Giá trị khoản đầu tư của SK Group vào Masan giảm gần một nửa sau hơn 1 năm nắm giữ
Việc cổ phiếu Masan (MSN) giảm sâu đã khiến giá trị khoản đầu tư của SK Group, GIC giảm sâu. Trong khi đó, Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang cũng tạm thời không còn là tỷ phú theo danh sách của Forbes.
Từ đầu tháng 12 tới nay, biến động cổ phiếu Masan (MSN) diễn ra không thực sự tích cực. Kết thúc phiên giao dịch 12/12/2019, thị giá MSN chỉ còn 55.700 đồng/cp, giảm 20% so với đầu tháng và giảm 28% so với đầu năm.
Đà giảm của Masan gần đây đến sau thông tin VinCommerce, VinEco và Masan Consumer Holding sẽ sáp nhập để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng – Bán lẻ. Có thể giới đầu tư đang lo ngại kết quả kinh doanh Masan sẽ bị ảnh hưởng khi nhận sáp nhập VinCommerce, đơn vị sở hữu chuỗi bán lẻ Vinmart, Vinmart .
Theo báo cáo bộ phận của VinGroup, trong năm 2018, doanh thu mảng bán lẻ của Tập đoàn này đạt 21.257 tỷ đồng nhưng lỗ 5.121 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, mảng bán lẻ ghi nhận doanh thu 23.571 tỷ đồng nhưng lỗ 3.461 tỷ đồng.
Biến động cổ phiếu MSN trong 1 năm qua
Biến động kém tích cực của MSN đã khiến giá trị cổ phiếu các cổ đông nắm giữ sụt giảm đáng kể, tiêu biểu như trường hợp cổ đông chiến lược SK Group.
Vào tháng 10/2018, SK Group – một trong những tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng, viễn thông, linh kiện công nghệ cao, logistics, dịch vụ đã chi 470 triệu USD để mua vào 110 triệu cổ phiếu, tương ứng mức giá 100.000 đồng/cp.
Video đang HOT
Tuy vậy, nếu tính theo thị giá MSN tại ngày 11/12/2019 (55.700 đồng/cp), giá trị khoản đầu tư của SK Group đã tạm thời mất đi 44% giá trị, chỉ còn 262 triệu USD.
Một điểm đáng chú ý, SK Group hiện cũng là cổ đông lớn của VinGroup sau khi chi ra 1 tỷ USD để mua 154,3 triệu cổ phiếu VIC (6,15%) vào tháng 5/2019.
Cùng với SK Group, một cổ đông lớn khác của Masan là Quỹ đầu tư thuộc Chính phủ Singapore (Government of Singapore – GIC) cũng đẩy mạnh mua cổ phiếu MSN trong giai đoạn cuối năm 2018, đầu năm 2019 và tính đến nay giá trị khoản đầu tư này đã sụt giảm đáng kể.
Cụ thể, vào cuối năm 2018, GIC đã mua khoảng 52 triệu cổ phiếu MSN từ KKR với tổng giá trị hơn 200 triệu USD và trở thành cổ đông lớn của Masan. Ước tính giá bình quân GIC mua cổ phiếu MSN trong giai đoạn này vào khoảng 86.000 đồng/cp. Đến tháng 2/2019, GIC tiếp tục mua thêm gần 14 triệu cổ phiếu MSN với mức giá 84.000 đồng/cp.
So với thị giá MSN tại ngày 11/12/2019 là 55.700 đồng/cp, ước tính lượng cổ phiếu mà GIC mua thêm trong khoảng 1 năm qua đã mất tới 35% giá trị.
Cùng với các cổ đông chiến lược, Chủ tịch Masan – ông Nguyễn Đăng Quang cũng chịu ảnh hưởng từ việc cổ phiếu MSN giảm sâu. Theo cập nhật tại ngày 11/12 của Forbes, giá trị tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang chỉ còn 974,5 triệu USD và tạm thời không còn là tỷ phú USD.
Dù vậy, việc ông Quang bị loại khỏi danh sách tỷ phú có thể chỉ là biến động ngắn hạn. Trong thời gian tới nếu diễn biến cổ phiếu MSN hồi phục trở lại, Chủ tịch Masan nhiều khả năng sẽ trở lại danh sách tỷ phú của Forbes.
Long Nhật
Theo Trí thức trẻ
Cổ phiếu Masan tăng trở lại sau 3 phiên lao dốc, Masan Consumer vẫn 'cắm đầu'
Cổ phiếu MSN của Masan có dấu hiệu tăng trở lại sau 3 phiên lao dốc từ ngày 3/12, ngược lại cổ phiếu MCH của Masan Consumer lại cắm đầu trong 2 phiên cuối tuần.
Kết thúc phiên giao dịch 6/12, VN-Index tăng 0,29 điểm (tương ứng tăng 0,03%) lên 963,56 điểm. Toàn sàn có 156 mã tăng, 154 mã giảm và 74 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 0,13 điểm (0,13%) lên 102,5 điểm. Toàn sàn có 51 mã tăng, 60 mã giảm và 59 mã đứng giá.
Thanh khoản thị trường chung duy trì ở mức khá thấp. Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE và HNX chỉ đạt 198 triệu cổ phiếu, trị giá 4.100 tỷ đồng.
Cổ phiếu MSN của Masan đã lấy lại sắc xanh khi kết phiên tại mức giá 62.500 đồng/cp, tăng nhẹ 0,81% so với phiên giao dịch 5/12.
Tuy vậy, MSN chưa thể lấy lại phong độ như mức giá 69.000 đồng/cp trước khi thông tin thâu tóm VinCommerce và VinEco được công bố, theo đó thị giá MSN giảm hơn 10% trong 1 tuần.
Kết thúc tuần giao dịch 2-6/12, giá trị vốn hoá của MSN tạm 'bay hơi' khoảng 7.600 tỷ đồng.
Trong phiên 4/12, khối ngoại bán hơn 4,6 triệu cổ phiếu MSN, ghi nhận phiên bán ròng lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài từ đầu năm đến nay.
" Nhìn nhận ở khía cạnh tích cực, tâm lý bán tháo đã lên đỉnh điểm khi khớp lệnh ồ ạt trong phiên hôm nay. Do đó, áp lực bán sẽ giảm trong những phiên tới và tác động của MSN tạo ra cho thị trường không còn đáng kể", chuyên gia chứng khoán nhận định.
Vinmart sẽ tạm dừng nhập hàng cục bộ của các nhà cung cấp trong vòng 1 tuần.
Trong khi đó, một cổ phiếu khác thuộc "họ Masan" là MCH của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, UPCoM: MCH) có những tín hiệu tích cực tăng giá mạnh trong 2 ngày đầu thương vụ khủng được công bố, thì trong 2 phiên 5-6/12 ghi nhận dấu hiệu kém khả quan.
Cụ thể, kết phiên 6/12, MCH chỉ còn 75.600 đồng/cp, giảm 4% so với phiên 5/12, trước đó phiên 5/12 cổ phiếu MCH cũng giảm đến 7,8%.
Trong khi đó, cổ phiếu VIC của Vingroup vẫn giữ nguyên phong độ tăng đều trong tuần giao dịch này, kết phiên 6/12 tại mức giá 115.900 đồng/cp, tương ứng tăng 0,17%.
Được biết, trong tối 5/12, hệ thống Vinmart đã tạm dừng nhập hàng cục bộ của các nhà cung cấp trong vòng một tuần, để phục vụ cho việc kiểm kê trước khi bàn giao quyền điều hành cho Masan Consumer hậu sáp nhập.
Riêng mặt hàng tươi sống vẫn tiếp nhận bình thường.
Việc tạm dừng sẽ kết thúc sau một tuần, sau đó mọi chính sách liên quan đến nhà cung cấp và khách hàng của Vinmart sẽ được vận hành như trước đây từ ban điều hành quản trị mới.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Khoản lỗ nghìn tỷ của Vinmart đặt áp lực ra sao với Masan? Lợi nhuận trước thuế năm 2018 tại Công ty Hàng tiêu dùng Masan đạt gần 3.900 tỷ đồng, trong khi đó, mảng bán lẻ của Vingroup (chủ yếu là Vinmart, Vinmart ) lỗ hơn 5.100 tỷ đồng. Theo thỏa thuận của 2 tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam, Vingroup sẽ sáp nhập 2 mảng bán lẻ và nông nghiệp do Công...