Giá USD ngân hàng tăng vọt lên trên 22.000 VND
Sáng nay 12/8, hầu hết các ngân hàng thương mại tăng giá USD lên trên 22.000 VND, sau động thái điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ mức /-1% lên /-2% của NHNN.
Theo bảng giá của Vietcombank – nhà băng chiếm thị phần lớn về thanh toán xuất nhập khẩu – cặp tỷ giá VND/USD giao dịch ở mức 21.990 VND (mua vào) – 22.090 VND (bán ra), tăng lần lượt mỗi chiều 210 VND và 250 VND so với hôm qua.
Tại BIDV, giá USD được niêm yết giao dịch lên mức 22.010 VND – 22.090 VND.
Cùng xu hướng thị trường, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng tăng mạnh giá USD.
Điển hình, tại ACB, giá USD giao dịch ở mức 21.980 VND -22.100 VND, tăng 200 VND và 240 VND mỗi chiều; Eximbank niêm yết ở mức 21.980 VND – 22.100 VND, tăng 200 VND và 250 VND…
Sau một thời gian dài ổn định với mức bán ra phổ biến là 21.840 VND, giá USD có sự biến động mạnh trong phiên hôm nay.
Giá USD tăng vọt
Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định nới biên độ tỷ giá từ -1% lên -2%, kể từ hôm nay. Với tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 21.673 VND/USD, biên độ tỷ giá mới sẽ cho phép tỷ giá biến động trong phạm vi mức tỷ giá trần là 22.106 VND/USD và tỷ giá sàn là 21.240 VND/USD.
Video đang HOT
Lý giải về việc điều chỉnh khá bất ngờ này, NHNN cho hay, việc đồng Nhân dân tệ (CNY) được điều chỉnh giảm 1,9% trong ngày 11/8/2015, là mức giảm giá mạnh nhất trong vòng 2 thập kỷ qua, kéo theo một loạt đồng tiền châu Á chủ chốt khác cũng như chỉ số giá trên thị trường hàng hóa quốc tế sụt giảm.
“Với đặc thù Trung Quốc là đối tác chiếm tỷ trọng thương mại lớn của Việt Nam thì việc điều chỉnh tỷ giá đồng CNY sẽ có tác động bất lợi tới nền kinh tế Việt Nam”, thông báo từ NHNN nhấn mạnh.
Vì vậy, để tạo sự chủ động, linh hoạt cho tỷ giá trước các tác động bất lợi trên thị trường quốc tế nêu trên, đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, NHNN ban hành Quyết định số 1595/QĐ-NHNN ngày 11/8/2015 quy định về tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép.
Trên thế giới, phiên 11/8, USD tăng giá khi giới đầu tư tăng mua tài sản trú ẩn, sau khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc quyết định phá giá nội tệ, khiến thị trường “rung lắc” và gia tăng lo ngại về tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.
Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, phiên 11/8 tăng 0,4% lên 88,99 điểm, chấm dứt 3 phiên giảm liên tiếp.
Ở một diễn biến khác, Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ thêm 1,6% ngày thứ 2 liên tiếp, khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo.
An Hạ
Theo Dantri
Tiền điện tăng vọt, lỗi do nắng nóng?
Cầm hóa đơn tiền điện tháng 5, chị Thanh "toát mồ hôi" khi thấy số tiền tăng lên gần gấp đôi so với tháng trước. Rất nhiều hộ gia đình khác cũng rơi vào cảnh tương tự như chị Thanh, khi tiền điện đột nhiên tăng vọt.
"Hoa mắt" với tiền điện
Hóa đơn tiền điện tháng 5 của gia đình chị Thanh tăng gần gấp đôi
Không riêng Hà Nội, nhiều độc giả của báo Dân trí tại TPHCM cũng phản ánh về việc tiền điện tăng vọt. Chị Lê Thị Thanh (ngụ quận 12) cho biết: "Những tháng trước tiền điện nhà tôi chỉ khoảng 310.000 đồng. Do thời tiết nắng nóng, nhà lại có con nhỏ nên tháng 5 chúng tôi sử dụng máy lạnh nhiều hơn một chút. Tôi nghĩ tiền điện sẽ tăng thêm chút đỉnh thôi, không ngờ khi nhận hóa đơn tính tiền điện thấy nhảy vọt lên gần 600.000 đồng".
Tương tự là trường hợp nhà chị Đỗ Thị Hà Xuyên (ngụ phường 13, quận Tân Bình). Tháng này, chị Xuyên cũng phải đóng thêm 740.000 đồng tiền điện. "Khi nhận hóa đơn, tôi thấy tiền điện tăng lên đáng kể, trong khi so với tháng trước, gia đình chỉ dùng thêm vài chục số điện. Không biết nhà tôi có bị tính nhầm hay không mà tiền điện tăng nhiều vậy?", chị Xuyên thắc mắc.
Chị Thắng (ngụ quận Phú Nhuận) cho hay, tiền điện gia đình chị phải đóng tháng 5 là 3,7 triệu đồng, tăng 1,4 triệu đồng so với mức bình quân các tháng trước (2,3 triệu/tháng). "Giá tiền điện tăng, một phần là do cách tính tiền điện lũy tiến theo từng hộ gia đình, do thời gian vừa qua thời tiết khá nóng, gia đình sử dụng máy lạnh nhiều hơn".
Tìm hiểu tại nhiều hộ gia đình khác tại địa bàn quận Phú Nhuận, Tân Phú, quận 12...tình trạng hóa đơn tiền điện sinh hoạt tăng vọt trong tháng 5 diễn ra khá phổ biến. Một số ý kiến cho rằng, nguyên nhân tăng là do nhu cầu sử dụng nhiều trong đợt nắng nóng vừa qua, cũng có ý kiến "nghi ngờ" cách tính tiền điện kiểu lũy tiến bậc thang của ngành điện lực.
Chuyện người dân "kêu trời" sau mỗi lần điện tăng giá không phải lạ; tuy nhiên, đợt tăng giá điện lần này rơi đúng vào tháng cao điểm mùa nắng nóng khiến nhiều người càng "choáng" hơn khi cầm hóa đơn tiền điện tăng vọt.
Điện lực thành phố nói gì?
Chiều 24/6, trả lời phóng viên báo Dân trí, ông Nguyễn Anh Vũ, Trưởng Ban Quan hệ cộng đồng, Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) cho biết, việc tăng giá điện đã được thực hiện từ 16/3/2015, do đó một số gia đình có tiền điện cao hơn những tháng trước không liên quan đến tăng giá điện trong tháng 5/2015 vừa rồi.
Trong tháng 5 và nửa đầu tháng 6/2015, nhiệt độ trung bình nhiều ngày ở TP HCM từ 38 - 39 độ C, đo đó nhu cầu tiêu thụ điện cho các thiết bị giải nhiệt, đặc biệt là máy lạnh tăng cao. Cụ thể, sản lượng điện tiêu thụ bình thường của thành phố khoảng 61 triệu kWh/ngày, nhưng trong tháng 5/2015 và nửa đầu tháng 6/2015, bình quân là 67,5 triệu kWh, thậm chí có ngày lên tới xấp xỉ 70 triệu kWh.
Theo thống kê, riêng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt bình quân trong tháng 5/2015 tăng 10% so với các tháng trước, đặc biệt một số hộ còn tăng cao đến hơn 40%. Khi tăng nhu cầu sử dụng điện thì đơn giá các bậc thang sau cao hơn bậc thang trước nên khách hàng có cảm giác tiền điện phải trả chưa phù hợp.
Theo quy định hiện hành, giá điện sinh hoạt bán lẻ hiện nay được tính theo bậc thang, gồm 6 bậc. Mức giá cao nhất cho điện tiêu thụ trên 400 kWh là 2.587 đồng/kWh (chưa VAT). Như vậy, trong đợt nắng nóng vừa qua, những gia đình có sử dụng máy lạnh sẽ thấy rõ nhất sự tác động khi trả tiền điện.
Theo khẳng định của ông Vũ, hiện nay, các loại điện kế EVNHCMC sử dụng để đo đếm chỉ số điện tiêu thụ điện của khách hàng đều được cơ quan chức năng kiểm định chất lượng theo đúng Luật đo lường và Luật điện lực. Bên cạnh việc định kỳ kiểm tra, kiểm định, thay bảo trì theo quy định, EVNHCMC kiểm soát chặt chẽ việc ghi điện và phúc tra ghi điện tại nhà khách hàng.
Trung Kiên
Theo Dantri
Trẻ mắc bệnh hô hấp tăng vì thời tiết thất thường Miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển mùa từ xuân sang hè với nhiều biểu hiện nắng nóng, mưa lạnh đan xen khiến hàng loạt trẻ mắc bệnh. Tại các bệnh viện, số trẻ đến khám vì mắc bệnh hô hấp tăng vọt. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, một tuần trở lại...