Giá vàng châu Á đi xuống khi đồng USD tăng trong phiên chiều 26/8
Giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.918,77 USD/ounce vào lúc 14 giờ 51 phút (theo giờ Việt Nam). Giá vàng kỳ hạn của Mỹ ngược lại nhích thêm 0,1% lên 1.925,30 USD/ounce.
Vàng miếng được bán tại Sàn giao dịch vàng ở Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Giá vàng châu Á đi xuống trong phiên chiều 26/8, khi đồng USD mạnh lên và giới đầu tư chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell để tìm kiếm chỉ dấu về chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương này.
Theo đó, giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.918,77 USD/ounce vào lúc 14 giờ 51 phút (theo giờ Việt Nam). Giá vàng kỳ hạn của Mỹ ngược lại nhích thêm 0,1% lên 1.925,30 USD/ounce.
Chiến lược gia Margaret Yang của trang giao dịch DailyFx cho biết việc vàng rơi xuống ngưỡng hỗ trợ quan trọng là 1.910 USD/ounce một phần do đồng USD phục hồi trong cùng ngày, khi các nhà giao dịch chờ đợi bài phát biểu của ông Powell tại Jackson Hole vào thứ Năm (27/8 theo giờ địa phương).
Video đang HOT
Thị trường kỳ vọng rằng bài phát biểu sẽ có thêm thông tin rõ ràng hơn về quan điểm của ngân hàng trung ương Mỹ xung quanh tình hình lạm phát và chính sách tiền tệ.
Chỉ số đồng USD – “thước đo” sức khỏe của đồng bạc xanh này so với rổ các đồng tiền chủ chốt khác – đã tăng 0,2% và khiến vàng trở nên đắt đỏ đối với những người nắm giữ các đồng tiền khác.
Bên cạnh đó, dòng vốn “trú ẩn an toàn” đổ vào vàng cũng bị hạn chế sau khi các quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc tái khẳng định cam kết của họ đối với Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1.
Nhà phân tích Daniel Hynes của công ty dịch vụ tài chính ANZ cho biết thông tin căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu đi đôi chút đã làm giảm ham muốn “trú ẩn an toàn” của các nhà đầu tư. Dù vậy, giới phân tích cho biết quỹ đạo tổng thể của vàng vẫn khá tích cực khi kim loại này đã tăng giá tới 27% tính từ đầu năm đến nay.
Ông Hynes nói thêm vẫn còn nhiều lo ngại về nền kinh tế thế giới. Các dấu hiệu hiện vẫn chỉ về hướng lãi suất sẽ tiếp tục ở mức thấp và các biện pháp kích thích sẽ được duy trì. Những yếu tố này sẽ giúp thúc đẩy vàng lên giá.
Trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạc phiên này giảm 0,3% xuống 26,33 USD/ounce, trong khi giá bạch kim lùi 0,4% xuống 922.99 USD/ounce.
Tại thị trường Việt Nam, vào lúc 15 giờ 45 phút chiều 26/8, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 54,90 – 55,95 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra)./.
Giá vàng châu Á hướng tới tuần tăng thứ 5 liên tiếp
Giá vàng tại thị trường châu Á đảo chiều đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 10/7, do đồng USD mạnh song vẫn neo sát ngưỡng 1.800 USD/ounce.
Vàng được bày bán tại một cửa hàng vàng ở Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, vàng đang hướng tới tuần tăng giá thứ năm liên tiếp, giữa bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 gia tăng khiến nhu cầu đối với các kênh đầu tư an toàn được đẩy mạnh.
Chiều phiên này, tại thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay giảm 0,4%, xuống 1.796,03 USD/ounce. Tính tới thời điểm này của tuần giá vàng này tăng khoảng 1,2%. Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn hạ 0,1%, xuống 1.801,10 USD/ounce.
Giá vàng đã tăng 18% kể từ đầu năm nay, khi nhu cầu đối với các tài sản an toàn được thúc đẩy bởi đại dịch COVID-19, đưa giá vàng gần chạm "đỉnh" của 9 năm là 1.817,71 USD/ounce vào phiên 8/7.
Cùng trong ngày 8/7 vừa qua, nước Mỹ ghi nhận hơn 60.000 ca mắc mới, mức tăng mạnh nhất trong một ngày đối với bất kỳ quốc gia nào, kể từ khi dịch COVID-9 bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc vào năm ngoái.
Thị trường cổ phiếu châu Á đi xuống do lo ngại về nguy cơ nước Mỹ đóng cửa trở lại do sự gia tăng số ca mắc mới COVID-19, cho dù số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của nước này đã giảm xuống mức thấp nhất gần bốn tháng vào tuần trước.
Cũng trong phiên này, giá palladium giảm 0,2%, xuống 1.938,83 USD/ounce. Giá bạch kim hạ 0,8%, xuống 826,65 USD/ounce. Trong khi đó, giá bạc lùi 0,6%, xuống 18,54 USD/ounce.
Giá vàng châu Á tăng nhẹ Giá vàng tại thị trường châu Á tăng trong phiên chiều 12/5 trước những quan ngại gia tăng về nguy cơ đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở một số nước và căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc vẫn chưa "hạ nhiệt". Vàng được bày bán tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN Tuy vậy, đồng USD mạnh lên đã hạn chế...