Giá vàng châu Á tăng nhẹ trong phiên 14/10
Giá vàng tăng nhẹ trong phiên 14/10 trên thị trường châu Á do lo ngại về sự phục hồi kinh tế toàn cầu và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã thúc đẩy nhà đầu tư tận dụng đợt giảm mạnh trong phiên trước đó để mua vào vàng.
Vàng miếng được bán tại Sàn giao dịch vàng ở Dubai, UAE. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào lúc 14 giờ 29 phút (theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.895,16 USD/ounce, sau khi giảm tới 1,9% trong phiên 13/10 do đồng USD mạnh lên. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,2% lên 1.897,30 USD/ounce.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 không có dấu hiệu thuyên giảm và sự không chắc chắn về gói kích thích kinh tế mới của Mỹ, giá vàng có thể giao dịch trong biên độ 1.850 – 1.940 USD/ounce.
Bên cạnh đó, thông tin về việc thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 bị dừng lại, cùng với sự bế tắc trong đàm phán gói kích thích kinh tế mới của Mỹ đã làm giảm sự hứng thú của nhà đầu tư đối với những tài sản rủi ro, song lại “tiếp sức” cho đồng USD. Tuy nhiên, đồng USD mạnh lên làm hạn chế phần nào đà tăng của vàng.
Các nhà phân tích cho hay hy vọng về một gói kích thích kinh tế mới của Mỹ giảm dần, đặc biệt là trước cuộc bầu cử tổng thống, sau khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi bác bỏ đề xuất quy mô gói kích thích ở mức 1.800 tỷ USD của Nhà Trắng, cũng có thể làm hạn chế mức tăng của vàng.
Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,1% xuống 24,14 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giao ngay tăng 0,9% lên 872,77 USD/ounce, còn giá palladium tăng 1,8% lên 2.357,17 USD/ounce.
Vào lúc 15 giờ 33 phút, tại thị trường Hà Nội, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,80 – 56,32 triệu đồng/lượng.
Giá dầu châu Á đi xuống do lo ngại nhu cầu giảm
Đổ xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong phiên giao dịch chiều 14/10, giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống, do lo ngại nhu cầu nhiên liệu sẽ tiếp tục giảm trước sự gia tăng các ca lây nhiễm COVID-19 trên khắp châu Âu và Mỹ.
Vào lúc 13 giờ 49 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao tháng 12/2020 giảm 17 xu Mỹ (0,4%) xuống 42,28 USD/thùng trong khi giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn giảm 18 xu Mỹ (0,5%) xuống 40,02 USD/thùng.
Video đang HOT
Trong báo cáo hàng tháng vừa công bố, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhận định nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ giảm sâu hơn trong năm nay so với dự báo trước đó do tác động của dịch COVID-19. Bên cạnh đó, thị trường “vàng đen” toàn cầu có thể phục hồi chậm hơn vào năm tới, khiến nỗ lực bình ổn giá của OPEC và các nước sản xuất dầu liên minh (OPEC ) trở nên khó khăn hơn.
OPEC cho rằng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ giảm 9,46 triệu thùng/ngày trong năm nay, cao hơn so với mức giảm 9,06 triệu thùng/ngày đưa ra trong báo cáo tháng 8/2020. Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thái tử Saudi Arabia, Mohammed bin Salman đã điện đàm để thảo luận về tình hình hiện nay trên các thị trường năng lượng. Theo tuyên bố của Điện Kremlin, trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục hợp tác, kể cả trong khuôn khổ của OPEC và OPEC .
Edward Moya, một nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, nhận định giá dầu trở nên “dễ bị tổn thương” trước sự lây lan mạnh của dịch COVID-19 tại châu Âu và Mỹ. Trước những diễn biến dịch bệnh phức tạp, một số điểm nóng về dịch bệnh tại châu Âu như CH Czech, Hà Lan và Bắc Ireland thuộc Vương quốc Anh đang nỗ lực siết chặt các biện pháp đối phó với đại dịch COVID-19.
Thị trường tài chính 24h: Giá nhiều mã chứng quyền có bảo đảm tăng mạnh
VN-Index tăng lên gần 925 điểm; Bùng phát bẫy vay tiền ngân hàng qua mạng; Lợi nhuận từ chứng quyền gấp nhiều lần sở hữu cổ phiếu; Chỉ số Giá trị vốn hóa các công ty niêm yết Việt Nam tiếp tục tăng 9 bậc; Chứng khoán châu Á giao dịch cầm chừng trước thông tin nhiễu loạn về gói kích thích kinh tế của Mỹ... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 9/10 tăng 150.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 55,80 - 56,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 7,1 USD lên 1.893,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích dần và chạm gần lên 1915 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Giá vàng tương lai giao tháng 11 trên sàn Comex New York tăng 22,1 USD lên 1.913,1 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,04% lên 93,34 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 9/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.198 đồng, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.100 - 23.280 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,43 USD (-1,04%), xuống 40,76 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,43 USD (-0,99%), xuống 42,91 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tăng lên gần 925 điểm
Trong phiên sáng, dòng tiền sang nhóm bluechip đã giúp thị trường khởi sắc và dành lại mốc 920 điểm.
Bước sang phiên chiều, một số mã lớn tiếp tục nới rộng đà tăng điểm giúp thị trường tiếp tục tiến bước, kéo VN-Index lên gần 925 điểm khi đóng cửa.
Một số mã lớn hỗ trợ thị trường như SAB 2,7%, VIC 1,41%, HPG 1,42% và đặc biệt vẫn là MSN, khi tăng ấn tượng 6,6%, như vậy, chỉ tính trong 7 phiên đầu tháng 10, cổ phiếu MSN đã tăng 24,73%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trạng thái phân hóa nhẹ vẫn diễn ra. Trong đó, ITA tăng 0,2% khớp lệnh 20,22 triệu đơn vị, trong khi FLC -5% khớp 18,64 triệu đơn vị.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2,5 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 41,54 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 9/10: VN-Index tăng 5,16 điểm ( 0,56%), lên 924 điểm; HNX-Index tăng 1,3 điểm ( 0,96%), lên 136,91 điểm; UpCoM-Index tăng 0,48 điểm ( 0,75%), lên 64,01 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Tâm lý lạc quan trên thị trường chứng khoán Mỹ đã được đẩy lên cao trong phiên giao dịch đêm qua, trước triển vọng dài hạn về một gói kích thích mới từ Washington. Ngay cả khi các cuộc đàm phán giữa Nhà Trắng và các nhà lập pháp Đảng Dân chủ không đạt được tiến triển nào đáng kể.
Kết thúc phiên 8/10, chỉ số Dow Jones tăng 122.05 điểm ( 0,43%), lên 28.425,51điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 27,38 điểm ( 0,80%), lên 3.446,83 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 56,38 điểm ( 0,50%) lên 11.420,98 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ, nhưng có tuần tăng tốt nhất trong 2 tháng, nhờ kỳ vọng sẽ có thêm gói kích thích kinh tế mới tại Mỹ.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,12% xuống 23.619,69 vào thứ Sáu. Trong tuần, chỉ số Nikkei tăng 2,6%, mức tăng cao nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 14/8.
Chỉ số Topix giảm 0,49% xuống 1.647,38 điểm và trong tuần tăng 2,4%.
Kiyoshi Ishigane, Giám đốc quỹ tại Mitsubishi UFJ Kokusai Asset Management cho biết, "Yếu tố lớn nhất đang ảnh hưởng đến thị trường Nhật là sự thiếu rõ ràng về chính sách kinh tế của Mỹ và cuộc bầu cử tổng thống".
Chứng khoán Trung Quốc tăng khá mạnh sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, với tâm lý tích cực từ các dữ liệu chính thức cho thấy dấu hiệu phục hồi kinh tế.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,68% lên 3.272,08 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 2,04% lên 4.681,14 điểm.
Cổ phiếu của các công ty tiêu dùng tăng 1,94% và vận tải tăng 2,36% sau khi dữ liệu cho thấy du lịch nội địa Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ trong kỳ nghỉ vừa qua, được khuyến khích bởi thành công trong việc kiềm chế dịch Covid-19.
Thêm vào những dấu hiệu về sự phục hồi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là kết quả một cuộc khảo sát ngành cho thấy, hoạt động lĩnh vực dịch vụ đã tăng sang tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 9, và tuyển dụng việc làm mới tăng tháng thứ 2 liên tiếp.
Chỉ số phụ về chăm sóc sức khỏe tăng 3,12% sau khi Trung Quốc đã chính thức tham gia vào cơ chế COVAX, sáng kiến toàn cầu nhằm tạo ra sự công bằng trong việc phân phối vắc xin COVID-19.
Chứng khoán Hồng Kông đã giảm do chịu áp lực đi xuống của nhóm cổ phiếu tài chính.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,31% xuống 24.119,13 điểm, nhưng tăng 2,81% trong tuần.
Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,07% xuống 9.617,85 điểm và tăng 2,35% trong tuần qua. nâng mức tăng trong tuần lên 2,35%, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 7.
Chứng khoán Hàn Quốc nghỉ giao dịch ngày Hàn văn (ngày kỷ niệm chữ Hàn ra đời).
Kết thúc phiên 9/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 27,38 điểm (-0,12%), xuống 23.619,69 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 54,02 điểm ( 1,68%), lên 3.272,08 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 74,22 điểm (-0,31%), xuống 24.119,13 điểm.
Giá vàng hôm nay 9/10: Trump-Biden căng thẳng, vàng biến động mạnh Giá vàng hôm nay 9/10 trên thị trường thế giới biến động mạnh, tăng vọt trở lại rồi giảm sâu do thị trường tài chính thế giới bất ổn vì đại dịch Covid-19 và cuộc đua vào Nhà Trắng giữa ông Trump và Biden ngày càng khó lường. Giá vàng thế giới Đêm 8/10 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay...