Giá vàng bật tăng mạnh, chênh lệch còn hơn 2 triệu đồng/lượng
Giá vàng thế giới tăng mạnh sát mốc 1.300 USD/ounce đã kéo giá vàng trong nước tăng gần 200.000 đồng/lượng trong phiên giao dịch chiều nay. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch giữa vàng “nội” và vàng “ngoại” chỉ còn hơn 2 triệu đồng/lượng.
Tính đến 15h hôm nay 21/1, giá vàng SJC tại Hà Nội được các doanh nghiệp lớn niêm yết giao dịch ở mức 35,73 triệu đồng/lượng (mua vào) – 35,77 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng mỗi chiều 180.000 đồng/lượng so với phiên giao dịch buổi sáng.
Tại TPHCM, giá vàng SJC được niêm yết giao dịch ở mức 35,7 triệu đồng/lượng – 35,8 triệu đồng/lượng, cũng tăng mỗi chiều 180.000 đồng/lượng.
Chênh lệch giá vàng chỉ còn hơn 2 triệu đồng/lượng.
Mở cửa phiên sáng nay 21/1, giá vàng trong nước đồng loạt tăng lên vượt mốc 35,6 triệu đồng/lượng trong bối cảnh giá kim loại quý thế giới lên cao nhất 5 tháng qua.
Cụ thể, tại Hà Nội, giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 35,55 triệu đồng/lượng – 35,59 triệu đồng/lượng đối với giao dịch lẻ và 35,56 triệu đồng/lượng – 35,59 triệu đồng/lượng đối với giao dịch buôn. Các mức giá trên tăng 40.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua.
Hiện giá vàng thế giới quy đổi là khoảng 33,40 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá trong nước 2,2 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch này co hẹp gần 400.000 đồng/lượng so với ngày đầu tuần. Nguyên nhân là do giá vàng trong nước tăng chậm hơn giá thế giới rất nhiều.
Đến gần trưa, do giá vàng thế giới đảo chiều đi lên, tăng 2 USD, lên mức 1.296 USD/ounce nên các doanh nghiệp trong nước điều chỉnh tăng theo, đưa giá vượt mốc 35,6 triệu đồng/lượng.
Video đang HOT
Tại thị trường thế giới, lúc 15h hôm nay, mở cửa thị trường Mỹ, giá vàng giao dịch ở mức 1.298 USD, biên độ tặng gần 4 USD. Đóng cửa phiên đêm qua, giá vàng giao tháng 2 tăng gần 15 USD, lên mức 1.291,5 USD/ounce; giá vàng giao ngay 1.294,2 USD/ounce, tăng hơn 11 USD/ounce. Với mức giá trên, giá vàng đã lên cao nhất 5 tháng trở lại đây.
Giá vàng thế giới đi tăng khá mạnh vào đêm qua bởi có đồn đoán Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ công bố chương trình kích thích kinh tế. Trước thông tin này, giới đầu tư đua nhau mua vàng như tài sản bảo đảm rủi ro.
Giới đầu tư trên thị trường tài chính toàn cầu đang có cảm giác bất an trước thêm cuộc họp của ECB dự kiến diễn ra vào ngày thứ Năm tuần này. Thị trường kỳ vọng ECB sẽ công bố một gói nới lỏng định lượng (QE) quy mô lớn để hỗ trợ tăng trưởng. Tuy vậy, giá trị và các chi tiết của kế hoạch QE được kỳ vọng đến nay vẫn là những dấu hỏi lớn.
Trong tuần trước, giá vàng giao ngay tăng 4,7%, mạnh nhất kể từ giữa tháng 8, do giới đầu tư đổ xô mua vàng sau quyết định bỏ trần tỷ giá gây sốc của Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB).
Cũng trong tuần trước, quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust có mức mua ròng mạnh nhất trong 2 năm rưỡi. Trong hai phiên thứ Năm và thứ Sáu, quỹ này mua ròng khoảng 24 tấn vàng. Trong phiên hôm qua, quỹ này nâng khối lượng nắm giữ thêm 11,3 tấn vàng, lên mức hơn 742,2 tấn vàng.
An Hạ
Theo Dantri
VCCI không gửi tiền ngân sách lấy lãi để tiêu
Tại cuộc họp báo sáng 16/7, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng trả lời thắc mắc về kết luận thanh tra tại VCCI. Ông Lượng khẳng định, đơn vị có sai phạm về thủ tục nhưng không có tiêu cực, sử dụng, chi tiêu sai tiền ngân sách.
Trả lời một số câu hỏi của báo giới liên quan đến kết luận thanh tra tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới công bố vừa qua, ông Hoàng Đức Vinh, Phó cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng - Trưởng đoàn thanh tra tại VCCI nhắc lại, đây là cuộc thanh tra đột xuất do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao. Quá trình làm việc, Đoàn thanh tra không gặp áp lực, khó khăn nào. Việc kết quả thanh tra chậm ban hành là do cẩn trọng, chờ ý kiến của các cơ quan liên quan.
Cụ thể, cuối tháng 7/2013 đoàn bắt đầu làm việc và kết thúc thanh tra vào cuối tháng 8, sau đúng 40 ngày hoạt động như quy định. Tháng 11/2013, Thanh tra Chính phủ đã có dự thảo kết luận gửi đến Thủ tướng, được Thủ tướng chỉ đạo làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Công an để thống nhất kết luận. 3 tháng sau, phía Bộ Công an đã trả lời với quan điểm thống nhất như kết luận Thanh tra Chính phủ nêu ra.
Về vấn đề VCCI ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh trong việc đầu tư xây dựng trụ sở, ông Vinh diễn giải, VCCI có một khu đất, có nhu cầu về xây dựng trụ sở làm việc, đã xin ý kiến Thủ tướng, UBND TP Hà Nội, Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, do không có vốn nên đơn vị phải ký hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp để triển khai hoạt động đầu tư xây dựng.
Gạt bỏ dư luận cho rằng VCCI đã sai khi giao dự án cho doanh nghiệp của gia đình một Phó Tổng thư ký VCCI thực hiện, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng giải thích, vị cán bộ này không phải công chức, viên chức nên tham gia hoạt động này hoàn toàn không vi phạm.
"Việc hợp tác kinh doanh giữa VCCI và doanh nghiệp, chúng tôi đã tích theo cách lấy giá đất thị trường do một trung tâm định giá độc lập đưa ra để tính giá trị tài sản VCCI có. Sau đó so sánh với giá trị VCCI được hưởng khi công trình hoàn thành (khu nhà xây 21 tầng, VCCI được hưởng trọn vẹn 3 tầng dưới, không phải đầu tư một đồng nào). Tính giá đất so với giá trị đầu tư 3 tầng đó thì VCCI vẫn được lợi, lại không phải chịu rủi ro trong việc xây dựng trụ sở này" - ông Vinh khái quát.
Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng (phải) trả lời các câu hỏi của báo giới trong buổi họp báo sáng 16/7.
Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng bổ sung thêm thông tin, Thanh tra Chính phủ đã gửi văn bản hỏi Bộ Nội vụ và được xác nhận vị Phó Tổng thư ký VCCI tham gia dự án xây dựng trụ sở đơn vị không phải công chức, viên chức nên hoàn toàn có quyền tham gia hoạt động đầu tư kinh doanh này.
"Thanh tra Chính phủ đã chứng minh, hoạt động hợp tác đầu tư xây dựng trụ sở của VCCI không gây thiệt hại gì. Dù trình tự thủ tục tiến hành có sơ hở, chưa chặt chẽ nhưng không đẩy tới thiệt hại, lãng phí, thất thoát nào cho nhà nước, tập thể" - ông Lượng nhấn mạnh.
Làm rõ thêm vấn đề 91 triệu đồng tiền lãi của 135 ngày gửi tiết kiệm số tiền hơn 9,4 tỷ đồng chênh lệch thu chi do VCCI huy động thêm từ các nguồn tài trợ sau Hội nghị APEC 2006, Phó Cục trưởng Hoàng Đức Vinh giải thích, VCCI đã xin ý kiến Thủ tướng về việc "dôi" tiền sau APEC. Trong thời gian chờ quyết định của Thủ tướng, đơn vị đã gửi khoản tiền 9,4 tỷ đồng vào ngân hàng.
Quá trình gửi tiền gần 3 năm, có một số lần VCCI rút tiền để tạm ứng, chi cho các hoạt đồng xúc tiến thương mại rồi lại hoàn trả. Việc gửi tiết kiệm rồi tạm chi như vậy chưa đúng so với quy định về quản lý ngân sách. Tuy nhiên, khoản tiền vẫn được bảo toàn, VCCI đã nộp về cả khoản lãi gửi tiết kiệm. Khi thanh tra, Thanh tra Chính phủ tính toán lại và thấy đơn vị còn thiếu 135 ngày lãi, tương đương 91 triệu đồng nên yêu cầu VCCI phải nộp bổ sung cho đủ khoản này. Đơn vị đến nay đã thực hiện xong yêu cầu của Đoàn thanh tra.
Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng cũng nhấn mạnh, có sai phạm về thủ tục nhưng không có tiêu cực, sử dụng, chi tiêu sai tiền nhà nước trong trường hợp này.
Giải trình cụ thể hơn, phía VCCI khẳng định, năm 2008, Thủ tướng đã có văn bản đồng ý về nguyên tắc cho VCCI được sử dụng khoản tiền chênh 9,4 tỷ đồng sau khi kết thúc Hội nghị APEC 2006 nhưng đến cuối năm 2010 mới có Công văn của Bộ Tài chính về việc việc sử dụng tiền tài trợ từ APEC 2006 phân bổ cho các dự án.
Trong quá trình chuẩn bị các dự án và kế hoạch chi tiết sử dụng số tiền nói trên để Bộ Tài chính phê duyệt, VCCI đã chủ động gửi có kỳ hạn số tiền 9,4 tỷ đồng đó vào ngân hàng trong thời gian nhất định để sinh lãi và đã gộp vào tăng nguồn thu cho NSNN khoản lãi là 291 triệu đồng.
Như vậy, phía VCCI nhấn mạnh, có việc đơn vị gửi tiền có nguồn gốc ngân sách Nhà nước để sinh lãi tăng thu cho ngân sách chứ không có việc VCCI gửi tiền ngân sách Nhà nước để lấy lãi chi tiêu. Việc sử dụng khoản tiền dư theo đó đã mang lại hiệu quả, không làm thất thoát ngân sách.
Trao đổi thêm về vấn đề trách nhiệm của lãnh đạo VCCI qua cuộc thanh tra lần này, Phó Cục trưởng Hoàng Đức Vinh cho biết, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với cá nhân Chủ tịch, các Phó Chủ tịch VCCI cũng như các cá nhân liên quan.
Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng phân tích thêm, người đứng đầu đơn vị rõ ràng có trách nhiệm với những vi phạm về chế độ hóa đơn chứng từ tại đơn vị, Thanh tra Chính phủ có đề nghị kiểm điểm trách nhiệm nhưng chưa tới mức xem xét kỷ luật. VCCI đến nay cũng đã có kiểm điểm, báo cáo lên Thủ tướng về việc này.
P.Thảo
Theo Dantri
Máy bay QZ8501 của AirAsia tăng độ cao quá nhanh Giới chức Indonesia ngày 20/1 cho biết máy bay QZ8501 của hãng AirAsia đã tăng độ cao quá nhanh trước khi bị khựng lại, và rơi xuống biển Java, khiến 162 người thiệt mạng. Các điều tra viên đang xem xét phần đuôi của chiếc máy bay AirAsia gặp nạn. (Ảnh: AFP) Phát biểu tại phiên điều trần trước Quốc hội ngày 20/1,...