh CNBC cho hay, giá vàng tạm thời hạ nhiệt trong mấy phiên giao dịch vừa qua nhưng vẫn đánh dấu tuần tăng kỷ lục kể từ năm 2008 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Lo lắng về dịch bệnh lây lan mạnh nên nhiều nhà đầu tư đã đổ xô tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn, trong đó có vàng.
Giá của nhiều quý kim tăng vọt, đặc biệt là vàng, platinum và palladium khi nhiều nhà đầu tư lo ngại nguồn cung có thể sẽ hạn hẹp nếu một số nhà sản xuất tại Nam Phi tạm dừng hoạt động vì đại dịch Covid-19.
Tuần vừa qua giá vàng tăng hơn 8%. Tính đến thời điểm hiện tại, giá vàng giao tương lai tại thị trường Mỹ dao động quanh ngưỡng 1.623,30 USD/ounce.
CNBC đưa ý kiến nhận định của các nhà phân tích thị trường cho rằng, trong quý II/2020, giá vàng có thể đạt ngưỡng trung bình khoảng 1.725 USD/ounce./.
Sau một tuần biến động kỷ lục, giá vàng tuần này sẽ ra sao? Thị trường vàng thế giới tuần qua gây ấn tượng sâu sắc với nhà đầu tư cũng như giới thương nhân khi thiết lập hàng loạt kỷ lục, nhiều nhà đầu tư đã quay trở lại kim loại quý sau xu hướng bán tháo liên tục 2 tuần trước. Sau khi giảm khoảng 15% trong 2 tuần trước, giá vàng thế giới khởi...