Giá USD ngày hôm nay 8/10 giảm giá theo giờ
Giá USD hôm nay tiếp tục đà giảm rất mạnh và liên tục, đến 13h, tỷ giá USD/VND đã giảm hơn 200 đồng (gần 1%) so với buổi sáng, còn ngoài thị trường tự do, giá thu mua cũng xuống dưới 22.250 đồng.
Lúc 13h chiều 8/10, giá mua bán USD được các ngân hàng mạnh tay điều chỉnh giảm. Theo đó, mỗi đôla Mỹ thu mua tại Vietcombank chỉ còn 22.140 đồng, còn bán ra 22.240 đồng. Như vậy, so với đầu ngày, mức giá hiện thấp hơn 210 đồng, mức giảm khá lớn kể từ khi Ngân hàng Nhà nước quyết định hạ lãi suất tiền gửi USD về 0% hôm 28/9.
Cùng thời điểm, Eximbank đưa giá mua về dưới 22.130 đồng, thấp hơn Vietcombank 10 đồng. Thậm chí Techcombank còn đẩy giá mua vào xuống mức gần như thấp nhất thị trường, dao động 22.030 đồng, và nới rộng biên độ so với bán lên 40 đồng.
Cùng với sự đi xuống của giá USD trong ngân hàng, ngoài thị trường tự do giá cũng tiếp tục giảm. Lúc 13h ngày 8/10, các điểm thu đổi gần chợ Bến Thành, quận 1 (TP HCM) chào giá thu gom chỉ còn 22.250 đồng mỗi đôla, giảm trên dưới 100 đồng so với đầu ngày. Giá bán duy trì quanh 22.400 đồng, giảm hơn 500 đồng so với đỉnh cao 22.900 đồng của đầu tháng 9.
Giá USD hôm nay tiếp tục đà giảm rất mạnh và liên tục, đến 13h, tỷ giá USD/VND đã giảm hơn 200 đồng (gần 1%) so với buổi sáng
Lúc 11 giờ, mỗi USD tại Eximbank được giao dịch quanh mức mua vào 22.150 đồng/USD, bán ra 22.300 đồng/USD, giảm tới 110 đồng/USD so với phiên trước. Giá USD mua vào bằng tiền mặt cũng chỉ còn 22.130 đồng/USD. Chỉ trong buổi sáng, Eximbank điều chỉnh bảng giá niêm yết giao dịch USD tới 25 lần.
Tại Vietcombank, đồng USD còn lao dốc mạnh hơn khi rớt tới hơn 200 đồng/USD so với ngày 7-10, xuống mức 22.120 đồng/USD mua vào và bán ra 22.200 đồng/USD.
Đây là phiên giảm mạnh nhất của giá USD kể từ thời điểm lãi suất huy động USD giảm về 0,25%/năm với khách hàng cá nhân và 0% với khách hàng tổ chức hôm đầu tháng 10. Tính từ đầu tuần đến nay, giá USD giảm tổng cộng gần 300 đồng/USD.
Tiếp sau động thái điều chỉnh giảm lãi suất huy động USD, NHNN tiếp tục siết thêm quy định trong giao dịch mua bán ngoại tệ của các NH thương mại, yêu cầu khách hàng là tổ chức, cá nhân phải có chứng từ, giấy tờ hợp lệ khi giao dịch USD. Đồng thời, khách hàng doanh nghiệp chỉ được yêu cầu mua USD theo giao dịch giao ngay hoặc giao dịch kỳ hạn, nhằm hạn chế tình trạng găm giữ USD.
Video đang HOT
Theo phó tổng giám đốc một NH cổ phần tại TP HCM, sau những quyết định của NHNN về giảm lãi suất huy động USD và siết giao dịch ngoại tệ đã khiến giá USD giảm mạnh những ngày qua. Khách hàng cá nhân bán USD khá nhiều trong khi nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán trong tương lai giảm hẳn. Những khách hàng nào có nhu cầu mua ngoại tệ bằng giao dịch kỳ hạn cũng phải làm hợp đồng, chứng từ và giấy tờ hợp lệ…
Đồng thời, lãi suất huy động USD giảm chỉ còn 0,25%/năm đã không kích thích nhu cầu mua USD gửi tiết kiệm hoặc găm giữ chờ lên giá như trước đây, lượng ngoại tệ khách hàng cá nhân bán cho NH tăng khá mạnh mấy ngày qua. Dù vậy, vị lãnh đạo này cho rằng trước mắt thị trường đang ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố tâm lý nhưng sẽ dần ổn định trong những ngày tới, khi mặt bằng giá giao dịch ngoại tệ mới được thiết lập.
Lãnh đạo một ngân hàng chia sẻ, tỷ giá tăng trước đây chủ yếu do tâm lý, chứ nguồn cung không quá khan hiếm. Hơn nữa, tại Việt Nam hay có tình trạng cứ thấy giá USD tăng thì đổ xô đi mua, tạo ra sự khan hiếm giả tạo. “Nay Thông tư 15 với những quy định siết chặt việc bán và hạn chế găm giữ ngoại tệ có hiệu lực thì sẽ phần nào làm giảm sự tác động của yếu tố tâm lý này. Ngoài ra, chỉ cần nhà điều hành đưa ra định hướng rõ ràng như thời gian gần đây thì giá USD tất yếu hạ nhiệt”, ông nói.
Đợt sốt tỷ giá cuối tháng 8, đầu tháng 9 vừa qua diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục phá giá đồng nhân dân tệ và sự kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ – FED tăng lãi suất. Mặc dù giữa tháng 8, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1%, đồng thời nới biên độ từ /-2% lên /-3%. Quyết định kép hiếm có này xảy ra đúng một tuần sau khi biên độ tỷ giá đã được nới gấp đôi, từ mức /-1% duy trì nhiều năm qua. Nếu tính cả hai lần tăng đầu năm thì tỷ giá trần đã tăng tới 5%, nhưng các ngân hàng vẫn cứ theo nhau niêm yết kịch trần 22.547 đồng. Trên thị trường tự do, có lúc giá lên 22.900 đồng.
Nhiều nguyên nhân được đưa ra, nhưng cơ quan quản lý và các bên thường nhắc tới chuyện đầu cơ làm giá vì cung cầu không biến động lớn. Ngân hàng Nhà nước sau đó liên tục khẳng định không tiến hành điều chỉnh tỷ giá nữa và sẽ áp dụng tất cả các biện pháp để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối từ nay đến cuối năm 2015 cũng như những tháng đầu năm 2016, đồng thời đưa ra động thái hạ lãi suất tiền gửi USD, và sau đó là Thông tư 15 có hiệu lực…, từ đó giá USD trong ngân hàng và tự do liên tục sụt giảm cho đến nay.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Rau quả Việt Nam gặp hạn vì Trung Quốc
Trước những biến động kinh tế, nông sản Việt Nam dần "đuối sức", gặp khó trong vấn đề cạnh tranh và liên tục bị các nước trong khu vực "cướp" mất thị trường. Hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu giảm mạnh cả lượng và chất.
Nông sản Việt mất dần thị trường
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD), cho biết, một thập kỷ trở lại đây kinh tế thế giới biến động mạnh, gần đây nhất là sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam thường xuyên nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc. 20% nông sản Việt cũng là xuất khẩu sang Trung Quốc. Do đó, biến động từ Trung Quốc tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp tới thương mại nông sản của Việt Nam.
Trong khi đó, tăng trưởng của nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu nông sản nhưng suốt từ cuối năm 2014 đến nay, xuất khẩu nông sản sụt giảm mạnh và dần mất sức cạnh tranh - ông Nguyễn Trung Kiên, Quyền trưởng Bộ môn Thị trường và Ngành hàng (IPSARD), nói thêm.
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam đang giảm mạnh
Ông Kiên dẫn chứng, trước đây, gạo 25% và gạo 5% tấm của Việt Nam có giá bán khá cạnh tranh so với gạo của Thái Lan, Ấn Độ thì nay, giá đã xấp xỉ bằng nhau. Thị phần xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc rộng lớn cũng theo đà "tuột dốc".
"Năm 2012-2013, Việt Nam chiếm trên 65% thị phần nhập khẩu gạo của Trung Quốc nhưng đến năm 2014 giảm xuống còn 53%, và tính hết 4 tháng đầu năm 2015 con số này chỉ còn là 47%. Đối thủ thế chân Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc chính là Thái Lan, Campuchia và Pakistan", ông Kiên nói.
Tương tự, với mặt hàng cà phê, ông Kiên cho hay giá Arabica (cà phê chè) của Brazil và Colombia giảm mạnh cũng gây sức ép lớn với xuất khẩu cà phê Robusta (cà phê vối) của Việt Nam.
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), hầu hết các mặt hàng nông sản đều giảm giá trong thời gian tới. Cụ thể, đến năm 2020, gạo sẽ giảm giá 7, cà phê Robusta và tôm giảm 13%, cao su chạm đáy năm 2015 rồi dần tăng trở lại nhưng rất khó quay lại mức giá trước năm 2013.
Các mặt hàng thủy sản cũng không khá hơn khi tôm xuất khẩu của Việt Nam có giá bán cao hơn các đối thủ cạnh tranh như Ấn Đô, Thái Lan và Indonesia. Chúng ta đang mất thị phần tôm vào tay Ấn Độ, Indonesia trên các thị trường lớn như Mỹ.
Thị trường Mỹ: Cứu cánh?
Tại Hội thảo "Thương mại nông nghiệp Việt Nam trong biến động của kinh tế" do IPSARD tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng, để tháo gỡ khó khăn trước mắt cần tận dụng thị trường Mỹ do đồng USD vẫn giữ mức giá cao. Cụ thể, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có lợi thế như thủy sản, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, gỗ và sản phẩm từ gỗ.
Ngoài ra, nhanh chóng kết nối để có các hợp đồng xuất khẩu gạo sang Indonesia, Philippines, Malaysia vì các nước này có thể thiếu hụt nguồn cung trong năm nay. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường chính ngạch sang Trung Quốc đối với các mặt hàng có thể xuất khẩu như sắn, rau quả, cao su, điều, gỗ,...
Việt Nam đang mất thị phần tôm vào tay Ấn Độ, Indonesia trên thị trường lớn như Mỹ
Về xúc tiến thương mại, chuyên gia cà phê Đoàn Triệu Nhạn nhận định, cần phải thay đổi theo hướng xác định cụ thể, rõ ràng đối tượng và cách thức xúc tiến.
Hiện nay, Đức, Italya, Mỹ là các thị trường nhập khẩu cà phê truyền thống của Việt Nam thì không cần năm nào cũng tiến hành đi xúc tiến thương mại theo kiểu "đến hẹn lại lên". Thực tế, Việt Nam cũng đã hướng tới mở rộng thị trường xuất khẩu mới, thậm chí có đi khảo sát nhưng khảo sát chưa thực sự đến nơi đến chốn để hình dung rõ thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu cho phù hợp.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, lại cho rằng, chiều sâu của "bức tranh" phải xem xét theo chuỗi giá trị.
Ông Tài nói rằng, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản nhưng dừng lại khi sản phẩm mới đi đến cửa khẩu. Lẽ ra, doanh nghiệp cần cái nhìn tường tận khi hàng hóa tới tận tay người tiêu dùng. Do đó, quan trọng là Việt Nam phải nghiên cứu hình thành các chuỗi giá trị nông sản ổn định từ sản xuất, chế biến tới tiêu thụ, có như vậy mới tham gia được chuỗi giá trị toàn cầu.
Đơn cử, ngành chè có doanh nghiệp quy mô nhỏ, một năm xuất khẩu khoảng 1.000 tấn nhưng chỉ bán cho hai khách hàng trên thế giới. Tuy nhiên, điểm khác biệt là doanh nghiệp này bán tới tận khách hàng cuối cùng mà không qua kênh trung gian nào. Nhờ vậy, trong bối cảnh xuất khẩu chè khó khăn, doanh nghiệp vẫn bán được mức giá cao, thậm chí còn được đối tác ứng trước tiền, ông Tài dẫn chứng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng lưu ý nông nghiệp Việt Nam cần tổ chức lại sản xuất, vẫn duy trì các hộ nhưng phải đảm bảo quy trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm đồng bộ. Trước mắt, làm tốt các khâu quy hoạch, tổ chức sản xuất rồi mới bàn tới thị trường.
Bảo Hân
Theo_VietNamNet
Giá vàng và USD tiếp tục "đi xuống" Phiên giao dịch sáng nay 4/9, giá vàng SJC tiếp tục giảm tới 200.000 đồng/lượng, mất mốc 34 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào. Giá USD cũng có xu hướng giảm nhẹ. Tính đến 9h45 sáng nay 4/9, giá vàng SJC tại Hà Nội được một số doanh nghiệp vàng niêm yết giao dịch ở mức 33,95 triệu đồng/lượng (mua vào) - 34,05...