Giá trứng gia cầm ở Hà Nội tăng mạnh
Trong những ngày gần đây, giá trứng gia cầm trên thị trường tăng mạnh so với thời điểm cách đây 1 tháng.
Công nhân kiểm tra chất lượng sản phẩm trứng gà trước khi đưa vào dây chuyền xử lý, đóng gói sản phẩm tại nhà máy. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Nguyên nhân khiến giá trứng gia cầm tăng trở lại do đàn gia cầm đang bị dịch bệnh khiến năng suất bị giảm. Thời gian trước đó, nhiều người nuôi ồ ạt, giá trứng xuống thấp xuống còn 900 đồng/quả, nên nhiều hộ bỏ nuôi. Một phần khác do thức ăn chăn nuôi tăng cao, nên người nuôi không có lãi, hiện công suất nuôi gà, vịt đẻ trứng chỉ khoảng 60-70%. Tuy nhiên, nhiều trang trại chăn nuôi hiện đang tăng cường liên kết, chăn nuôi gà, vịt đẻ trở lại để bù đắp nguồn cung. Dự báo, trong thời gian tới, giá trứng sẽ ổn định trở lại.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, nguồn cung trứng gia cầm còn rất nhiều, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Khảo sát tại một số chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội như: Nguyễn Công Trứ, chợ Hôm Đức Viên, Hàng Bè, Kim Liên, Thành Công, Dịch Vọng… và chợ đầu mối phía Nam, hiện giá trứng gia cầm có xu hướng nhích lên 300 – 500 đồng/quả.
Cụ thể, giá trứng gà công nghiệp khoảng 3.300 đồng/quả, giá trứng gà ta dao động từ 4.000 – 4.500/quả tùy kích cỡ, giá trứng vịt có giá 4.000 đồng/quả. Theo các tiểu thương, so với đầu tháng, nguồn cung trứng cũng ít hơn nên không nhập được nhiều hàng. Trong khi đó, nhu cầu trứng của thị trường tăng cao, nhất là trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành thực hiện giãn cách xã hội, người dân mua nhiều trứng vì là thực phẩm dễ sử dụng.
Bác Nguyễn Thị Nghĩa, chủ đại lý bán trứng tại chợ Nguyễn Công Trứ, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, giá trứng trong vòng một tháng nay tăng mạnh là do nhu cầu mua của người dân tăng cao, cùng với sắp đến vụ bánh trung thu nên nhiều cửa hàng bánh lấy trứng nhiều hơn. Trước giá trứng gà đỏ chỉ có 22.500 đồng/chục nay đã tăng lên 35.000 đồng/chục, gà ta từ 37.000 – 45.000 đồng/chục, trứng vịt từ 40.000 – 45.000 đồng/chục.
Chị Lê Thu Hằng, ở phố Võ Thị Sáu, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, chị đi chợ rất hay mua trứng vì nó là thực phẩm dễ chế biến, trẻ con lại rất thích ăn. Nhưng mấy hôm nay, chị đi chợ thấy giá trứng tăng nhiều, trước đây trứng gà ta to chỉ có giá 37.000 đồng/chục nay tăng lên 45.000 đồng/chục. Tuy nhiên, mỗi lần chị cũng chỉ mua 2 chục quả và ăn hết lại mua, cũng không mua tích trữ. Vì trứng mua để lâu ăn không hết cũng không ngon và không đảm bảo.
Video đang HOT
Tại siêu thị Big C Thăng Long (Trần Duy Hưng, Cầu Giấy), Big C Garden (Mễ Trì, Nam Từ Liêm), giá trứng gà ta ở mức 48.500 đồng một chục, tăng hơn 3.000 đồng so với tuần trước. Gian bán trứng gia cầm tại hệ thống siêu thị Big C còn treo thông báo “do số lượng có hạn, mỗi ngày khách hàng chỉ được mua 3 vỉ trứng các loại/khách hàng/ngày”.
Tại VinMart Thăng Long (Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội) và BRGMart C13 Thành Công, các mặt hàng trứng gia cầm, nhất là trứng gà đã được siêu thị tăng lượng hàng dự trữ lên gấp đôi và cũng mở rộng nhà cung cấp. Siêu thị đồng thời giới hạn số lượng trứng mà khách được mua tối đa 2 vỉ/người/ngày. Việc này, được các siêu thị lý giải, nhằm tránh tình trạng người tiêu dùng mua gom hàng và hết hàng cục bộ.
Bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, một số mặt hàng như trứng gia cầm có tăng nhẹ, do nguồn cung sản xuất ở khu vực phía Bắc đang san sẻ hàng cho phía Nam. Tuy nhiên, tình hình không đáng lo ngại.
Quan trọng nhất, ở Hà Nội đã chủ động, sẵn sàng nguồn cung của các hệ thống hệ thống phân phối từ nhiều tháng nay. Khi có biến động, Hà Nội vẫn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cho người dân. Hiện hàng hóa rất dồi dào, các hệ thống phân phối đều tăng lượng hàng và nhân lực phục vụ nhu cầu người dân. Người dân cũng rất bình tĩnh trong việc đi mua hàng, không có chuyện đổ xô đi mua tích trữ, gom hàng.
Hà Nội: Từ 12h trưa 25/5 dừng hoạt động nhà hàng ăn uống, cắt tóc, gội đầu
UBND TP Hà Nội vừa có công điện khẩn về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trên địa bàn TP đã xuất hiện chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm tại các khu vực chung cư tập trung đông dân, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.
Từ 12h ngày mai (25/5), TP quyết định tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến khi có thông báo mới. Cụ thể: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.
Thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.
Chủ tịch UBND TP yêu cầu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hiệu quả hơn, nhanh hơn bằng nhiều hình thức thiết thực, phát huy tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phường, các khu chung cư, trên không gian mạng.
Hà Nội hôm nay đã cho phong tỏa nhiều khu dân cư do liên quan đến ca mắc Covid-19 mới.
Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, làm việc trực tuyến.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát triển khai phương án bổ sung các khu cách ly tập trung để chủ động đáp ứng việc cách ly tập trung.
Chủ tịch TP cũng nhấn mạnh phải xử lý nghiêm trách nhiệm đối với người đứng đầu và các cá nhân liên quan nếu để xảy ra lây chéo trong khu cách ly tập trung và lây nhiễm dịch bệnh từ các khu cách ly tập trung ra cộng đồng; các vi phạm về quy định phòng, chống dịch bệnh.
Rà soát kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các lực lượng trong toàn bộ hệ thống phòng chống dịch Covid-19 từ tổ dân phố, thôn xóm, hộ gia đình, tổ sản xuất, nhất là các khu chung cư, khu nhà trọ, ký túc xá sinh viên, khu nhà ở học sinh, sinh viên...
Ổ dịch tại tập đoàn T&T được đánh giá phức tạp.
Giám sát, quản lý chặt chẽ việc cách ly y tế tại cộng đồng, tuyệt đối không để xảy ra các ca bệnh mới phát sinh tại cộng đồng.
Thần tốc, truy vết, cách ly, khoanh vùng, tổ chức xét nghiệm nhanh, kịp thời để sàng lọc khi có ca bệnh mới phát sinh.
Người đứng đầu UBND TP yêu cầu, tất cả người dân từ các tỉnh, thành khác trở về Hà Nội: Thời điểm từ ngày 10-24/5 đều phải khai báo y tế trên website http://tokhaiyte.vn và các ứng dụng NCOVI, Bluezone, hoàn thành chậm nhất trong ngày 25/5.
Từ ngày 25/5, thực hiện khai báo y tế trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm có mặt tại Hà Nội.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...