Giá trị tài sản của người Mỹ giảm 500 tỷ USD
Theo số liệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed), giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình và tổ chức phi lợi nhuận đã giảm 500 tỷ USD xuống 149.300 tỷ USD trong quý I/2022.
Đây là sự thay đổi đáng chú ý so với đà tăng mạnh của giá trị tài sản bắt đầu từ giữa năm 2020, nhờ giá nhà và cổ phiếu tăng vọt.
Người dân mua thực phẩm tại một khu chợ ở Washington, DC, Mỹ, ngày 8/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự sụt giảm giá trị tài sản trong quý I/2022 phản ánh sắc đỏ trên thị trường chứng khoán đầu năm nay, khi giá trị cổ phiếu doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp và gián tiếp giảm 3.000 tỷ USD. Tổng giá trị của những khoản nắm giữ này đạt 46.300 tỷ USD trong quý I/2022, đưa cổ phiếu doanh nghiệp trở thành một trong những tài sản lớn nhất của các hộ gia đình.
Video đang HOT
Thống kê cho thấy chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số tổng hợp S&P 500 đều giảm gần 5% trong ba tháng đầu năm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq giảm mạnh gần 9%. Đây là quý tồi tệ nhất đối với các thị trường kể từ quý I/2020 khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế Mỹ.
Trong năm nay, thị trường chứng khoán chịu sức ép do xung đột Nga-Ukraine, đà tăng cao của giá dầu cũng như lạm phát, chính sách tăng lãi suất của Fed và mối lo ngại về đại dịch COVID-19.
Fed cho biết đà giảm của cổ phiếu được bù đắp một phần bằng đà tăng của giá trị bất động sản (tăng 1.700 tỷ USD) và tỷ lệ tiết kiệm cá nhân cao. Theo thống kê, các hộ gia đình và tổ chức phi lợi nhuận nắm giữ lượng bất động sản có trị giá 44.100 tỷ USD.
Tỷ lệ giá trị tài sản ròng của hộ gia đình trên thu nhập khả dụng vẫn gần mức cao kỷ lục và vượt xa mức trước đại dịch vào năm 2019. Trong khi đó, Fed cho biết nợ hộ gia đình tăng với tốc độ hàng năm là 8,3%, phản ánh mức tăng trưởng mạnh mẽ của cả khoản vay thế chấp nhà và tín dụng tiêu dùng.
Giá nhà tiếp tục tăng khiến nợ thế chấp tăng 8,6%. Người Mỹ cũng vay nhiều hơn trên thẻ tín dụng và vay mua ô tô, khiến tín dụng tiêu dùng tăng 8,7%.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Không có dấu hiệu nền kinh tế rơi vào suy thoái
Ngày 9/6, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhận định nền kinh tế nước này không có nguy cơ rơi vào suy thoái dù rằng lạm phát đang trên đà phi mã.
Bà Janet Yellen phát biểu tại một sự kiện ở bang Delaware, Mỹ ngày 1/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn tại diễn đàn kinh tế do nhật báo The New York Times tổ chức, bà Yellen nhấn mạnh: "Không có dấu hiệu nào cho thấy rằng một cuộc suy thoái đang diễn ra".
Nền kinh tế Mỹ đã hồi phục mạnh mẽ sau giai đoạn khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, song tỷ lệ lạm phát lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ và tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng nghiêm trọng hơn do cuộc xung đột tại Ukraine đã làm dấy lên những ý kiến bi quan.
Dự kiến, trong ngày 10/6, Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5. Giới phân tích dự báo tỷ lệ lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ giảm nhẹ so với mức 8,3% trong tháng 4 vừa qua.
Bên cạnh đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã bắt đầu tăng lãi suất một cách quyết liệt, với dự báo về một đợt tăng lãi suất mạnh trong tuần tới, trong khi giới hoạch định chính sách đang nỗ lực chống lại sức ép lạm phát và tránh gây ra một cuộc suy thoái.
Bộ trưởng Yellen bày tỏ tin tưởng rằng những biện pháp trên sẽ thành công. Bà kỳ vọng sẽ có "con đường mở ra", giúp nền kinh tế "hạ cánh mềm".
Cuối tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc họp với Chủ tịch FED Jerome Powell tại Nhà Trắng thảo luận về vấn đề lạm phát và những nỗ lực của Nhà Trắng để giải quyết tình trạng giá cả tăng cao trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ. Tại cuộc gặp, ông Powell đã khẳng định nền kinh tế Mỹ đủ mạnh để giải quyết tình trạng chi phi đi vay cao.
Cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều giảm điểm trong tuần qua Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 3/6, khiến cả ba chỉ số chính đều giảm trong cả tuần qua, sau khi số liệu việc làm tốt hơn dự đoán trong tháng Năm đã củng cố những đồn đoán về các đợt nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong những tháng tới. Ảnh minh họa:...