Giá tôm nguyên liệu tăng trở lại
Sau một thời gian giảm sâu, những ngày cuối tháng 8 đầu tháng 9 này, giá tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu tăng trở lại, thị trường mua bán nhộn nhịp, nhiều nơi đang xảy ra hiện tượng hút hàng.
Theo người nuôi tôm Bạc Liêu cho biết, hiện giá tôm thẻ chân trắng tăng trên dưới 20.000 đồng/kg so với tháng trước. Cụ thể, tôm thẻ chân trắng nuôi theo mô hình công nghiệp, loại từ 22 – 25 con/kg giá 160.000 đồng; loại 26 – 30 con giá 146.000 đồng/kg; loại 35 – 40 con 126.000 đồng/kg; loại 55 – 60 con giá 100.000 đồng/kg.
Tôm sú loại 20 con có giá dao động từ 180.000 – 190.000 đồng/kg; riêng tôm sú sống (chạy oxy) loại 30 giá trên 200.000 đồng/kg. Đặc biệt, loại tôm sú sống luôn hút hàng, thị trường tiêu thụ trong nước ưa chuộng, người tiêu dùng ngày một tăng, dù trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
Ông Ngô Quang Hùng, nuôi tôm tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu phấn khởi cho biết, hiện tôm nuôi của gia đình đạt size khoảng 30 con/kg. Với 2.000 m2 mặt nước tôm nuôi theo mô hình siêu thâm canh, ước tính vụ này cho năng suất đạt khoảng 14 tấn. Theo tính toán, với giá tôm hiện tại, sau khi trừ các khoảng chi phí, vụ này cho lãi lên đến 50% so với tổng vốn đầu tư ban đầu.
Theo ông Hùng, giá tôm nguyên liệu tăng mạnh trong những ngày gần đây là nhờ thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam thuận lợi trở lại. Nhiều công ty, doanh nghiệp có hợp đồng, đơn đặt hàng mới, nguồn hàng tồn kho dần được “giải phóng”, đã kích thích thị trường sản xuất, chế biến, nuôi mới trên địa bàn.
Theo nhận của các doanh nghiệp, nếu nhu cầu tiêu thụ các nước tăng trở lại, thị trường xuất khẩu ổn định, thì giá tôm nguyên liệu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, người nuôi tôm trong nước dần sản xuất ổn định trở lại.
Trước giá tôm tăng trở lại, người nuôi tôm tỉnh này đang có xu hướng mở rộng diện tích thả nuôi, nhất là đầu tư nuôi tôm theo mô hình công nghiệp, siêu thâm canh. Tuy nhiên, vấn đề người dân đang gặp phải khó khăn là nguồn vốn tái đầu tư, hệ thống cơ sở hạ tầng, điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường nước vùng nuôi, dịch bệnh trên tôm, khâu quản lý vật tư đầu vào, giá cả thức ăn, thuốc…
Bạc Liêu có diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 130.000 ha; trong đó, 80% người dân nuôi tôm theo mô hình nhỏ lẻ, hộ gia đình. Phần lớn, trong số này sản xuất theo mô hình truyền thống, còn hạn chế về kỹ thuật, thông tin thị trường… lợi nhuận chưa tương xứng so với vốn đầu tư, công lao động, hoặc thua lỗ nặng một khi giá tôm trên thị trường không ổn định.
Ngành thuỷ sản thấy trước thách thức
Xuất khẩu sụt giảm trong nửa đầu năm và khó khăn, thách thức với khối doanh nghiệp thủy sản còn lớn theo đà lan rộng của đại dịch.
Khó khăn bao trùm
Bức tranh tổng quan cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, mảng xuất khẩu cá tra suy giảm khá mạnh so với cùng kỳ. Trong khi đó, lĩnh vực xuất khẩu tôm lại có dấu hiệu khởi sắc hơn và vẫn giữ được mức tăng trưởng dương.
Video đang HOT
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thuỷ sản cả nước ước giảm 10,5% so với cùng kỳ.
Xét về thị trường tiêu thụ, trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thuỷ sản sang EU giảm 35%, sang Mỹ giảm 6%, sang ASEAN giảm 17%, sang Hàn Quốc giảm 9%, sang Nhật Bản giảm 5%, sang Trung Quốc giảm 3%...
Về vị thế hàng Việt Nam tại các thị trường, theo Tổng cục Hải quan, năm 2019, Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ chiếm 17,2%, sang Nhật Bản chiếm 17,1%, sang EU là 14,6%, Trung Quốc chiếm 14,4%, Hàn Quốc chiếm 9,2%, các nước ông Nam Á chiếm 8%...
Các con số trên cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020, các thị trường quan trọng của ngành thuỷ sản đều có sự suy giảm đáng kể về tiêu thụ thuỷ sản.
Giao thương các nước chưa thể nối lại và điều này tiếp tục là lực cản lớn nhất, làm đứt gãy sức mua trên toàn cầu, trong đó có các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như thủy sản.
Các tổ chức lớn như Bloomberg, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đều có quan điểm tương đồng về khó khăn trong năm 2020 và dự báo nền kinh tế chỉ hồi phục từ năm 2021.
Cụ thể, Bloomberg dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 3,7% trong năm 2020, hồi phục trở lại 5% trong năm 2021 và tiếp tục tăng 3,3% trong năm 2022; WB dự báo tăng trường GDP toàn cầu năm 2020 là -5,2%, năm 2021 là 4,2%; IMF dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 là -3%, năm 2021 là 5,8%...
Những dự báo này đưa ra trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai tiếp tục lan rộng ở nhiều nước, đặc biệt là các thị trường tiêu thụ chính là Mỹ, EU, một số quốc gia châu Á.
Riêng tại Việt Nam, làn sóng lây nhiễm trở lại có thể sẽ khiến nhiều quốc gia thận trọng hơn trong việc xem xét, chấp thuận hàng Việt Nam xuất khẩu sang nước họ. Cánh cửa giao thương đã hẹp, nhưng còn có thể bị hẹp hơn nhiều.
ây là khó khăn khách quan, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp Việt. ó là chưa kể do đại dịch Covid-19 quay lại, hoạt động sản xuất - kinh doanh của chính các doanh nghiệp cũng phải co hẹp, vì yêu cầu giãn cách xã hội, nhằm đảm bảo an toàn sinh mệnh cho con người.
Tương lai thị trường cũng như nội lực sức sản xuất của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay đều không rõ ràng, đòi hỏi nhà đầu tư phải có cái nhìn thận trọng khi xem xét cơ hội với nhóm cổ phiếu thủy sản.
Hiệu quả doanh nghiệp đã xuống, còn xuống nữa không?
Trên sàn, các doanh nghiệp niêm yết dần công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm. CTCP ầu tư và Phát triển đa quốc gia I.D.I (IDI) công bố quý II/2020 đạt doanh thu 1.471,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 26,4 tỷ đồng, lần lượt giảm 24% và 60,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 2.934,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 40,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 21,2% và 82,1% so với 6 tháng đầu năm 2019. Mặc dù đã đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 giảm 50,9% nhưng sau 6 tháng, IDI mới chỉ hoàn thành được 25,3% kế hoạch này.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm từ 11,4% về 6,8%, còn biên lợi nhuận ròng giảm từ 6,1% về 1,4%.
Doanh nghiệp có giải trình nguyên nhân giảm do dịch ảnh hưởng nặng nề đến tình hình xuất khẩu cá tra, thị trường xuất khẩu bị gián đoạn, giá cá xuất khẩu bị giảm mạnh so với trước dịch.
CTCP Nam Việt (ANV) công bố báo cáo quý II/2020 với doanh thu 884,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 32,1 tỷ đồng, lần lượt giảm 16,9% và 79% so với cùng kỳ năm 2019.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu đạt 1.695,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 75,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 14,2% và 78,6% so với 6 tháng đầu năm 2019. Mặc dù doanh nghiệp đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 giảm 71,6% so với năm 2019, nhưng 6 tháng đầu năm mới hoàn thành được 37,8% kế hoạch.
Với kết quả kinh doanh suy giảm, biên lợi nhuận gộp trong 6 tháng đầu năm 2020 giảm từ 25,4% về 12,5% và biên lợi nhuận ròng giảm từ 17,9% về còn 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính chỉ ghi nhận dương 5,9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là dương 251,4 tỷ đồng.
Lãnh đạo ANV cho biết, kết quả kinh doanh giảm 79% trong quý II/2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên doanh thu thuần về bán hàng giảm, giá vốn hàng bán tăng và giá bán giảm.
ược biết, thị trường xuất khẩu lớn của doanh nghiệp những năm qua là Trung Quốc, với dòng sản phẩm chủ yếu là cá tra.
Tại CTCP thực phẩm Sao Ta (FMC), báo cáo quý II/2020 cho thấy, Công ty đạt doanh thu 873 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 52,1 tỷ đồng, lần lượt tăng nhẹ 0,2% và 2,4% so với cùng kỳ.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu là 1.585,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 92,4 tỷ đồng, lần lượt giảm 2,7% và tăng 0,6% so với 6 tháng đầu năm 2019. FMC mới hoàn thành được 38,1% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm.
iểm đáng chú ý tại FMC là trong 6 tháng đầu năm nay, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính âm tới 380,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là dương 93,3 tỷ đồng. ể bù đắp hoạt động kinh doanh thâm hụt vốn, doanh nghiệp đã phải huy động dòng tiền tài chính là 391,7 tỷ đông, chủ yếu là tiền đi vay.
Ngoài ra, điểm lưu ý trong kỳ là tổng nợ vay tăng kỷ lục, tăng 167,6% lên mức 740,8 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ vay/tổng nguồn vốn đã tăng mạnh từ 18,2% lên tới 37,8% trong vòng 6 tháng đầu năm.
Hiện tại, vẫn còn một vài doanh nghiệp trong ngành chưa ra báo cáo nhưng khả năng bức tranh tài chính 6 tháng đầu năm theo tình hình xuất khẩu khó khăn, báo cáo sẽ không quá tích cực.
Bức tranh ngành thuỷ sản đang cho thấy thách thức nhiều hơn cơ hội trong giai đoạn tới. Thứ nhất, do nhiều quốc gia trên thế giới đã mở cửa quá sớm như khu vực châu Âu và Mỹ, nên hiện tượng tái phỏng toả đang và có thể tiếp tục diễn ra. Riêng khu vực châu Á, giai đoạn đầu khống chế dịch khá tốt, nhưng dưới tác động từ khu vực châu Âu và Mỹ đã làm xuất hiện làn sóng lây nhiễm thứ hai ở nhiều quốc gia.
iều này sẽ là cản trở lớn cho quá trình hồi phục của nền kinh tế nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng khi nhiều quốc gia, sau bài học "đóng mở vì Covid" đang và sẽ còn thực hiện chiến lược thận trọng trong quá trình mở cửa nền kinh tế.
Thứ hai, các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam ở Mỹ và EU vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch và chưa cho thấy thời điểm có thể kiểm soát được dịch. Trong khi đó, Việt Nam xuất hiện làn sóng lây nhiễm thứ hai, điều này đang và sẽ tiếp tục làm nhiều quốc gia lo ngại đối với việc giao thương với Việt Nam.
Thứ ba, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính của các doanh nghiệp thuỷ sản đang có dấu hiệu suy giảm khá mạnh. Nếu khó khăn tiếp tục kéo dài có thể sẽ tác động tới nhiều doanh nghiệp có dòng tiền yếu, vay nợ cao.
Mặc dù thấy rõ các thách thức hiện hữu, nhưng ngành thuỷ sản vẫn là ngành tiêu dùng hàng ngày.
Vì thế, nếu đại dịch Covid-19 lan rộng thì ngành này chịu tác động tiêu cực là đương nhiên, nhưng mức tiêu cực sẽ nhỏ hơn so với ngành có sản phẩm xa xỉ, giá trị lớn trong tổng thu nhập người dân.
Nhiều lĩnh vực của PAN Group bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19 Công ty CP Tập đoàn PAN vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 với kết quả kinh doanh khả quan trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến nền kinh tế và các doanh nghiệp. Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Sao Ta - thành viên của...