Giá trị tư tưởng của Ph.Ăngghen trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chiều 27-11, Trường Chính trị tỉnh đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề giá trị thời đại những tư tưởng của Ph.Ăngghen trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay” nhân kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Ph.Ăngghen (28-11-1820 – 28-11-2020).
TS.Nguyễn Văn Long, Phó hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh phát biểu kết luận hội thảo
Trong bài phát biểu đề dẫn tại hội thảo, TS.Nguyễn Văn Long, Phó hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh cho biết Ph.Ăngghen sinh ra trong một gia đình chủ xưởng dệt tại Barmen, tỉnh Rhein (Vương quốc Phổ). Thế nhưng từ thực tế đấu tranh cách mạng và tình cảnh giai cấp công nhân thời bất giờ, Ph.Ăngghen trở thành nhà tư tưởng ví đại, người cộng sản kiên trung của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; người bạn, người đống chí thân thiết, thủy chung đã cùng với Karl Marx sáng lập học thuyết Marx – học thuyết cách mạng và khoa học – vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.
Theo Phó hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Văn Long, mặc dù luôn tự nhận mình là “cây vĩ cầm số 2″ bên cạnh Karl Marx, nhưng Ph.Ăngghen đã để lại cho nhân loại nhiều tư tưởng lý luận sâu sắc vượt tầm thời đại, góp phần tạo nên bước ngoặt cách mạng trong việc hình thành thế giới quan khoa học cho những người cộng sản. Bên cạnh phép biện chứng duy vật được trình bày trong hệ thống qua luật, phạm trù của triết học, cùng với Karl Marx, Ph.Ăngghen đã xây dựng thành công lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của kinh tế chính trị học, đặt nền móng cho lý luận quân sự của giai cấp vô sản… Những tư tưởng đó đã trở thành cẩm nang thần kỳ cho phong trào cách mạng vô sản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trên con đường tự giải phóng mình. Đối với cách mạng Việt Nam, những nguyên lý chủ nghĩa Marx – Lênin nói chung, tư tưởng Ph.Ăngghen nói riêng về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện đảng cầm quyền luôn là cẩm nang thần kỳ chỉ dẫn, soi sáng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta.
Tại hội thảo, các đại biểu là cán bộ quản lý, các giảng viên Trường Chính trị tỉnh, Trường đại học Nguyễn Huệ, cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tham luận, thảo luận làm rõ thêm những cống hiến vĩ đại của Ph.Ăngghen. Nhất là những cống hiến của Ph.Ăngghen trong việc cùng với Karl Marx xây dựng và phát triển con đường biện chứng đi lên chủ nghĩa xã hội; bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đầu giai đoạn tư bản chủ nghĩa chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền trên nhiều lĩnh vực; sự vận dụng sáng tạo những chỉ dẫn của Ph.Ăngghen vào điều kiện cụ thể của Việt Nam…
Video đang HOT
Hội thảo đã góp phần khẳng định phương pháp luận, phép biện chứng của chủ nghĩa Marx – Lênin nói chung, tư duy biện chứng củaPh.Ăngghen nói riêng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là một hệ thống tri thức quý báu đòi hỏi cần được nghiên cứu nghiêm túc để có thêm cơ sở khoa học bổ sung phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong giai đoạn hiện nay.
Cải cách hành chính: Phải làm mạnh hơn
Muốn xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch thì cán bộ hành chính phải là những người "tinh hoa và tinh nhuệ nhất", được tuyển chọn bài bản.
Sáng 27-11, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo khoa học "Cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2011-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2030".
Cải cách hành chính không chỉ bằng quyết tâm chính trị
Tại hội thảo, nguyên Thứ trưởng Nội vụ Văn Tất Thu nhắc lại thời điểm 1980-1995, Đại hội VI đã nhấn mạnh tinh thần: "Không cải cách thì chúng ta sẽ chết". Ông Thu cho rằng công cuộc CCHC thời gian qua đã đạt một số thành tích "cực kỳ to lớn". Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là chúng ta tiếp tục CCHC như thế nào.
"Dứt khoát công cuộc CCHC của đất nước không thể dừng lại, mà càng cải cách mạnh hơn" - ông Thu nói.
Ông Thang Văn Phúc, nguyên thứ trưởng Nội vụ, phát biểu tại hội nghị. Ảnh: THU NGUYỆT
Ông Thu sau đó nêu hàng loạt thách thức đặt ra đối với công cuộc CCHC. Thách thức đầu tiên, theo ông, "các nhà CCHC cô đơn quá", "tiến hành CCHC nhưng đơn thương độc mã". Nguyên thứ trưởng Nội vụ cho rằng công cuộc CCHC bao giờ cũng gồm cải cách lập pháp, hành pháp, tư pháp và cuối cùng là đổi mới hệ thống chính trị. Trong đó, yếu tố sau cùng chính là cải cách lớn nhất và chi phối các cuộc cải cách.
"Đầu tiên phải tiến hành cải cách đồng bộ những việc này. Chừng nào chúng ta chưa làm được thì không kỳ vọng gì!" - vẫn lời ông Thu.
Một thách thức khác, theo ông Thu, là "tư tưởng bao cấp, cào bằng, bình quân chủ nghĩa" vẫn còn trong tiềm thức của chúng ta. "Phải loại bỏ ngay những điều này thì mới tiến hành cải cách được" - ông Thu nói.
Ngoài ra, ông Thu cũng đánh giá năng lực quản trị hiện nay còn yếu, đặc biệt là năng lực thực thi. "Các chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ không ai có thể bổ sung thêm được đâu. Vấn đề là làm quyết liệt... CCHC chỉ có thể thực hiện trên cơ sở khoa học chứ không thể chủ quan duy ý chí được, bằng quyết tâm chính trị thôi thì không làm được đâu" - ông Thu cảnh báo.
Xóa tình trạng bộ "ôm, nắm" doanh nghiệp
Trong khi đó, nguyên Thứ trưởng Nội vụ Thang Văn Phúc lưu ý vấn đề cần tách quản lý nhà nước ra khỏi sản xuất, kinh doanh. Chúng ta đang làm việc này nhưng đây vẫn là "thách thức rất lớn", theo lời ông Phúc. Ông dẫn chứng những năm qua chúng ta mới cổ phần hóa được 30 doanh nghiệp (DN), vẫn còn hơn 1.000 DN đang chờ cổ phần hóa.
Cạnh đó là việc tách quản lý nhà nước ra khỏi các tổ chức sự nghiệp. Ông Phúc dẫn chứng, hiện công chức từ cấp huyện trở lên chưa đến 300.000 người nhưng số hoạt động trong khu vực đơn vị sự nghiệp khoảng 2,5 triệu người. Theo ông, cần phải chuyển bộ phận này sang một cơ chế mới, tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhưng việc này đang diễn ra cực kỳ chậm.
"Tư tưởng bao cấp và thậm chí bộ, ngành còn muốn "nắm" tới từng đơn vị. Bộ của các DN, bộ của các đơn vị sự nghiệp thì làm gì có bộ để lo sự phát triển toàn diện của đất nước này. Nếu không làm được cái này, xin lỗi, mọi công cuộc cải cách của chúng ta trở thành tốn kém, không tác dụng" - ông Phúc nhận xét.
Từ những phân tích trên, nguyên Thứ trưởng Thang Văn Phúc cho rằng tư tưởng chủ đạo lớn nhất trong cải cách là chuyển đổi chức năng, Nhà nước nên làm đúng việc của mình, còn lại của DN, của xã hội.
"Làm như vậy không phải chúng ta từ bỏ lãnh đạo, chúng ta quản lý bằng thể chế của nhà nước pháp quyền" - ông Phúc nhấn mạnh.
Theo ông Phúc, CCHC giai đoạn 2021-2030 cần chọn vấn đề then chốt để làm xoay chuyển theo xu hướng mới. Theo đó, một nền hành chính hay một nền quản trị hiện đại, hiệu lực, hiệu quả ngày càng công khai, minh bạch, thể hiện pháp chế dân chủ. Một nền hành chính phục vụ, kiến tạo phát triển hay còn gọi là một nền hành chính "bà đỡ" của sự phát triển.
Cũng tại hội thảo, có ý kiến cho rằng vấn đề quan trọng nhất đặt ra với CCHC là "cải cách cán bộ" mà trọng tâm là trọng dụng nhân tài. Dẫn kinh nghiệm từ Singapore, vị này cho rằng cán bộ hành chính của đất nước này là "tinh hoa và tinh nhuệ nhất", được tuyển chọn bài bản.
"Cần nâng cao vị thế và hình ảnh của cán bộ, công chức Việt Nam" - ý kiến này cho rằng sau khi có sàng lọc, tuyển chọn thì cần phải tạo điều kiện, môi trường thực sự cho người tài phát huy được. Với môi trường của ta hiện nay, người tài chưa phát huy được năng lực của mình.
Hiệu trưởng Trường Chính trị làm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng Tân Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng hứa sẽ cùng với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Tỉnh ủy và Tổng LĐLĐ Việt Nam giao. Sáng 9-9, LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 8, nhiệm kỳ 2018-2023 để bầu bổ sung Ủy viên Ban...