Giá vàng cắm đầu lao dốc, chuyên gia nói không phải chỉ do Trump
Vàng mất giá mạnh sau chiến thắng của Trump trong khi nhu cầu bạc từ năng lượng mặt trời tăng trưởng tích cực
Các chuyên gia kim loại quý từ Heraeus cho biết, sự giảm giá của vàng gần đây không chỉ do ảnh hưởng của chiến thắng của Trump, mà còn do xu hướng chính trị chung. Trong khi đó, nhu cầu bạc từ ngành năng lượng mặt trời toàn cầu đang tăng lên khi công nghệ phát triển và các quốc gia vượt qua mục tiêu lắp đặt năng lượng.
Theo báo cáo từ Heraeus, giá vàng đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 19 ngày, chỉ còn 2,624 USD/oz vào đêm 11/11 theo giờ Việt Nam, khi đồng đô la Mỹ mạnh lên sau chiến thắng của Trump. Các nhà phân tích cho rằng, thắng lợi của đảng Cộng hòa trong các kỳ bầu cử thường có xu hướng làm giảm giá vàng trong ngắn hạn. Kể từ năm 1976, khi đảng Cộng hòa giành thắng lợi, giá vàng trung bình giảm 4,5% trong vòng 60 ngày so với mức tăng trung bình 3,8% nếu đảng Dân chủ chiến thắng.
Heraeus cũng nhấn mạnh rằng giá vàng tăng không chỉ do ảnh hưởng từ Trump mà còn là từ các yếu tố chính sách của đảng Cộng hòa nói chung. Việc kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện có thể làm tăng khả năng thực thi chính sách kinh tế bảo thủ, giảm sự bất định trong hướng đi chính trị. Tuy nhiên, các chính sách như thuế nhập khẩu và cắt giảm thuế có thể gây lạm phát và mở rộng thâm hụt ngân sách liên bang, từ đó tác động tích cực đến nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn như vàng trong dài hạn.
Video đang HOT
Giá vàng đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 19 ngày
Trong khi đó, ngành năng lượng mặt trời toàn cầu, đặc biệt tại châu Âu và châu Á, đang thúc đẩy nhu cầu bạc mạnh mẽ. Ví dụ, Anh đã tăng cường công suất năng lượng mặt trời của mình lên 17 GW vào tháng 7 năm 2024 và đặt mục tiêu đạt 47 GW vào năm 2030. Đức đã bổ sung 10,23 GW công suất điện mặt trời trong tám tháng đầu năm 2024, trong khi Trung Quốc đạt mức tăng trưởng đáng kinh ngạc, bổ sung 102,48 GW công suất điện mặt trời chỉ trong nửa đầu năm 2024, đán.h dấu mức tăng trưởng 140% so với năm trước.
Các tế bào năng lượng mặt trời P-type đang dần được thay thế bằng tế bào N-type mới hơn, cần lượng bạc lớn hơn trong quá trình sản xuất. Dù có sự thay thế bạc bằng các kim loại khác để giảm chi phí, nhưng tốc độ lắp đặt năng lượng mặt trời ngày càng tăng nhanh cùng với công nghệ mới vẫn đang tạo động lực tăng trưởng cho nhu cầu bạc.
Với sự tăng trưởng của ngành năng lượng mặt trời, nhu cầu bạc toàn cầu dự kiến đạt khoảng 1.200 triệu ounce vào năm 2024, trong đó các ứng dụng cho năng lượng mặt trời chiếm khoảng 14%. Tuy nhiên, dù có dự báo tăng trưởng dài hạn, giá bạc và vàng đã giảm mạnh gần đây, lần lượt xuống dưới mức 30.547 USD/oz và 2,624 USD/oz.
Ông Trump yêu cầu quyền bổ nhiệm nội các không qua phê chuẩn của Thượng viện
Động thái bổ nhiệm nội các không qua phê chuẩn của Thượng viện nhằm hạn chế quyền lực còn lại của đảng Dân chủ trong việc cản trở chính quyền mới của ông Trump.
Ông Donald Trump phát biểu trước những người ủng hộ tại Trung tâm Hội nghị Palm Beach, bang Florida, ngày 6/11/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa có động thái mạnh khi yêu cầu các nghị sĩ Cộng hòa cho phép ông bổ nhiệm các quan chức chủ chốt mà không cần thông qua bỏ phiếu tại Thượng viện. Động thái này nhằm hạn chế quyền lực còn lại của đảng Dân chủ trong việc cản trở chính quyền mới của ông.
Sau cuộc bầu cử ngày 5/11, Đảng Cộng hòa vừa giành lại quyền kiểm soát Thượng viện từ tay đảng Dân chủ, dù chỉ với đa số mong manh. Hiện các thượng nghị sĩ Cộng hòa đang trong quá trình chọn lựa người lãnh đạo mới, người sẽ nắm giữ quyền lực đáng kể từ tháng 1 tới.
Theo Hiến pháp Mỹ, mọi đề cử cho các vị trí cấp cao trong nội các và các thẩm phán tư pháp đều phải được Thượng viện bỏ phiếu phê chuẩn. Tuy nhiên, có một điều khoản cho phép tổng thống có thể bổ nhiệm trực tiếp nếu Thượng viện đang trong kỳ nghỉ dài. Bổ nhiệm trong thời gian nghỉ là một điều khoản cho phép tổng thống bổ nhiệm một vị trí trong nội các trong tối đa hai năm mà không cần sự chấp thuận của Thượng viện khi viện này không họp.
Ông Trump trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên và Tổng thống Joe Biden hiện nay, đều không thể sử dụng các cuộc bổ nhiệm trong thời gian nghỉ vì Thượng viện thường xuyên sử dụng các phiên họp theo hình thức, đây là các phiên họp ngắn thường được tổ chức trong thời gian nghỉ để đảm bảo Quốc hội về mặt kỹ thuật đang họp.
Ngày 10/11, trên mạng xã hội, Ông Trump tuyên bố bất kỳ thượng nghị sĩ Cộng hòa nào muốn giữ vị trí lãnh đạo tại Thượng viện phải đồng ý với việc bổ nhiệm trong kỳ nghỉ. Ông nhắc lại kinh nghiệm từ nhiệm kỳ trước khi "quá trình bỏ phiếu có thể kéo dài tới hai năm hoặc hơn".
Hưởng ứng lời kêu gọi của ông Trump, 3 ứng viên cho vị trí lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện đều bày tỏ ủng hộ đề xuất này ở các mức độ khác nhau. Rick Scott, thượng nghị sỹ bang Florida tuyên bố hoàn toàn ủng hộ ông Trump và cam kết đẩy nhanh quá trình phê chuẩn. John Thune , thượng nghị sỹ bang Nam Dakota ủng hộ mọi phương án để đưa người được đề cử vào vị trí nhanh nhất có thể. Trong khi đó, thượng nghị sỹ bang Texas, John Cornyn tuyên bố sẽ họp liên tục, kể cả cuối tuần nếu đảng Dân chủ cố tình cản trở các đề cử nhân sự của ông Trump.
Trong bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump cũng yêu cầu dừng mọi đề cử tư pháp đang chờ xử lý, cho rằng "không thể chấp nhận" việc đảng Dân chủ cố gắng đưa thẩm phán của họ vào trong lúc đảng Cộng hòa đang tìm kiếm vị trí lãnh đạo.
Dưới thời Tổng thống Biden, đảng Dân chủ đã kiểm soát Thượng viện và thúc đẩy bổ nhiệm hàng trăm thẩm phán liên bang, nhằm cân bằng với làn sóng thẩm phán bảo thủ mà Trump đã bổ nhiệm trong nhiệm kỳ đầu.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng với 312 phiếu đại cử tri, trong khi ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris nhận được 226 phiếu đại cử tri. Dự kiến, đại cử tri đoàn của các bang sẽ nhóm họp ngày 17/12 tới để bỏ phiếu đại cử tri chính thức bầu ứng cử viên Donald Trump làm Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Kết quả bỏ phiếu đại cử tri sẽ được công bố vào ngày 6/1/2025 và ông Trump tuyên thệ nhậm chức tại Đồi Capitol ngày 20/1/2025.
Hiện nước Mỹ đã bắt đầu tiến trình chuyển giao quyền lực cho chính quyền mới. Tổng thống đắc cử Trump đã thiết lập một nhóm tiếp quản quyền lực để bắt đầu tiến trình chuyển giao kéo dài 75 ngày. Nhiệm vụ hàng đầu hiện nay của ông Trump trước ngày nhậm chức là bổ nhiệm mới khoảng 4.000 vị trí nhân viên chính phủ trong chính quyền mới, trong đó có những vị trí quan trọng như Ngoại trưởng, các thành viên nội các...
Khoảng 1.200 vị trí đề cử của tổng thống sẽ cần được Thượng viện Mỹ phê chuẩn.
Công chức liên bang Mỹ căng thẳng trước nhiệm kỳ mới của ông Trump Phần lớn lực lượng lao động liên bang đang trong tình trạng căng thẳng và chuẩn bị tinh thần cho khả năng họ có thể bị sa thải khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức. Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể sẽ tiến hành một cuộc "chấn chỉnh" hàng ngũ công chức liên bang như ông đã cảnh báo....