Giá vàng bất ngờ giảm sâu sau 8 phiên tăng liên tiếp
Giám đôc điêu hành tại RBC Wealth Management, ông George Gero, cho biêt ông dự báo nhiêu hơn vào khả năng giá vàng sẽ dao đông trong ngưỡng từ 1.315USD/ounce đên 1.350USD/ounce.
Ảnh: ICB
Phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá vàng giảm và có phiên giảm đầu tiên trong 9 phiên sau khi thông tin tích cực về thương mại toàn cầu khiến cho nhà đầu tư rút tiền khỏi vàng và đổ tiền nhiều hơn vào một số loại tài sản rủi ro cao như cổ phiếu. Cùng lúc đó đồng USD tăng giá.
Chuyên gia phân tích cao cấp tại Kitco.com, ông Jim Wyckoff, nhận xét: “Giới đầu tư đang chốt lời sau khi vàng tăng giá trong những phiên gần đây. Tâm lý nhà đầu tư chuộng rủi ro trở lại cũng bi quan cho giá vàng”.
Thị trường New York, giá vàng giao kỳ hạn tháng 8/2019 giảm 16,80USD/ounce tương đương 1,3% xuống 1.329,30USD/ounce. Giá vàng tăng 2,7% trong tuần trước và như vậy có tuần tăng mạnh nhất tính từ ngày 23/3/2018, theo tính toán của FactSet.
Trong phiên ngày thứ Sáu, giá vàng giao hợp đồng đóng cửa ở mức cao nhất tính từ 20/2/2019. Phiên giảm của vàng vào ngày thứ Hai diễn ra sau 9 phiên tăng liên tiếp, chuỗi thời gian tăng dài nhất tính từ tháng 1/2018.
Video đang HOT
Trước đó giá vàng đã không ngừng tăng bởi kỳ vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất hơn 1 lần trong năm nay, giá vàng như vậy được hỗ trợ bởi tâm lý thích an toàn khi mà căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như giữa Mỹ và Mexico, giới đầu tư không khỏi hoài nghi về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Vào phiên ngày thứ Sáu tuần trước, giá vàng được hỗ trợ bởi thông tin bi quan từ thị trường lao động Mỹ, điều này dọn đường cho khả năng Fed hạ lãi suất.
Quyết định của Mỹ trong việc không tăng thuế với hàng hóa từ Mexico đã giúp cho thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm, trong đó có thị trường chứng khoán Mỹ. Trong ngày Chủ Nhật, Bộ trưởng Tài chính nhóm nước G20 đã thề sẽ bảo vệ tăng trưởng toàn cầu khỏi nhiều yếu tố gián đoạn như căng thẳng thương mại.
Giám đốc điều hành tại RBC Wealth Management, ông George Gero, cho biết ông dự báo nhiều hơn vào khả năng giá vàng sẽ dao động trong ngưỡng từ 1.315USD/ounce đến 1.350USD/ounce bởi có quá nhiều nỗi lo liên quan đến kinh tế và chính trị.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Lực mua lớn nhất trên thị trường chứng khoán "biến mất"
Trong bối cảnh các thị trường chứng khoán toàn cầu bị bao trùm bởi bóng mây từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, lại có thêm một lý do nữa khiến giới đầu tư lo ngại: Sức mua mạnh nhất trên thị trường thời gian qua chuẩn bị biến mất.
Ảnh Shutterstock
Mặc dù chao đảo trong thời gian gần đây, nhưng thực tế, các thị trường chứng khoán đã trải qua đà leo dốc tích cực kể từ khi nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng năm 2007 - 2008. Các thành viên thị trường nhận định, nguyên nhân chính là sự phục hồi của nền kinh tế, tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp, các chính sách nới lỏng và hỗ trợ doanh nghiệp của chính phủ... Tuy nhiên, có một động lực quan trọng thúc đẩy đà tăng của chỉ số nhưng ít được các thành viên thị trường chú ý tới. ó là việc mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp.
Mua lại cổ phiếu (share buyback) là việc công ty mua lại cổ phiếu do chính công ty đó đã phát hành. Việc mua lại cổ phiếu phát đi tín hiệu rằng, ban điều hành tin tưởng giá cổ phiếu của công ty đang giao dịch dưới giá trị thực và họ lạc quan về triển vọng của công ty trong tương lai, hoặc mục tiêu chỉ là mua lại nhằm nâng đỡ giá cổ phiếu, ngay cả trong giai đoạn khó khăn.
Các nguồn mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán 5 năm qua.
Thực tế, trong quá khứ, đây là một trong những lực mua lớn giúp thúc đẩy đà tăng của thị trường chứng khoán. Chẳng hạn, năm 1994, chỉ số S&P Buyback, theo dõi 100 cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500 có tỷ lệ mua lại cổ phiếu cao nhất đã tăng hơn 175% so với đà tăng của chỉ số S&P 500. Tính trung bình thường niên, S&P Buyback cũng thường tăng trưởng cao hơn 4% so với S&P 500, theo số liệu tổng hợp bởi INTL FCStone.
áng chú ý nhất, theo tính toán của INTL FCStone, trong 5 năm qua, các doanh nghiệp đã chi 3,7 nghìn tỷ USD để mua lại cổ phiếu trên thị trường, khiến đây là lực mua lớn nhất so với các nguồn mua cổ phiếu khác.
Theo giới chuyên gia, có nhiều lý do để tin rằng, động lực lớn đối với đà tăng của thị trường chứng khoán này sẽ sớm "biến mất". Vincent Deluard, chiến lược gia tại INTL FCStone cho biết, số liệu lịch sử và các nghiên cứu chỉ rõ, hoạt động mua lại cổ phiếu phát triển nhất trong giai đoạn nới lỏng chính sách tiền tệ, doanh nghiệp thu về lợi nhuận tốt và nền kinh tế tăng trưởng.
Hiện tại, cả 3 yếu tố này đều nhạt nhòa, thậm chí đảo ngược theo chiều hướng tiêu cực. iều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp, tạo thêm áp lực đi xuống đối với thị trường chứng khoán. Thực tế, vấn đề này đã bắt đầu xảy ra, tạo mối lo ngại thị trường chứng khoán lao dốc trong thời gian tới.
"Hoạt động mua lại cổ phiếu mang tính chu kỳ: Khi các doanh nghiệp có nhiều tiền mặt, việc mua lại cổ phiếu diễn ra. Tới thời điểm tăng trưởng kinh tế đi xuống, thanh khoản giảm sút, hoạt động này sẽ dừng lại. Chẳng hạn, năm 2009, sau khi khủng hoảng kinh tế diễn ra, hoạt động mua lại cổ phiếu đã giảm hơn 80% so với năm trước đó", Deluard cho biết.
Theo giới quan sát, việc mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn đã có dấu hiệu chậm lại kể từ năm 2015, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu quá trình nâng lãi suất. Hiện tại, việc cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tạo ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhiều khả năng sẽ khiến việc mua lại cổ phiếu "biến mất".
Lam Phong
Theo báo chí nước ngoài
Cơ hội đến từ những biến động Trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tỏa sức nóng lên các thị trường chứng khoán toàn cầu, giới chuyên gia nhận định, cơ hội đến từ những biến động. Khi thị trường giảm, nhà đầu tư giá trị sẽ quan tâm nhiều hơn đến triển vọng cơ bản do giá cổ phiếu điều chỉnh về vùng hấp dẫn....