Giá trị tài sản của các gia đình Hàn Quốc giảm lần đầu tiên trong một thập kỷ
Giá trị tài sản của các gia đình Hàn Quốc giảm lần đầu tiên trong một thập kỷ, sau khi Ngân hàng trung ương nước này (BoK) tăng mạnh lãi suất, góp phần đưa đến sự điều chỉnh của thị trường bất động sản.
Người dân di chuyển trên đường phố tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 15/9/2020. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo số liệu của BoK và Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, tổng giá trị tài sản mỗi gia đình giảm 3,7%, xuống 527 triệu won (399.742 USD) trong vòng 12 tháng (3/2022-3/2023).
Giá trị các tài sản thực dẫn đầu đà giảm, với mức giảm 5,9%. Giá trị các tài sản tài chính vẫn tăng 3,8%, mặc dù tốc độ tăng đã giảm một nửa so với giai đoạn trước.
Giá trị tài sản của các gia đình giảm có thể ảnh hưởng đến lòng tin và chi tiêu tiêu dùng, động lực chính của tăng trưởng kinh tế.
Trong tháng trước, BoK đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ 2,2% xuống 2,1%, do động lực tiêu dùng và đầu tư xây dựng yếu đi.
Thị trường bất động sản phân khúc trung và cao cấp đã giành lại động lực kể từ tháng 3/2023, dù BoK duy trì lãi suất ở mức 3,5%, sau khi tăng 3 điểm phần trăm từ tháng 8/2021 đến tháng 1/2023.
Giá bất động sản phục hồi có thể góp phần cải thiện lòng tin tiêu dùng trong mùa Hè, sau khi giảm trong bốn tháng kể từ tháng 8/2023.
Số người cao tuổi sống đơn thân ở Hàn Quốc tăng kỷ lục
Ngày 4/8, Cơ quan Thống kê Hàn Quốc (KOSTAT) cho biết cứ 5 người cao tuổi ở Hàn Quốc thì có hơn 1 người sống một mình, mức cao kỷ lục từ trước đến nay, làm dấy lên mối lo ngại về vấn đề già hóa dân số ở quốc gia Đông Bắc Á này.
Người cao tuổi tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, số liệu của KOSTAT cho thấy, tính đến tháng 11/2022, tại Hàn Quốc có 1,97 triệu người, tương đương 21,8% trong số 9,04 triệu người trên 65 tuổi, sống một mình. Như vậy, xu hướng này tăng dần trong những năm gần đây, từ mức 1,22 triệu người vào năm 2015, hay 1,44 triệu người vào năm 2018 và 1,82 triệu người vào năm 2021. KOSTAT cũng cho biết tỷ lệ hộ gia đình độc thân trong số những người cao tuổi đang ở mức cao nhất từng được ghi nhận.
Những phát hiện này được đưa ra khi tổng số công dân cao tuổi lần đầu tiên vượt qua con số 9 triệu vào năm 2022 và dự báo tăng mạnh trong tương lai. Người cao tuổi dự báo sẽ chiếm hơn 20% tổng dân số Hàn Quốc vào năm 2025 và 49,8% vào năm 2050. Số lượng người cao tuổi ngày càng tăng xuất hiện cùng với một xu hướng nhân khẩu học khác ở Hàn Quốc - tỷ lệ người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn cao nhất thế giới, ở mức 40,4% tính đến năm 2020. Nhiều người cao tuổi vẫn làm việc ngay cả khi đã nghỉ hưu để thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Ngoài ra, theo KOSTAT, những người lớn tuổi sống một mình có xu hướng ít thành công hơn trong công việc so với những người có một hoặc nhiều thành viên trong gia đình.
KOSTAT cũng cho biết chỉ có 41% số hộ gia đình một người có thể tìm được việc làm vào năm 2022, so với 61,2% đối với những hộ gia đình có nhiều thành viên hơn. Về thu nhập, năm ngoái, các hộ gia đình một người có thu nhập trung bình hằng tháng là 1,57 triệu won, so với 3,75 triệu won của những hộ gia đình có nhiều hơn một thành viên.
Hàn Quốc muốn tăng người giúp việc Đông Nam Á để khuyến khích dân sinh con Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch thử nghiệm chương trình đưa người giúp việc ở khu vực Đông Nam Á đến nước này hỗ trợ làm việc nhà và trông trẻ để các gia đình Hàn Quốc cân nhắc sinh thêm con. Suất sinh Hàn Quốc đang trên đà giảm. Ảnh AFP Trong nỗ lực nâng sinh suất đang ở mức thấp...