Giá tiêu hôm nay 7/1: Tổng quan thị trường hồ tiêu 2021, Mỹ nhập khẩu nhiều nhất, Olam là doanh nghiệp đứng đầu
Giá tiêu hôm nay 7/1 trong khoảng 78.500 – 81.000 đồng/kg. Năm 2021 Việt Nam xuất khẩu được 263.692 tấn hồ tiêu các loại, bao gồm 231.676 tấn tiêu đen và 32.016 tấn tiêu trắng.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 80.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 79.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 78.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 81.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 80.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Sáng nay giá tiêu trong nước giảm 500 đồng/kg tại khu vực Đông Nam Bộ, giữ nguyên ở các tỉnh Tây Nguyên. Đây là ngày suy giảm thứ 2 của năm 2022. Trong khi đó giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam vẫn được giữ ổn định từ sau lễ Giáng sinh tới nay.
Video đang HOT
Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong năm 2021 Việt Nam xuất khẩu được 263.692 tấn hồ tiêu các loại, bao gồm 231.676 tấn tiêu đen và 32.016 tấn tiêu trắng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 948,7 triệu USD, tiêu đen đạt 792,1 triệu USD, tiêu trắng đạt 156,6 triệu USD. So với năm 2020, lượng xuất khẩu giảm 8,1% tuy nhiên kim ngạch tăng 43,6%.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu 25.359 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 18.677 tấn, tiêu trắng đạt 6.682 tấn. So với năm 2020, lượng nhập khẩu giảm 36,4%, kim ngạch giảm 1,8%.
Olam trở thành doanh nghiệp đứng đầu xuất khẩu hồ tiêu trong năm 2021 với lượng xuất khẩu đạt 26.887 tấn, tăng 7,4% so với năm trước. Đứng vị trí thứ 2 là Trân Châu với lượng xuất khẩu đạt 23.803 tấn, giảm 9%. Tiếp theo là các doanh nghiệp: Nedspice Việt Nam: 20.199 tấn, tăng 11,6%; Phúc Sinh: 16.675 tấn, giảm 21,1%; Haprosimex JSC: 12.172 tấn, giảm 8,8%; Liên Thành: 10.337 tấn, tăng 19,6%,… Một số doanh nghiệp khác có lượng xuất khẩu tăng như: Harris Freeman, Simexco, Intimex Group, Phúc Thịnh, Pitco,… Một số doanh nghiệp xuất khẩu giảm: Gia vị Sơn Hà, DK, Sinh Lộc Phát, Hanfimex,… Các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu trắng hàng đầu: Olam Việt Nam, Nedspice Việt Nam, Liên Thành, Pearl Group, Phúc Sinh, Hoàng Gia Luân. Khối các doanh nghiệp trong VPA xuất khẩu chiếm 75,4%, so với năm 2020 tăng 2,9%. Khối các doanh nghiệp FDI xuất khẩu chiếm 29,1% tăng 4,6%.
Olam cũng là doanh nghiệp nhập khẩu lớn nhất chiếm 46% đạt 11.663 tấn và so với 2020 giảm 7,8%. Các doanh nghiệp FDI nhập khẩu đạt 19.155 tấn chiếm 75,5% tổng lượng nhập khẩu, khối các doanh nghiệp trong VPA nhập khẩu chiếm 82,8%, tăng 0,7% so với năm ngoái. 3 quốc gia cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam là Indonesia, Cambodia và Brazil chiếm 86%, tuy nhiên so với năm 2020 lượng nhập khẩu từ Indonesia giảm 51,5% và từ Brazil giảm 42% trong khi nhập khẩu từ Cambodia tăng 123%.
VPA thông tin thêm, châu Á là khu vực chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất hồ tiêu từ Việt Nam chiếm 45,8% với tổng lượng nhập khẩu đạt 120.801 tấn, so với năm ngoái lượng nhập khẩu giảm 17%. Trong đó lượng nhập khẩu của Trung Quốc đạt 38.259 tấn, giảm 31,7%. Trong khi đó Các tiểu Vương quốc Ả Rập nhập khẩu tăng 20,3% đạt 15.686 tấn. Nhập khẩu của Ấn Độ giảm nhẹ 0,3% đạt 12.557 tấn. Một số nước có lượng nhập khẩu tăng như Hàn Quốc, Iran,… Nhập khẩu giảm ở Philippine, Thái Lan, Saudi Arab.
Nhập khẩu của châu Mỹ chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 chiếm 24,9% đạt 65.693 tấn, tăng 8,3% so với năm trước. Trong đó Mỹ tiếp tục là quốc gia nhập khẩu hồ tiêu nhiều nhất từ Việt Nam đạt 59.778 tấn, tăng 8,7%. Nhập khẩu cũng tăng 14,2% ở Canada, tăng 332,1% ở El Salvador và tăng 63,5% ở Guatemala. Mexico nhập khẩu giảm 22%.
Ở khu vực châu Âu, tỷ trọng nhập khẩu chiếm 23,7% đạt 62.549 tấn và tăng 5,1%. Đứng đầu nhập khẩu là Đức đạt 11.783 tấn, tăng 8,3%; Hà Lan đạt 10.140 tấn tăng 26,2%; Anh: 6.037 tấn, tăng 9,2%; Pháp 5.606 tấn, tăng 37,9%. Nhập khẩu giảm ở Nga, Ireland, Ba Lan, Israrel, Ukraina…
Lượng nhập khẩu của khu châu Phi giảm mạnh 30,6% đạt 14.649 tấn với hầu hết các quốc gia đều có lượng nhập khẩu giảm như Ai Cập: 6.107 tấn, giảm 33,2%; Nam Phi: 3.028 tấn, giảm 9,2%; Senegal: 1.344 tấn, giảm 46%; Gambia: 896 tấn, giảm 24,3%.
Các thị trường nhập khẩu tiêu trắng hàng đầu: Đức, Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc, Thái Lan, Anh, Pakistan, Ấn Độ…
Giá tiêu hôm nay 30/7: Nối dài đà giảm, thấp nhất 71.000đ/kg; gỡ khó cho hạt tiêu đen vào 'luồng vàng' hải quan
Tính đến 0h15 ngày 30/7, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.675 Rupee/tạ (cao nhất), 41.625 Rupee/tạ (thấp nhất), tiếp tục giảm so với phiên trước đó.
Giá tiêu hôm nay 30/7: Nối dài đà giảm, thấp nhất 71.000đ/kg. (Nguồn: Wonder Black Pepper)
Cập nhật giá tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 30/7, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.675 Rupee/tạ (cao nhất), 41.625 Rupee/tạ (thấp nhất), tiếp tục giảm so với phiên trước đó.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 29/7-4/8/2021 là 311,89 VND/IRN.
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 71.000 - 75.000 đ/kg tại các địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 71.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (72.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (73.000 đ/kg); Bình Phước (74.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 75.000 đ/kg.
Trước thông tin một số doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu phản ánh về tỷ lệ tờ khai "luồng vàng "(kiểm tra hồ sơ) tăng cao thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã đề xuất cơ quan có thẩm quyền và trực tiếp có giải pháp tháo gỡ.
Thông tin trên báo Hải quan, theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), thông tin từ một số doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu, tỷ lệ tờ khai luồng vàng đối với hồ tiêu xuất khẩu đã tăng từ 8% lên đến 60% và tập trung chủ yếu ở mặt hàng tiêu đen, thậm chí có doanh nghiệp trên 95% lô hàng xuất khẩu phân "luồng vàng", đã gây ra rất nhiều khó khăn khi chi phí gia tăng, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.
Qua trao đổi với VPA, hồ tiêu được sử dụng như dược liệu, nhưng các thị trường nhập khẩu đặt ra tiêu chuẩn rất khắt khe đối với mặt hàng là dược liệu, nên các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam chủ yếu chỉ đăng ký xuất nhập khẩu theo dạng hàng hóa nông sản, không nhằm mục đích dược liệu. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan đã đưa mặt hàng hồ tiêu ra khỏi danh mục áp dụng phân "luồng vàng".
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đề nghị nghiên cứu, rà soát Danh mục tại Thông tư số 48/2018/TT-BYT và Danh mục tại Thông tư số 03/2021/TT-BYT để thống nhất ban hành Danh mục dược liệu. Tuy nhiên, đến nay, Tổng cục Hải quan chưa nhận được ý kiến phản hồi.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan cũng kiến nghị Bộ Y tế rà soát lại các mặt hàng để đảm bảo thống nhất và đề nghị không quy định kiểm tra điều kiện về dược đối với hàng hóa xuất khẩu nhằm mục đích làm thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Lý do là việc sử dụng vào mục đích gì là do nhà nhập khẩu ở nước ngoài chứ không phải do nhà xuất khẩu Việt Nam.
Giá tiêu hôm nay 27/5: Tăng ngày thứ 4 liên tiếp, Bà Rịa vượt mốc 70.000 đồng/kg Giá tiêu hôm nay 27/5 trong khoảng 67.500 - 70.500 đồng/kg. Sáng nay, giá tiêu có phiên tăng thứ 4 liên tiếp, thêm trung bình 1.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay 27/5: Tăng ngày thứ 4 liên tiếp, Bà Rịa vượt mốc 70.000 đồng/kg Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 68.500 đồng/kg, tăng 1.000...