Giá trứng gà giảm sâu, còn 1.400 đồng/quả
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người chăn nuôi lao đao vì giá trứng gà xuống thấp và khó tiêu thụ khi các nhà hàng, quán ăn đóng cửa. Nông dân lỗ 300-400 đồng cho mỗi quả trứng.
Hai tuần nay, chị Hiền ở Thanh Oai, Hà Nội phải chở trứng gà quê vào trung tâm thành phố để bán. Vừa xếp những khay trứng ra một góc vỉa hè bên đường Dương Đình Nghệ (Cầu Giấy, Hà Nội), chị Hiền vừa kể: “Năm nay dịch bệnh, nhiều nhà hàng, khách sạn đóng cửa không nhập, giá trứng xuất tại chuồng rẻ quá nên tôi phải mang ra vỉa hè bán mong gỡ lại được đồng vốn”.
Hiện, chị rao bán trứng gà theo túi 30 quả với giá 60.000 đồng. “Khách đi ngang thấy rẻ thường mua 2,3 túi một lần”, chị nói.
Năm nay, gia đình chị Hiền nuôi khoảng 1.000 con gà đẻ, trong đó có 500 con đang giai đoạn cho cho trứng. “Nuôi gà nhiều năm nay nhưng tôi chưa bao giờ thấy giá trứng xuống thấp liên tục như vậy. Trong khi đó, nguyên liệu chăn nuôi ngày càng tăng giá, nông dân chăn nuôi như tôi thua lỗ nặng”, chị nói.
Giá xuống thấp, khó tiêu thụ, người chăn nuôi gà phải mang trứng vào thành phố rao bán lẻ. Ảnh: Thanh Thương.
Cùng cảnh của chị Hiền, chị Hương Thảo (Mê Linh, Hà Nội) nhiều ngày nay lên mạng xã hội rao bán trứng gà vì giá cả xuống thấp, không có người mua. Theo chị, hiện giá trứng bán buôn chỉ khoảng 1.400-1.500 đồng/quả. Thời điểm này năm ngoái giá trứng gà cũng giảm nhưng không giảm sâu như năm nay.
Video đang HOT
“Gia đình nào nuôi ít thì mỗi ngày bù lỗ vài trăm nghìn, còn nuôi nhiều mỗi ngày bù lỗ đến vài triệu, thậm chí chục triệu đồng”, chị Thảo tâm sự.
Trên các trang chợ mạng, trứng gà cũng được rao bán nhộn nhịp với giá giảm mạnh, nhiều người còn kêu gọi “giải cứu” trứng giúp bà con nông dân với mức giá siêu rẻ từ 17.000-20.000 đồng/10 quả.
Đăng bài viết rao bán 30 quả trứng gà ta giá chỉ 50.000 đồng, chị Đặng (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết bài viết của chị đã thu hút hơn 400 lượt bình luận đặt mua ủng hộ. “Năm nay dịch bệnh ập đến bất ngờ, nhà hàng, khách sạn và các quán ăn đóng cửa nhiều khiến giá trứng xuống thấp, không có người mua”, chị nói.
Vừa chọn mua 2 túi trứng gà 60 quả, chị Mai (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Bình thường mua trứng gà ta 3.500-4.000 đồng/quả, nay thấy giá rẻ quá tôi mua 60 quả về bỏ tủ lạnh ăn dần”. Theo chị, trứng gà vừa để được lâu, vừa nhiều dưỡng chất nên chị mua nhiều ủng hộ bà con.
Trao đổi với Zing, ông Lê Đình Bình, giám đốc hợp tác xã chăn nuôi Yên Hoà Phú (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết hiện giá trứng gà đang xuống mức rất thấp nhưng vẫn cao thời điểm tháng 10/2020 là 800 đồng/quả. Cụ thể, hiện giá trứng gà xuất buôn chỉ dao động khoảng 1.400 đồng/quả. “Trong khi đó, giá thành sản xuất mỗi quả trứng khoảng 1.700-1.800 đồng/quả. Với giá bán rẻ như vậy, người chăn nuôi đang lỗ 300-400 đồng/quả”, ông Bình nói.
Hiện hợp tác xã đang chăn nuôi 700.000 con gà đẻ, sản lượng khoảng 600.000 trứng/ngày và 50.000 con gà thịt, giá bán buôn bình quân khoảng 75.000 đồng/kg. Theo vị giám đốc này, việc tiêu thụ trứng của các xã viên trong hợp tác xã đang gặp khó, nhiều người đã không thể trụ vững để duy trì đàn từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại.
“Hiện, hợp tác xã vẫn đang cố gắng tìm đầu ra cho các xã viên, đồng thời chúng tôi mong muốn các cơ quan, tổ chức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm giúp người chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này”, ông Bình nói.
Qua khảo sát, không chỉ riêng giá trứng giảm, mà các loại gia cầm thương phẩm như gà, vịt… cũng đang rớt giá và khó bán. Cụ thể, gà ta xuất chuồng có giá 60.000 – 75.000 đồng/kg, vịt có giá 25.000-27.000 đồng/kg, gà lông trắng 35.000 đồng/kg…
Khoảng 300 kiều bào hồi hương sẽ tham gia họp mặt mừng xuân Tân Sửu 2021 tại TP.HCM
UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch về tổ chức họp mặt kiều bào mừng Xuân Tân Sửu năm 2021 trên địa bàn TP.HCM.
Lời chúc Tết dành cho sếp dù nhỏ nhưng thể hiện tình cảm cũng như sự phải phép của cấp dưới đối với cấp trên, đồng thời cũng giúp cơ hội được sếp để ý, cân nhắc nhiều hơn. Cùng tham khảo những lời chúc Tết Tân Sửu 2021 dành cho sếp dưới đây nhé.
Do tác động của dịch COVID-19, dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, các hãng hàng không Việt Nam sẽ không khai thác các đường bay quốc tế như thường lệ mà thay vào tập trung khai thác các đường bay nội địa nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
Theo đó, buổi họp mặt kiều bào mừng Xuân, đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 do Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức, dự kiến sẽ diễn ra vào chiều tối 4/2 (nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Canh Tý).
Buổi họp mặt thể hiện tình cảm, sự trân trọng và quan tâm sâu sắc của TP.HCM đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đây cũng là dịp để lãnh đạo TP.HCM thông tin đến kiều bào về những thành tựu của TP.HCM trên các lĩnh vực, giới thiệu định hướng phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM.
Buổi họp mặt mừng Xuân Tân Sửu dự kiến có sự tham dự của khoảng 300 kiều bào hồi hương, doanh nhân, chuyên gia, trí thức, văn nghệ sĩ kiều bào tiêu biểu hoạt động tại TP.HCM cùng bà con kiều bào về đón tết tại TP.HCM.
Chương trình họp mặt kiều bào mừng Xuân Tân Sửu 2021 còn có các hoạt động đáng chú ý như: triển lãm về các hoạt động, những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; sự đồng hành của kiều bào trong việc phát triển của thành phố; hình ảnh biển, đảo Việt Nam và nhân dân TP.HCM hướng về biển đảo...
Trước thềm họp mặt, các đại biểu sẽ dâng hương Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham quan tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Các kiều bào cũng tham quan toàn cảnh TP.HCM bằng xe buýt 2 tầng qua 24 tuyến đường với 30 địa điểm của TP.HCM như: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Thảo Cầm Viên, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, khu phố đi bộ Bùi Viện, chợ Bến Thành, tòa nhà Bitexco, buýt đường sông, Nhà hát TP.HCM, Dinh Độc lập, Bến xe miền Đông mới...
Trong sáng 4/2, các kiều bào tham dự tọa đàm Kiều bào TP.HCM - chào xuân 2021 tại Đài Truyền hình TP.HCM. Chiều 4/2 là chương trình Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ kiều bào có hiến kế phát triển chính quyền đô thị tại TP.HCM.
Chương trình họp mặt kiều bào TP.HCM năm 2020. Ảnh: VOV
Họp mặt kiều bào mừng xuân, đón Tết Nguyên Đán là một hoạt động văn hóa truyền thống hằng năm của TP.HCM. Qua đó, thể hiện tình cảm, sự trân trọng và quan tâm của lãnh đạo Thành phố đối với cộng đồng kiều bào đang sinh sống, làm việc tại thành phố, cùng đa số kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền của dân tộc.
Đây là dịp để lãnh đạo Thành phố thông tin đến kiều bào về những thành tựu trên các lĩnh vực, đồng thời ghi nhận và tuyên dương những tập thể và cá nhân kiều bào có những đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của Thành phố và cả nước.
Thông qua buổi họp mặt thân mật, Lãnh đạo Thành phố trên tinh thần hết sức cầu thị lắng nghe và trao đổi những tâm tư, nguyện vọng, hiến kế của kiều bào để xây dựng TP.HCM có cuộc sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Trong Tết Canh Tý năm 2020 đã có 900 kiều bào trên 25 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (như: Anh, Mỹ, Australia, Canada, Pháp, Đức, Bỉ, Nga, Thụy sĩ, Hà Lan, Ba Lan, Newzealand, Slovakia, Ý, Na Uy, HongKong, Philippines, Singapore, Thái Lan, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đan Mạch).
Thêm nhiều ngân hàng báo lãi ngàn tỉ đồng Nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục lãi đậm trong năm 2020, bất chấp tác động của dịch Covid-19. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2020, với mức tăng trưởng huy động vốn và cho vay đều khá cao so với mặt bằng chung. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm...