Giá vàng châu Á chịu sức ép đi xuống khi đàm phán Mỹ – Trung có tiến triển
Giá vàng châu Á đi xuống trong phiên chiều 18/11 sau khi xuất hiện những báo cáo lạc quan về các cuộc đàm phán “mang tính xây dựng” giữa Mỹ và Trung Quốc hồi cuối tuần qua.
Giá vàng châu Á chịu sức ép đi xuống khi đàm phán Mỹ – Trung có tiến triển . Ảnh minh họa: TTXVN
Theo đó, trên thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay để mất khoảng 0,3% xuống 1.463,4 USD/ounce vào lúc 14 giờ 32 phút (theo giờ Việt Nam), trong khi giá vàng Mỹ giao kỳ hạn để mất 0,4% xuống 1.462,9 USD/ounce.
Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc mới đây đưa tin Washington và Bắc Kinh đã có một cuộc điện đàm cấp cao vào thứ Bảy (16/11). Trong đó, hai bên đã thảo luận các vấn đề cốt lõi của nhau trong giai đoạn đầu của thỏa thuận thương mại.
Ông Hareesh V, người đứng đầu mảng nghiên cứu thị trường hàng hóa tại công ty dịch vụ tài chính Geojit Financial Services, cho biết giai đoạn đầu của thỏa thuận là vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư, vì nó sẽ định hình xu hướng cho các giai đoạn sau.
Video đang HOT
Các thị trường chứng khoán tại châu Á cũng đi lên trong phiên này, sau khi Trung Quốc bất ngờ cắt giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên kể từ năm 2015. Động thái này làm dấy lên những đồn đoán rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ còn thực hiện thêm những biện pháp kích thích khác để đảm bảo đà tăng trưởng cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Bà Margaret Yang Yan, nhà phân tích thị trường tại công ty tài chính CMC Markets, cho rằng sự phục hồi trong nhu cầu về các tài sản rủi ro trên khắp châu Á cũng như sự lạc quan thận trọng của các nhà đầu tư về thỏa thuận thương mại “Giai đoạn 1″ được ký kết trước Giáng Sinh này đang tạo áp lực đi xuống cho giá vàng.
Trong bối cảnh đó, giá vàng chỉ có thể tăng khi xảy ra sự cố trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ngoài ra, thị trường đang chờ đợi biên bản cuộc họp chính sách tháng 10 của Cục Dự trữ Liên bang (Mỹ), dự kiến được công bố vào thứ Tư tuần này (20/11), để tìm thêm manh mối về quỹ đạo lãi suất của Fed trong tương lai.
Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ, bởi lãi suất giảm sẽ khiến đồng USD yếu đi song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng tăng đáng kể.
Trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạc phiên này giảm 0,6% xuống 16,85 USD/ounce. Giá bạch kim cũng lùi 0,1% xuống 888,41 USD/ounce.
Tại thị trường trong nước, vào lúc 15 giờ 30 phút, Tập đoàn vàng bạc Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 41,23 – 41,43 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Còn tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được doanh nghiệp này niêm yết ở mức 41,21 – 41,45 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra)./.
H.Thủy
Theo Reuters
IMF cảnh báo triển vọng 'vô cùng bất ổn' của kinh tế toàn cầu
Khép lại kỳ họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) ngày 19/10, IMF cho rằng cần phải gia tăng áp lực để các quốc gia tuân thủ các quy định thương mại toàn cầu.
Tổng Giám đốc IMF - bà Kristalina Georgieva phát biểu tại Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới ( WB) ở Washington, DC,Mỹ, ngày 18/10. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Khép lại kỳ họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) ngày 19/10, IMF đã cảnh báo triển vọng kinh tế toàn cầu "vô cùng bất ổn" trước tình hình căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, đồng thời cho rằng cần phải gia tăng áp lực để các quốc gia tuân thủ các quy định thương mại toàn cầu.
Trong một thông cáo báo chí, Ủy ban tài chính và tiền tệ quốc tế, cơ quan hoạch định chính sách của IMF, cho biết tăng trưởng kinh tế được dự đoán sẽ tăng tốc trong năm tới, nhưng triển vọng này vô cùng bất ổn và khó tránh khỏi những nguy cơ ngày càng gia tăng, bao gồm căng thẳng thương mại, sự bất ổn về chính sách và các nguy cơ địa chính trị.
Kỳ họp thường niên của IMF và WB diễn ra tại Washington trong bối cảnh những lo ngại ngày càng gia tăng về đà giảm tốc của tăng trưởng toàn cầu và sự suy yếu của hoạt động thương mại.
Sau cuộc họp của Ủy ban tài chính và tiền tệ quốc tế, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho rằng hành động nhằm giải quyết căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như việc tìm ra một giải pháp cho các cuộc đàm phán Brexit giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) có thể góp phần làm giảm tình hình bất ổn đang đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu.
[IMF cảnh báo rủi ro đối với kinh tế châu Á do căng thẳng thương mại]
Bà Georgieva cũng cho biết các thành viên IMF đều nhận thấy cần phải gia tăng áp lực để các nước tuân thủ các quy định thương mại quốc tế cũng như sẵn sàng mở rộng và cải thiện các quy định này.
Về đề xuất tung ra đồng tiền kỹ thuật số Libra của Facebook nhằm tạo ra một hệ thống thanh toán quốc tế mới, bà Georgieva nhấn mạnh IMF có quan điểm rất cân bằng về những lợi ích và cả nguy cơ liên quan đến vấn đề này. Dù có đề cập đến những lợi ích mà hệ thống này có thể đem lại, như các dịch vụ tài chính giá rẻ, người đứng đầu IMF cho rằng đồng Libra có nguy cơ bị lạm dụng cho những mục đích phi pháp, và vấn đề chủ quyền về tiền tệ cũng cần được hiểu và giải quyết thỏa đáng.
Cũng trong cuộc họp của Ủy ban tài chính và tiền tệ quốc tế, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso nói rằng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này được dự đoán sẽ tiếp tục phục hồi, bất chấp những nguy cơ mà nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt.
Dù tình hình tài khóa của Nhật Bản thuộc hàng yếu nhất trong số các nền kinh tế phát triển lớn, với nợ công ở mức hơn 200% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), ông Aso khẳng định Tokyo sẽ tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố tài khóa.
Theo ông Aso, đợt tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% từ ngày 1/10 được dự đoán sẽ góp phần phục hồi thể trạng tài khóa của Nhật Bản, đồng thời trang trải các chi phí an sinh xã hội đang ngày càng gia tăng do tình trạng dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm./.
Khánh Ly
Theo TTXVN/Vietnam
Giá vàng tuần tới: Chuyên gia đoán giảm, giới đầu tư dự tăng Giá vàng tuần tới liệu có biến động mạnh khi giới chuyên gia và giới đầu tư có dự đoán ngược nhau về sự tăng - giảm của kim loại quý này. Theo khảo sát mới nhất của Kitco News, giá vàng tuần tới (14-19/10) có diễn biến đảo ngược so với các tuần trước đó với thông tin lạc quan từ cuộc...