Giá trị hoàng gia
Hoàng gia Anh trở nên giàu có hơn bao giờ hết khi Nữ hoàng Elizabeth trở thành người trị vì xứ sở sương mù lâu năm nhất vào ngày 9-9, với 63 năm ngồi trên ngai vàng.
Theo ước tính của Reuters, giá trị tài sản trên danh nghĩa của Hoàng gia Anh vào khoảng 34,8 tỉ USD, tăng mạnh trong vài thập kỷ qua nhờ hưởng lợi từ giá nhà đất tăng cao. Mặc dù không giành được một vị trí của danh sách 10 người giàu nhất thế giới nhưng ngần ấy cũng đủ giúp Hoàng gia Anh trụ lại trong tốp 20.
Không dễ để tính toán mức độ giàu có của Hoàng gia Anh bởi một số tài sản do cá nhân sở hữu trong khi số khác do hoàng gia thay mặt đất nước quản lý. Điển hình là Crown Estate, công ty đầu tư và quản lý tài sản hoàng gia.
Nữ hoàng Elizabeth (ngồi, bìa phải) cùng các thành viên Hoàng gia Anh. (Ảnh: PA)
Điện Buckingham cho biết nhờ thị trường bất động sản London bùng nổ mà giá trị của Crown Estate từ năm 2005 đến nay đã tăng hơn gấp đôi, lên 17,5 tỉ USD. Tuy không thuộc sở hữu của nữ hoàng nhưng lợi nhuận của Crown Estate chảy vào túi hoàng gia ngày càng nhiều và đây là nguồn kinh phí dành để tu sửa các cung điện.
Những “máy bơm tiền” khổng lồ khác phải kể đến 2 lãnh địa truyền đời Lancaster và Cornwall – có tổng giá trị gần 2 tỉ USD – và kho báu hoàng gia khoảng 15,4 tỉ USD. Tính chung, công ty tư vấn tài chính Anh Brand Finance định giá tài sản hữu hình của Hoàng gia Anh ở mức 30,7 tỉ USD.
Video đang HOT
Ngoài tài sản hữu hình, Brand Finance đánh giá “tổng giá trị” của tất cả thành viên Hoàng gia Anh vào khoảng 87 tỉ USD, mang về cho nước Anh nguồn lợi 1,8 tỉ USD mỗi năm. Nổi bật nhất là công chúa Charlotte, cô bé dù mới 4 tháng tuổi nhưng có “giá trị” gần 5 tỉ USD đối với kinh tế Anh, qua mặt anh trai George khi hoàng tử bé “chỉ” được định giá 3,6 tỉ USD.
Mới xuất hiện trước công chúng 2 lần nhưng đứa con thứ hai của hoàng tử William và công nương Kate đã giúp kinh tế Anh đạt khoảng 150 triệu USD lợi nhuận, chủ yếu đến từ các mặt hàng thời trang liên quan đến công chúa Charlotte.
Theo Xuân Mai
Người Lao động
Nữ hoàng Elizabeth trở thành người trị vì lâu nhất nước Anh
Nữ hoàng Elizabeth, người lên ngôi lúc mới 25 tuổi, hôm nay làm nên một dấu mốc lịch sử khi trở thành người trị vì lâu nhất của vương quốc Anh.
Nữ hoàng Elizabeth. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, nữ hoàng 89 tuổi cũng là quốc vương nhiều tuổi nhất của Anh. Vào khoảng 17h30 (16h30 GMT), bà sẽ nắm giữ ngôi vua tròn 63 năm, 7 tháng, hai ngày, 16 giờ và 23 phút. Quãng thời gian này vượt qua kỷ lục được thiết lập trước đó bởi cụ cố của bà, Nữ hoàng Victoria.
"Trong 63 năm qua, nữ hoàng đã trở thành biểu tượng của sự vững chắc trong một thế giới luôn biến động, sự phục vụ và trách nhiệm không màng đến bản thân của bà đã giành được sự kính phục không chỉ ở nước Anh mà cả trên toàn cầu", Thủ tướng David Cameron cho biết. "Ngày hôm nay chúng ta tôn vinh kỷ lục phi thường của bà, cũng như phẩm cách và sự tận tụy mà bà đã cống hiến cho quốc gia của chúng ta".
Tuy nhiên, những người thân cận với nữ hoàng cho hay bà khá thờ ơ trước dấu mốc trọng đại này. Bà tin nó không mang nhiều ý nghĩa ngoài thực tế là bà đã sống rất lâu.
Ban đầu, Nữ hoàng Elizabeth thậm chí không có ý định kỷ niệm sự kiện này một cách công khai, nhưng sau đó trước áp lực dư luận, bà đã gật đầu. Một buổi lễ chính thức sẽ được tổ chức ở Scotland, nơi bà thường đi nghỉ hè.
Cùng chồng là Hoàng thân Philip, người đã bên cạnh bà suốt thời gian bà nắm giữ ngai vàng, nữ hoàng sẽ tham dự lễ khánh thành tuyến đường sắt nội địa dài nhất ở Anh trong hơn 100 năm qua.
Phát ngôn viên điện Buckingham cho hay bà có thể thậm chí có một bài phát biểu hiếm thấy trước công chúng sau đó.
Khi còn là một công chúa còn trẻ tuổi, bà Elizabeth bất ngờ trở thành nữ hoàng sau khi cha của bà là George VI lên ngôi, do anh trai ông là Edward VIII thoái vị vào năm 1936 để kết hôn với một phụ nữ đã ly hôn người Mỹ.
Bà bước lên ngai vàng ngày 6/2/1952, lúc mới 25 tuổi, sau khi cha qua đời. Năm đó, cuộc chiến tranh Triều Tiên đang diễn ra ác liệt, Joseph Stalin là lãnh đạo của Xô viết và Anh tuyên bố sở hữu bom nguyên tử. Kể từ khi bà trở thành nữ hoàng, nước Anh đã trải qua 12 đời thủ tướng.
"Rõ ràng tôi là một người sống xa thời đại của nhiều người trong số các bạn, một người kế vị các vị vua và nữ hoàng của lịch sử", bà nói trong chương trình truyền hình Giáng sinh đầu tiên năm 1957. "Tôi không thể dẫn dắt các bạn trong cuộc chiến. Tôi không thể cung cấp cho các bạn luật pháp hay thực thi công lý. Nhưng tôi có thể làm những điều khác. Tôi có thể cho các bạn trái tim và dành lòng tận tụy của tôi cho những hòn đảo lâu đời này, cho tất cả những dân tộc ở các quốc gia anh em của chúng ta".
Không chỉ là người trị vì vương quốc lâu nhất, theo một cuộc thăm dò hôm 6/9 của Sunday Times, người Anh còn xem bà là quốc vương vĩ đại nhất.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với cách trị vì của bà. Các nghị sĩ cộng hòa cho rằng sự im lặng trong các vấn đề chính trị là thành tựu lớn nhất của bà, còn nhà sử học nổi tiếng của Anh David Starkey thì cho rằng nữ hoàng chưa bao giờ nói hay làm được điều gì đáng nhớ.
Anh Ngọc
Theo VNE
Báo Anh bị chỉ trích vì đăng ảnh Nữ hoàng Elizabeth chào kiểu phát xít Đức Điện Buckingham đã chỉ trích The Sun sau khi báo này đăng ảnh và đoạn phim từ năm 1933 quay cảnh Nữ hoàng Anh Elizabeth II (khi đó còn nhỏ) giơ tay chào kiểu phát xít Đức. Nữ hoàng Anh Elizabeth II - Ảnh: AFP Đoạn phim trắng đen được quay từ năm 1933, thời điểm trùm phát xít Adolf Hitler vừa lên...