Giá vàng châu Á tăng sau khi Fed công bố kế hoạch mua trái phiếu
Sau khi Fed công bố kế hoạch mua trái phiếu với quy mô chưa từng có để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ, giá vàng châu Á đã tăng gần 2% lên 1.572,45 USD/ounce vào lúc 13 giờ 37 phút chiều (giờ Việt Nam).
Trong phiên giao dịch chiều 24/3 giá vàng châu Á tiếp tục tăng gần 2%, tiếp nối đà tăng gần 4% trong phiên trước sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố kế hoạch mua trái phiếu với quy mô chưa từng có để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ.
Tại thị trường Bengaluru giá vàng giao ngay đã tăng 1,3% lên 1.572,45 USD/ounce vào lúc 13 giờ 37 phút chiều (giờ Việt Nam). Kim loại quý này đã tăng 3,7% vào thứ Hai (23/3), mức tăng phần trăm cao nhất kể từ tháng 6/2016. Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn cũng tăng 1,9% lên 1.596,70 USD/ounce.
Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Fed, đã tuyên bố sẽ mua một lượng trái phiếu kho bạc và chứng khoán được thế chấp không giới hạn và mở ba cơ sở mới để mua nợ của các công ty.
Động thái này là bước đi mới nhất của Fed nhằm thưc hiện một biện pháp can thiệp chưa từng có vào nền kinh tế Mỹ với mục đích duy trì tín dụng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 gây ra.
Video đang HOT
SPDR Gold Trust, quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, cho biết, lượng vàng do quỹ nắm giữ đã tăng 1,8% lên 923,99 tấn vào ngày 23/3.
Cũng trong phiên giao dịch giá palladium tăng 6,2% lên 1.825,79 USD/ounce, giá bạc tăng 3,2% lên 13,67 USD/ounce và bạch kim tăng 2,3% lên 657,41 USD/ounce.
Vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 24/3 Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 46,40 – 47,12 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra)./.
Vân Anh-H.Thủy
Chứng khoán châu Á phục hồi mạnh nhờ các kế hoạch hỗ trợ nền kinh tế
Nhờ một loạt các biện pháp mà các chính phủ và các ngân hàng trung ương thực hiện nhằm hạn chế tác động kinh tế do COVID-19 mà chứng khoán châu Á lên điểm trong phiên 20/3.
Bảng chỉ số Hang Seng của Hong Kong. (Nguồn: INDEXHANGSENG)
Các thị trường chứng khoán châu Á lên điểm trong phiên 20/3 sau khi các thị trường trên toàn cầu lại trải qua một tuần biến động, nhờ động lực đến từ một loạt các biện pháp mà các chính phủ và các ngân hàng trung ương thực hiện nhằm hạn chế tác động kinh tế do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 5,05%, hay 1.095,94 điểm, lên chốt phiên ở mức 22.805,07 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 1,61%, hay 43,49 điểm, lên 2.745,62 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 7,44%, hay 108,51 điểm, lên 1.566,15 điểm.
Thị trường Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ.
Trước những dấu hiệu ngày càng gia tăng cho thấy những thiệt hại mà dịch COVID-19 gây ra cho kinh tế Mỹ, các thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa ngày 19/3 đã đưa ra một gói kích thích khẩn cấp trị giá 1.000 tỷ USD, với khoản hỗ trợ tiền mặt 1.200 USD cho các cá nhân.
Gói kích thích này cũng bao gồm các khoản vay trị giá 208 tỷ USD cho các doanh nghiệp chịu tác động của cuộc khủng hoảng, 58 tỷ USD cho ngành hàng không và các khoản vay trị giá 300 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ.
Đề xuất trên là động thái mới nhất trong một loạt các biện pháp mà Mỹ thực hiện, bên cạnh việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã hạ lãi suất và cam kết cung cấp hàng trăm tỷ USD thanh khoản cho các thị trường tài chính.
Các biện pháp mà Mỹ đưa ra cũng cùng lúc với những động thái tương tự của các chính phủ và ngân hàng trung ương khác trên thế giới, nhờ đó đã phần nào tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư.
Ở trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 20/3, chỉ số VN-Index giảm 16,21 điểm xuống 709,73 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 230,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 4.217 tỷ đồng. Toàn sàn có 124 mã tăng giá, 83 mã đứng giá và 211 mã giảm giá.
HNX-Index tăng 0,8 điểm lên 101,79 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 55,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị gần 463 tỷ đồng. Toàn sàn có 53 mã tăng giá, trong khi có 81 mã giảm giá và 62 mã đứng giá./.
Lê Minh
Giá dầu châu Á đảo chiều đi lên trong phiên 19/3 sau 3 phiên giảm mạnh Trong phiên giao dịch chiều 19/3, giá dầu châu Á đảo chiều đi lên sau 3 phiên giảm mạnh liên tiếp, giữa lúc các nhà đầu tư cố gắng đánh giá tác động từ các biện pháp kích thích và dịch COVID-19. Một cơ sở khai thác dầu tại Cotulla, Texas, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN) Trong phiên giao dịch chiều 19/3, giá dầu châu...