Gia tộc nhiều người có 24 ngón chân, tay
Họ đáng được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam khi đều đặn mỗi bàn chân, tay đều có 6 ngón, tổng cộng có 24 ngón.
Đó là những người trong gia tộc của ông Võ Văn Cống – ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Có nhiều ngón hơn người, họ cũng có nhiều tài vặt, tài giỏi hơn người…
Sáu ngón tay sạch đều…
Chuyện vui kể rằng, khi đứa bé trong gia tộc của ông Võ Văn Cống (xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đi học mẫu giáo, cô giáo dạy bài hát “Đếm ngón tay”, trong ấy có câu cuối “Năm ngón tay sạch đều”. Đứa bé cứ đếm đi đếm lại và nói: “Thưa cô em có tới 6 ngón…”.
Ban đầu cô giáo không tin, nhưng đến khi thấy rõ bàn tay có 6 ngón, cô giáo giật mình. Không chỉ vậy, khi cô giáo đếm bàn tay còn lại, rồi 2 bàn chân, tổng số ngón bằng 24.
Bàn tay, bàn chân mỗi người đều có 6 ngón
Ông Cống là người vui tính, hiếu khách. Ông xòe hai bàn tay cho khách coi, rồi chụp hình thoải mái. Không chỉ vậy, khi chúng tôi yêu cầu, ông kêu hết con cháu lên cùng chụp hình.
Chúng tôi thấy các ngón tay, chân bố trí rất đều, nếu nhìn sơ qua không thấy điều gì khác thường. Các ngón chân, tay thứ sáu cũng bình thường như các ngón khác, thậm chí không biết ngón nào là “ngoài biên chế”.
Video đang HOT
Chuyện thừa ngón của gia tộc ông Võ Văn Cống có từ lâu đời, di truyền qua nhiều thế hệ, cả con trai, con gái đều thừa ngón. Ông Cống (năm nay 73 tuổi) cho biết, dòng họ bên ngoại ông có nhiều người thừa ngón như vậy.
Ông ngoại của ông có 24 ngón, còn bà ngoại tay chân bình thường, họ sinh hơn chục người con, nhưng chỉ có má của ông Cống là 24 ngón.
Gia đình ông Cống có 9 anh em trai, trong đó chỉ có người thứ ba là Võ Văn Chẩn và người thứ chín – Võ Văn Cống là có 24 ngón. Ông Chẩn năm nay đã 85 tuổi, có một người con và một đứa cháu thừa ngón giống như ông.
Ông Cống có tổng cộng 12 người con, trong đó có đến 4 người có 24 ngón giống như ông. Đó là cô con gái thứ hai, cậu con trai thứ sáu, rồi con trai thứ bảy và cô con gái thứ chín.
Khi cô con gái thứ hai lấy chồng, lại sinh ra đứa con gái có 24 ngón. Còn anh con trai thứ sáu khi lấy vợ sinh được hai đứa con: Một trai, một gái, nhưng chỉ có đứa con trai có 24 ngón. Chỉ tính từ đời ông ngoại của ông Cống đến giờ, gia tộc này có 14 người có 24 ngón tay, chân.
Thừa ngón vẫn tài hoa
Hồi trẻ ông Cống tham gia đội banh của làng, thường tranh giải cấp huyện và luôn là “vua phá lưới”, từ đó mà chết danh “tiền đạo 6 ngón”. Mà ông chuyên đá chân không, vì không đôi giày nào vừa chân ông. Ông chạy nhanh, tranh bóng giỏi và sức bền hơn người.
Ông Cống kể: “Có lần tranh giải huyện, ban tổ chức bắt buộc cầu thủ phải mang giày. Tui phải lội khắp chợ, lựa mua giày số lớn nhất mang mới vừa. Nhưng cũng không thể mang lâu vì khó chịu, đau chân dữ lắm, nên tui lén bỏ giày đá chân không”. Từ đó, ông Cống trở nên nổi tiếng, nhiều người hiếu kỳ từ xa lặn lội đến nhà ông xem cho biết. Cũng từ đó, cây cầu bêtông trước nhà ông được người ta kêu là “cầu ông Chín Cống”.
Không chỉ mình ông, hầu hết những người “thừa ngón” trong gia tộc đều thích đi chân đất, không quen mang dép. Chỉ những lúc phải đi đám tiệc, cần sự trịnh trọng thì họ mới buộc phải mang giày, dép. Chỉ riêng trường hợp người con gái thứ chín của ông hiện đang còn trẻ nên có phần ngại ngùng về hai bàn chân thừa ngón của mình, vì không thể mang giày dép đẹp như chị em bạn gái, nên cô đã xin phép gia đình được cắt bỏ những ngón chân thừa.
Vợ chồng ông Cống thương con gái, sợ gia đình nhà trai e ngại với ngón chân thừa của cô dâu, nên đã đồng ý cho con đi phẫu thuật cắt bỏ mỗi bên bàn chân 1 ngón thừa, còn tay thì vẫn giữ nguyên.
Trường hợp người con trai thứ sáu của ông Cống – anh Võ Tấn Đức – mãi tới năm 23 tuổi, khi đi hỏi vợ anh mới tập mang dép, vì đi làm rể phải cho tươm tất. Nhưng chuyện chọn mua được đôi giày hoặc đôi dép cho bàn chân 6 ngón to bè của anh luôn là vấn đề nan giải!
Theo 24h
Xót thương cậu bé 5 tuổi không có ngón chân
Thực ra bé Việt Anh khi mới sinh ra cũng có ngón chân như bao đứa trẻ bình thường. Có điều căn bệnh quái ác đã khiến những ngón chân của em dính lại với nhau, mà mọi người vẫn hay gọi là cậu bé "đi giày quanh năm".
Ngày 28/8, chúng tôi gặp lại bé Nguyễn Việt Anh (5 tuổi, quê ở thôn Văn Giang, xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc), bệnh nhân đầu tiên được Bệnh viện Nhi Trung ương ghép tủy để chữa trị căn bệnh ly thượng bì bóng nước mà dân gian vẫn còn gọi là bệnh "lột da ếch". Cách đây hơn 1 năm, bé Việt Anh đã được các bác sĩ thực hiện kỹ thuật ghép tủy chữa trị căn bệnh quái ác trên và được xem là ca phẫu thuật thành công mỹ mãn, khi những vết tổn thương trên cơ thể của em từ 100% thì nay chỉ còn lại khoảng 30 đến 40%.
Dù được đánh giá là ca ghép tủy chữa trị bệnh "lột da ếch" thành công đầu tiên ở BV Nhi Trung ương, nhưng bé Việt Anh vẫn còn mang quá nhiều thương tổn trên cơ thể
Nhưng tận mắt chứng kiến di chứng còn sót lại, hay nói đúng hơn là chưa được giải quyết triệt để trên cơ thể của bé Việt Anh, chúng tôi không khỏi xót xa. Những vết thương đỏ loét, chỉ cần chạm nhẹ là máu tuôn chảy bất kỳ lúc nào. Mặt, đầu, lưng, bụng, hai tay và hai chân, không đâu là không thấy những tổn thương ghê sợ từ căn bệnh hiểm nghèo đang hoành hành trên cơ thể của cậu bé đáng thương.
Bà Trần Thị Thúy Nga, năm nay đã 65 tuổi, đang lọ mọ vệ sinh thân thể cho bé Việt Anh. Dù tuổi cao, mắt không còn tinh anh nữa, nhưng bà làm rất thuần thục, bởi đơn giản bà đã làm công việc này suốt 5 năm qua, khi mà cậu bé vừa ra đời đã phải gánh chịu những đau đớn không từ nào tả nỗi.
"Nó bé vậy thôi, nhưng giờ cái gì cũng biết. Có một điều lạ, đau thế nhưng nó vẫn dũng cảm chịu đựng, chẳng mấy khi than khóc, kêu la quấy rầy bố mẹ và tôi đâu. Chỉ có những lúc ngứa quá, đau quá không chịu nổi nó mới than, như là cách để cảm thấy bớt đau chứ không phải để làm bố mẹ phải phiền lòng. Mà nó nói như ông cụ non ý, rằng: "ối giời ơi là giời, ngứa thế này làm sao chịu được", bà Thúy Nga vừa băng cho bé Việt Anh vừa kể với tôi.
Đôi bàn chân của Việt Anh giờ không còn ngón chân nào nữa, ngoài ra trên cơ thể gặp nhiều thương tổn thường xuyên gây viêm da
Nhập viện lần này, bé Việt Anh bị dị ứng da đỏ rực cả cơ thể. Rất may sau 1 tuần nằm điều trị, các bác sĩ đã chữa khỏi việc dị ứng cho em. Mẹ em là chị Trần Thị Hiền, sau 1 tuần theo con thì nay để lại cho bà chăm cháu rồi về quê làm việc, bởi công việc không bỏ được.
"Mẹ của cháu làm công nhân may, làm ngày nào nhận lương ngày đó nên đâu dám nghỉ nhiều. Bố thì làm ruộng nên thu nhập chẳng đáng là bao, trong khi ngoài Việt Anh còn có 1 chị 11 tuổi và 1 em trai 3 tuổi. Cũng may là cháu rất ngoan, không thì bố mẹ cũng chẳng làm được gì để mà nuôi các cháu ăn học chứ chưa nói là chạy chữa bệnh tật", bà Thúy Nga chép miệng.
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bé Việt Anh bị nhiễm khuẩn ở những chỗ lở loét gây ra viêm da. Sau 1 tuần điều trị tạm thời đã đẩy lùi được việc nhiễm khuẩn, tuy nhiên những tổn thương ở da thì vẫn chưa có phương cách gì điều trị hiệu quả. Cách khả thi nhất vẫn là băng bó ở các vết thương để tránh nhiễm trùng trở lại.
Nhìn bé Việt Anh, chúng tôi lại dấy lên sự xót xa, thương cảm vì những đớn đau mà em đang phải chịu đựng hàng ngày. Hai bàn chân của em cứ như người đi giày quanh năm, vì không còn ngón chân nào nữa do da thịt dính cả vào nhau. Riêng đôi bàn tay của các em thì không bị dính ngón, cũng nhờ bà nội phải thường xuyên "xé" các ngón ra mới được như bây giờ. Thế nhưng với những vết thương đỏ loét chi chít ở chân và tay, cậu bé 5 tuổi chỉ còn cách chịu đựng. Những vết thương ghê sợ đó, chúng tôi ngỡ chỉ cần một va chạm nhẹ cũng đủ lớp da toác ra và máu sẽ chảy xối xả.
Cậu bé mới 5 tuổi nhưng rất dũng cảm chịu đựng căn bệnh hành hạ hàng ngày
5 tuổi, cậu bé giờ vẫn chỉ nặng 11kg. 5 tuổi, có nghĩa là đã hơn 1.800 ngày cậu bé yếu ớt phải chịu đựng sự hành hạ của căn bệnh khốc liệt và đầy đau đớn. Tôi chỉ mừng cho em, cùng với thời gian thì sự dũng cảm của cậu bé càng mạnh mẽ. Chỉ có dũng cảm mới có thể đối mặt với chính nỗi đau của chính mình.
Bác sĩ Vũ Chí Dũng thông tin thêm, căn bệnh mà Việt Anh mắc phải không ai có thể gánh thay cả, nhưng điều mà giúp em tốt hơn tình trạng như bây giờ là bồi bổ về dinh dưỡng. Nếu em được uống loại sữa dinh dưỡng tốt hơn, được chăm sóc đầy đủ hơn, cơ thể sẽ có thêm nhiều sức đề kháng. "Chúng tôi biết hoàn cảnh khó khăn của bố mẹ cháu bé, nên khi điều trị ở đây không lấy bất cứ đồng viện phí nào. Ngoài ra còn hỗ trợ 3 bữa cơm mỗi ngày cho 2 bà cháu, chỉ lo lắng là khi về nhà, cậu bé sẽ thiếu thốn trăm bề...", bác sĩ Dũng sẻ chia.
Theo VNE
Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà cấp đất chui, đẩy một gia tộc rơi vào cảnh đường cùng Đất hương hỏa 5 đời để lại, được chính quyền xã, người dân chứng nhận, thế nhưng khu vườn đất rộng lớn của gia tộc ông Nguyễn Văn Ty, xóm Đông Đài, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã bị UBND huyện cắt nhỏ, cấp cho nhiều hộ dân khác. Bị phát giác gia tộc ông Ty đã nhiều lần gửi...