Giá trị thương hiệu Bảo Việt tăng gấp đôi, đạt 267 triệu USD
Thương hiệu Bảo Việt liên tục được ghi nhận thông qua các giải thưởng của các tổ chức uy tín trong và ngoài nước cũng như tiên phong trong việc triển khai báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS.
Thương hiệu Bảo Việt được định giá 267 triệu USD, cao nhất trong lĩnh vực tài chính – bảo hiểm tại Việt Nam năm 2019, tăng gấp đôi so với năm 2018
Sáng ngày 24/9/2019 tại Hà Nội, Brand Finance – nhà tư vấn định giá thương hiệu và chiến lược kinh doanh độc lập hàng đầu thế giới, đã tổ chức Lễ công bố bảng xếp hạng Thương hiệu Việt Nam 2019. Theo đó, Bao Viêt la thương hiêu đứng đầu trong ngành tài chính – bảo hiểm, trong Top 50 thương hiêu gia tri nhât Viêt Nam. Giá trị thương hiệu Bảo Việt được định giá đạt 267 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2018 và đứng thứ 17 trong bảng tổng sắp.
Brand Finance đánh giá thương hiệu dựa trên các thông số: chỉ số sức mạnh thương hiệu BSI, tỉ lệ phí bản quyền thương hiệu, dự báo doanh thu và giá trị thương hiệu. Kết quả này dựa trên đánh giá đối với 7.000 thương hiệu trên thế giới và Brand Finance là công ty duy nhất sử dụng phương pháp đánh giá thương hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn của ISO 10668 về tiêu chuẩn đánh giá.
Thương hiệu Bảo Việt đáp ứng tốt các tiêu chí đánh giá cả về vị thế trên thị trường và tiềm năng tạo ra lợi nhuận ổn định trong tương lai. Bảo Việt luôn chú trọng giữ gìn hình ảnh thương hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ với tiêu chí lấy khách hàng làm trung tâm của mọi hoạt động. Việc Bảo Việt được ghi nhận là 1 trong những thương hiêu gia tri nhât Viêt Nam, đưng đâu trong nganh tài chính – bao hiêm là sự ghi nhận những nỗ lực không ngừng của cả hệ thống trong công tác xây dựng, phát triển thương hiệu.
Bảo Việt: Doanh nghiệp có năng lực Quản trị tài chính tốt nhất sàn chứng khoán Việt Nam trong ngành Bảo hiểm
Video đang HOT
Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa phối hợp cùng Báo Diễn đàn doanh nghiệp, Viện nghiên cứu phát triển doanh nghiệp (INBUS), Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội các nhà Quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) triển khai chương trình “Đánh giá năng lực hoạt động doanh nghiệp – Vietnam The best company”.
Chương trình “Đánh giá năng lực hoạt động doanh nghiệp – Vietnam The best company” được triển khai thường niên, dựa trên cơ sở khảo sát, đánh giá 21 tiêu chí tài chính liên quan đến mọi mặt sản xuất kinh doanh của 1.566 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam thuộc 32 lĩnh vực kinh tế thông qua Báo cáo tài chính, với phương pháp đánh giá toàn diện, đảm bảo hiệu quả và tính chính xác cao.
Tập đoàn Bảo Việt đứng đầu ngành bảo hiểm và được vinh danh ở hạng mục: Top 100 doanh nghiệp có năng lực Quản trị tài chính tốt nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Đây được coi là một trong những kết quả thẩm định năng lực doanh nghiệp giúp các đối tác, các nhà đầu tư, đặc biệt là các cổ đông phân tích và đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Với tiềm lực tài chính mạnh, quy mô vốn và tài sản hàng đầu, tỷ trọng vốn hóa lớn, tính thanh khoản cao nên cổ phiếu BVH của Tập đoàn Bảo Việt luôn đóng vai trò dẫn dắt nhóm cổ phiếu ngành bảo hiểm, là cổ phiếu blue-chip hấp dẫn để đầu tư dài hạn.
Bảo Việt: 10 năm tiên phong triển khai báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS
Nắm bắt kịp thời xu hướng báo cáo tại khu vực và trên thế giới, nhằm không ngừng hoàn thiện, đổi mới trong quản trị doanh nghiệp và minh bạch hóa thông tin, năm 2019 là năm thứ 10 Bảo Việt triển khai báo cáo theo chuẩn mực kế toán IFRS.
Bộ Tài chính hiện đã gửi xin ý kiến dự thảo Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) vào Việt Nam, theo đó, từ sau năm 2025, các doanh nghiệp niêm yết bắt buộc lập báo cáo tài chính theo IFRS. Tuy nhiên, Tập đoàn Bảo Việt đã tiến hành triển khai chuyển đổi báo cáo tài chính hợp nhất từ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang IFRS từ năm 2009.
Việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS giúp nâng cao chất lượng báo cáo theo hướng tăng cường tính minh bạch và khả năng so sánh, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người sử dụng báo cáo để đưa ra các quyết định quản lý, điều hành và đầu tư, là điều kiện tiên quyết để giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường vốn quốc tế, giúp các cổ đông, nhà đầu tư, đối tác nước ngoài thuận lợi hơn trong việc đối chiếu với các thông tin tài chính trên thị trường quốc tế, thể hiện sự sẵn sàng trong hội nhập quốc tế, từ đó nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt.
Bên cạnh việc triển khai báo cáo theo chuẩn mực IFRS, Bảo Việt cũng là doanh nghiệp tiên phong trong việc triển khai lập Báo cáo tích hợp theo tiêu chuẩn quốc tế IIRC và áp dụng Phương pháp thẻ điểm Quản trị ASEAN để đánh giá quản trị doanh nghiệp.
QUỲNH CHI
Theo VTC.vn
CMC Group công bố hoàn tất thoái vốn tại BaoVietBank, Vinamilk có còn là cổ đông lớn thứ hai?
Công bố thoái vốn tại ngân hàng Bảo Việt từ năm 2011, mới đây CMC Group vừa thông báo hoàn tất giao dịch này.
Theo thông báo của CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (CMC Group, mã CMG - HoSE), HĐQT của doanh nghiệp này vừa thông qua Nghị quyết về việc hoàn tất việc thoái vốn của Ngân hàng TMCP Bảo Việt. Cụ thể, CMC Group đã chuyển toàn bộ cổ phần sở hữu cho các nhà đầu tư khác có nhu cầu.
Nhìn vào danh sách cách khoản đầu tư tài chính của CMC Group, BaoVietBank từ lâu đã không còn trong khoản mục này. Theo báo cáo thường niên năm 2011, doanh nghiệp công nghệ này đã thoái vốn tại BaoVietBank nhằm tăng cường và tập trung vốn cho các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, chuyển vốn về đầu tư vào lĩnh vực viễn thông và giảm nợ vay.
BaoVietBank là một trong ba ngân hàng được cấp phép thành lập mới trong năm 2008
BaoVietBank là ngân hàng nội "sinh sau, đẻ muộn", được cấp phép muộn nhất trong 31 ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay. Ở thời điểm sáng lập, vốn điều lệ của BaoVietBank là 1.500 tỷ đồng. CMC Group là cổ đông nắm giữ 9,9% vốn ngân hàng, giá trị đầu tư hơn 148 tỷ đồng. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một lãnh đạo của doanh nghiệp này cũng cho biết việc thoái vốn tại BaoVietBank đến thời điểm này đã hoàn tất thủ tục pháp lý. Còn các giao dịch đã thực hiện xong trước đó.
Theo báo cáo soát xét bán niên năm 2019, BaoVietBank hiện đã nâng vốn điều lệ lên 3.150 tỷ đồng với 2 cổ đông lớn là Tập đoàn Bảo Việt (49,52% vốn) và CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk (14%). Phía Vinamilk cũng cho biết toàn bộ 44,2 triệu cổ phiếu ngân hàng này đã được bán theo một thỏa thuận mua bán cổ phiếu từ nhiều năm trước. Dù giao dịch chưa hoàn tất, công ty đã nhận đủ tiền ứng trước 447,82 tỷ đồng.
Mặc dù, vốn điều lệ lớn nhưng kết quả kinh doanh của BaoVietBank vẫn khá khiêm tốn. Lợi nhuận nửa đầu năm 2019 đạt 10,6 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ do không còn khoản lãi lớn từ mua bán chứng khoán đầu tư. Thu nhập lãi thuần kỳ này tăng trưởng tới 48,5% dù dư nợ cho vay khách hàng giảm gần 3% so với đầu năm.
Tổng tài sản đến cuối quý II của ngân hàng xấp xỉ 52.159 tỷ đồng, giảm 6% so với hồi đầu năm. Trong khi tăng trưởng cho vay âm, huy động khách hàng lại tăng 5,59% trong nửa đầu năm. Lợi nhuận để lại hiện đạt hơn 190 tỷ đồng.
Thanh Thủy
Theo baodautu.vn
Melody City Kênh đầu tư sinh lời bền vững Có thể nói, Tây Bắc Đà Nẵng năm 2019 chưa bao giờ được các nhà đầu tư chú ý như hiện nay. Nổi bật trong đó là Melody City - dự án được Phúc Đại Việt, Bảo Việt và Ý An Khang giới thiệu trong năm nay. Sức bật mang tên Tây Bắc Đà Nẵng Bất động sản đất nền là dòng sản...