Gia tộc đứng sau đế chế thời trang Hermès
Thương hiệu Pháp giúp dòng họ Dumas có tổng tài sản 49,2 tỷ USD, lọt top 5 gia tộc quyền lực nhất thế giới.
Bắt đầu từ một cửa hàng sản xuất yên ngựa, sau hơn 180 năm, Hermès trở thành công ty tăng trưởng nhanh trong ngành công nghiệp xa xỉ với doanh số hàng tỷ USD. Forbes ước tính ít nhất 5 thành viên của gia tộc này có tên trong danh sách tỷ phú toàn cầu.
Gia tộc Dumas đứng sau đế chế thời trang xa xỉ mang tên Hermès. Ảnh: Sohu.
Câu chuyện bắt đầu từ chiếc yên ngựa
Chân dung Charles-Émile Hermès. Ảnh: Corumeo.
Thierry Hermès thành lập công ty vào năm 1837. Ban đầu, mục đích của ông là phục vụ nhu cầu các nhà quý tộc châu Âu bằng cách cung cấp yên ngựa và thiết bị cưỡi ngựa.
Vào đầu thế kỷ 20, con trai của Thierry – Charles-Émile Hermès – chuyển cửa hàng đến số 24 Rue Du Faubourg Saint-Honore, Paris, Pháp. Từ năm 1880 đến năm 1900, công ty bắt đầu bán yên ngựa và giới thiệu sản phẩm trong các cửa hàng bán lẻ, cũng như sản xuất chiếc túi Haut à Courroies.
Năm 1918, Hermès giới thiệu áo khoác golf bằng da đầu tiên có khóa kéo, sản xuất cho hoàng tử xứ Wales. Trong những năm 1920, phụ kiện và quần áo được đưa vào danh mục đầu tư.
Hermès giới thiệu các sản phẩm mang tính biểu tượng như túi da Sac à dépêches (sau đó đổi tên thành Kelly) vào năm 1935 và Hermès carrés năm 1937.
Kéo dài vinh quang của gia tộc
Năm 1951, Robert Dumas trở thành giám đốc sáng tạo cho Hermès sau khi ông ngoại Émile-Maurice Hermès qua đời. Ông là người đã đưa các dòng sản phẩm thắt lưng và túi vào danh mục kinh doanh của hãng.
Sau sự ra đi của người cha Robert Dumas, Jean-Louis Dumas trở thành người đứng đầu nhà mốt Pháp. Ông có cái nhìn sắc sảo, đưa nhãn hàng vượt qua mọi khuôn khổ. Năm 1982-1989, doanh số hãng tăng từ 82 triệu USD lên 446 triệu USD. Năm 2006, con số này là 1,9 tỷ USD.
Video đang HOT
Jean-Louis suy nghĩ các chiến lược để mở thêm nhiều cửa hàng trên thế giới. Năm 1981, ông vô tình gặp nữ minh tinh Jane Birkin trên máy bay và đề nghị kết hợp sản xuất dòng túi mang tên bà. Món phụ kiện Hermès Birkin trở thành biểu tượng của làng thời trang thế giới.
Sau khi Jean-Louis nghỉ hưu, hãng chọn được những người kế thừa thương hiệu như Axel Dumas (cháu trai Jean-Louis Dumas) đảm nhận vị trí CEO, hai giám đốc nghệ thuật là Pierre-Alexis Dumas và Pascale Mussard – con trai và cháu gái của Jean-Louis Dumas.
Jean-Louis Dumas và Jane Birkin đã tạo ra chiếc túi kinh điển cho thương hiệu. Ảnh: Irish Time.
Ba người đều biết rõ quy luật vận hành của thương hiệu. Pierre-Alexis phụ trách mảng phụ kiện và quần áo may sẵn, còn Pascale chuyên đồ da, trang sức.
“Chúng tôi phải giữ vững giá trị của mình. Nhưng chúng tôi phải thường xuyên tự làm mới và chính điều đó tạo nên nền tảng cốt lõi của Hermès”, Axel Dumas chia sẻ trên Forbes.
Axel Dumas – người dẫn dắt tập đoàn Hermès. Ảnh: ELLE.
Năm 2013, thương hiệu lập kỷ lục lợi nhuận 1,69 tỷ USD với doanh thu 5 tỷ USD. Hãng trở thành công ty tăng trưởng nhanh nhất ngành công nghiệp xa xỉ 6 năm qua, nhờ chiến lược xây dựng thương hiệu và tiếp thị khéo léo.
Mỗi năm 2 lần, hơn 1.000 người đại diện cửa hàng sẽ đến Paris (Pháp) tham dự sự kiện Podium – nơi họ chọn ra các sản phẩm sẽ kinh doanh trong mỗi mùa.
Gia đình Hermès luôn yêu cầu mỗi cửa hàng phải có ít nhất sản phẩm của một trong 11 thợ thủ công Hermès để bán độc quyền.
Không bao giờ được phép giảm giá
Theo trang Martin Roll, triết lý của Hermès có thể được tóm tắt bằng câu trích dẫn từ cựu CEO Jean-Louis Dumas: “Chúng tôi không có chính sách về hình ảnh, chúng tôi có chính sách về sản phẩm”.
Chính vì nguyên tắc này, nhà mốt Pháp luôn tránh việc sản xuất hàng loạt và gia công số lượng lớn. Mỗi sản phẩm được gắn mác thương hiệu sẽ phản ánh công việc khó khăn của nghệ nhân cùng sự khéo léo mang tính độc đáo.
Axel Dumas cho biết: “Thế mạnh chính của thương hiệu Hermès là tình yêu dành cho sự khéo léo với nghề thủ công. Chúng tôi xem mình là người thợ chế tác sáng tạo và theo đuổi triết lý giữ vững nghề thủ công của gia đình”.
Thương hiệu Pháp không xem sự chứng thực của người nổi tiếng như chiến thuật xây dựng thương hiệu và chủ động tránh xa hình thức tiếp thị này. Thực tế, chỉ những ngôi sao hạng A, tầng lớp thượng lưu mới có thể mua sản phẩm độc quyền của hãng.
Thương hiệu Pháp luôn đề cao nghề thủ công. Ảnh: Vancouver Sun.
Cựu giám đốc điều hành Patrick Thomas từng nhận xét ngành công nghiệp xa xỉ được xây dựng trên một nghịch lý: “Thương hiệu càng trở nên hấp dẫn sẽ càng bán được nhiều, nhưng bán được nhiều thì sự mong muốn để có được món hàng đó càng ít hơn”. Nhận xét của ông gói gọn về chiến lược độc quyền và khan hiếm mà gia tộc Dumas đưa ra cho thương hiệu của mình.
Từ những năm đầu tiên thành lập cho đến giờ, công ty sản xuất và tung ra các sản phẩm độc quyền làm tăng sức hấp dẫn của thương hiệu, củng cố vị thế bằng cách hướng đến đối tượng khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu.
Tầm nhìn thương hiệu còn đến từ việc hợp tác cùng các nghệ sĩ để thiết kế sản phẩm mang tính biểu tượng trong danh mục đầu tư của công ty. Yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh chính là duy trì hào quang của sự độc quyền và khan hiếm. Điều đó trở thành lý do giải thích việc Hermès không bao giờ được phép giảm giá cho khách hàng.
Sản phẩm của thương hiệu luôn khan hiếm với khách hàng. Ảnh: Vogue.
Đón đầu xu hướng mặc đẹp và siêu tiết kiệm hiện nay
Dịch Covid-19 đã gây nên những khó khăn và thách thức rất lớn cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập của nhiều người.
Hàng loạt chi tiêu cá nhân bị cắt giảm nhường chỗ cho các nhu cầu thiết yếu. Tuy vậy, mặc đẹp vẫn là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm, các tín đồ của thời trang không ngừng tìm kiếm giải pháp trong tình hình chung. Làm thế nào để đảm bảo thoải mái mặc đẹp nhưng vẫn cực kỳ tiết kiệm qua mùa dịch này?
Giải pháp mặc đẹp và tiết kiệm có khả thi?
Tái sử dụng quần áo cũ là xu hướng mua sắm thời trang tiết kiệm rất nổi bật trong thời gian gần đây. Với hình thức này bạn có thể mua được sản phẩm thời trang mình thích chỉ với mức giá bình thường. Mô hình mua bán này đã phát triển thành cộng đồng tái sử dụng với gần 1 triệu lượt người theo dõi trên các mạng xã hội.
Tái sử dụng không chỉ tiết kiệm mà còn góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường . Dự đoán trong nhiều năm tới xu hướng này sẽ tiếp tục được hưởng ứng và lan rộng, không chỉ tại Việt Nam mà có sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng quốc tế.
Sắc đẹp là vũ khí lợi hại của chị em, vì vậy chị em hãy tận dụng tốt vũ khí của mình bằng gu thời trang thật sành điệu trong mọi hoàn cảnh.
Được biết Give Away là cộng đồng tái sử dụng được thành lập từ năm 2014 và là cộng đồng tái sử dụng lớn nhất Việt Nam hiện nay với hơn một triệu lượt theo dõi trên các kênh. Hệ thống các store đã có mặt tại: TP Hồ Chí Minh (Quận 10, Quận 7, Quận 1, Quận 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp), Bình Dương, Biên Hòa, Đà Nẵng.
Các cửa hàng trong cộng đồng tái sử dụng đều được đầu tư cơ sở vật chất thật tốt, đảm bảo trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng.
Theo Chị Diệp Lê - Give Away Founder: "Give Away sẽ tiếp tục phát triển các kênh bán hàng đưa xu hướng tái sử dụng đến với tất cả mọi người."
Chị cũng bật mí thêm: "Thời gian qua được cộng đồng hưởng ứng mạnh vì hệ thống Give Away có trang bị máy chiếu tia UV diệt khuẩn đảm bảo vệ sinh, an toàn 100% các sản phẩm trước khi bán ra thị trường từ đó tạo dựng được lòng tin bền vững với khách hàng về chất lượng bên cạnh giá cả".
Khách hàng mua sắm quần áo thanh lý an toàn, đẹp, giá tốt tại một cửa hàng của Give Away.
Công nghệ diệt khuẩn bằng tia UV đã được thế giới công nhận từ giữa thế kỷ 20, và hiện nay được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế, xử lý nước, lọc không khí, khử trùng các vật thể, môi trường. Công nghệ chiếu tia UV ở các bước sóng nhất định gây đột biến vi khuẩn, virus và các vi sinh vật khác, phá vỡ liên kết trong phân tử DNA vi sinh vật, giết chết hoặc vô hiệu hóa các sinh vật. Máy chiếu tia UV xử lý vệ sinh quần áo cũ đảm bảo mang đến sự an toàn cho các sản phẩm tái sử dụng.
Give Away là đơn vị giải quyết hàng tồn kho cho rất nhiều thương hiệu thời trang lớn nhỏ tại Việt Nam. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều thương hiệu lớn tại đây.
Mặc đẹp và tiết kiệm thường không đi đôi với nhau, nhưng với cộng đồng tái sử dụng quần áo cũ, quần áo thanh lý, túi vải, túi giấy... đẹp và tiết kiệm luôn đồng hành, và còn đồng hành bên cạnh an toàn sức khỏe. Mặc lên mình những bộ quần áo xinh xắn, sành điệu cùng nhiều phụ kiện nổi bật mà không phải chi quá nhiều tiền. Nhờ cộng đồng mà nhiều cá nhân, tổ chức còn có thể bán các sản phẩm của mình, trao đổi các sản phẩm khác, thay đổi liên tục bằng nhiều mẫu mã đẹp và thu về một khoản ngân sách đáng kể.
Hermès: Định nghĩa lại chuẩn xa xỉ của thời trang thế giới Nhà mốt Hermès là một huyền thoại trong ngành thời trang với lịch sử lâu đời và một di sản khổng lồ để lại cho thế giới. Khi nói đến Hermès là nhắc đến những món đồ cao cấp xa xỉ với mức giá trên trời nhưng lại được săn đón nhiều nhất trên thế giới. Hermès là một hãng thời trang cao...