Giá tiêu hôm nay 6/1, đi ngang, vì sao đại lý chần chừ bơm hàng? Trung Quốc tăng mua tiêu Việt
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 79.500 – 82.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 6/1, đi ngang, vì sao đại lý còn chần chừ bơm hàng? (Nguồn: EMediHealth)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 79.500 – 82.500 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 79.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (80.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (80.500 đ/kg); Bình Phước (81.500 đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 82.500 đ/kg.
Theo ghi nhận thực tế, hiện lượng giao dịch khá chậm. Nhu cầu được đẩy lên khi các công ty tăng cường nhập hàng, tuy vậy, lượng tiền về chậm khiến đại lý lẫn nông dân chần chừ bán ra. Đây là thời điểm sát Tết Nguyên đán 2022 nên nhu cầu chi tiêu cuối năm tăng cao.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ngày 28/12/2021, giá tiêu đen loại 500g/l và hạt tiêu trắng xuất khẩu tại cảng TP.HCM giảm lần lượt 90 USD/tấn và 300 USD/tấn so với ngày 30/11/2021, xuống còn 4.200 USD/tấn và 6.200 USD/tấn. Tuy nhiên, giá tiêu đen loại 550g/l xuất khẩu tăng 10 USD/tấn so với ngày 30/11/2021, lên 4.400 USD/tấn.
Video đang HOT
Giá tiêu nguyên liệu tại một số vùng trồng chính của nước ta hiện giữ ổn định. Tính chung cả năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 261 nghìn tấn, trị giá 938 triệu USD, giảm 8,5% về lượng, nhưng tăng 42% về trị giá so với năm 2020.
Trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang nhiều thị trường tăng cả về lượng và trị giá, gồm: Mỹ, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Đức, Pakistan, Hà Lan, Hàn Quốc, Anh. Đáng chú ý, lượng hạt tiêu xuất khẩu sang thị trường Hà Lan tăng tới 52,7%, đạt 3,17 nghìn tấn.
Nhiều thị trường tăng mua hạt tiêu trắng của nước ta như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha. Đưa tổng sản lượng xuất khẩu hạt tiêu trắng 11 tháng năm 2021 đạt 21,2 nghìn tấn, trị giá 106,23 triệu USD, tăng 2,3% về lượng và tăng 58,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong tháng 10/2021 đạt 4,79 triệu USD, giảm 1,3% so với tháng 10/2020. Mặc dù Trung Quốc giảm mua tiêu từ Indonesia và Malaysia giảm, nhưng tăng mua từ Việt Nam, Brazil và Ấn Độ.
Cụ thể, trong 10 tháng năm 2021, Trung Quốc chi 14,54 triệu USD thu mua hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020.
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 25,85% trong 10 tháng năm 2020, lên 31,76% trong 10 tháng năm 2021.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong tháng 12/2021 đạt 4.703 USD/tấn, tăng 1,5% so với tháng 11/2021 và tăng mạnh 69,9% so với tháng 12/2020. Tính chung cả năm 2021, giá tiêu xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt 3.593 USD/ tấn, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Trên thị trường thế giới, theo số liệu của Bộ Công nghiệp, Ngoại thương và Dịch vụ Brazil (MDIC), xuất khẩu hạt tiêu của nước này trong 11 tháng năm 2021 đạt 80.815 tấn, trị giá 260,8 triệu USD (theo giá FOB), giảm 1,5% về lượng, nhưng tăng 56,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Brazil trong 11 tháng năm 2021 tăng 58,8%, lên mức 3.227 USD/tấn.
Giá cà phê hôm nay 5/1, Robusta sẽ sớm trở lại đỉnh cao khi sản lượng toàn cầu giảm, nhu cầu tiếp tục tăng
Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2021-2022 giảm 8,5 triệu bao (tương đương 4,8%) so với niên vụ 2020-2021 xuống còn 167,5 triệu bao (loại 60 kg/bao).
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ tiếp tục tăng 1,5 triệu bao.
Giá cà phê trong nước đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm, trong phiên giao dịch hôm qua (ngày 4/1). (Nguồn: Rodeo West)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 5/1
Đúng như dự báo, giá cà phê robusta giảm, sàn London đã bắt đầu vào vùng quá mua, do vậy đã có đợt điều chỉnh giảm ngay trong đầu năm 2022. Tuy nhiên, các yếu tố đều báo hiệu khả năng giá cà phê robusta sớm quay trở lại để có thể chinh phục những mốc cao hơn.
Trong khi đó, thông tin không mấy khả quan về nguồn cung arabica từ Brazil có thể đã bắt đầu tác động lên thị trường New York.
Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch liền trước (ngày 4/1), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 21 USD (0,89%), giao dịch tại 2.349 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 17 USD (0,74%), giao dịch tại 2.293 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình .
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York bất ngờ tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 8,45 Cent (3,78%), giao dịch tại 231,75 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 8,50 Cent (3,81%), giao dịch tại 231,80 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh
Thông tin thị trường cà phê
Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 cũng dự kiến giảm 3,8 triệu bao so với niên vụ trước, xuống còn 117,2 triệu bao, do khối lượng xuất khẩu của Brazil giảm mạnh, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam dự báo tăng.
Trong Báo cáo, USDA ước tính, sản lượng của Brazil sẽ giảm 13,6 triệu bao xuống 56,3 triệu trong niên vụ 2021-2022. Hạt arabica, chiếm 70% sản lượng cà phê của Brazil, được dự báo sẽ giảm 14,7 triệu bao xuống 35 triệu bao. Theo nhận định của các nhà phân tích tại Tridge, cây cà phê arabica tại Brazil bước vào chu kỳ năng suất thấp hai năm một lần và ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết bất lợi. Có khả năng phải mất vài mùa vụ để sản xuất cà phê của Brazil trở lại bình thường vì có thể mất tới 5 năm để cây cà phê trưởng thành.
Bên cạnh sự sụt giảm sản lượng, các nhà xuất khẩu Brazil cũng gặp nhiều trở ngại trong việc thuê tàu chở hàng và container, trong khi các chuyến hàng thường xuyên bị hoãn và hủy từ các công ty vận chuyển.
Các nhà phân tích cho biết: "Khả năng điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn trong năm tới là không thể phủ nhận. Brazil đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại trong năm 2022 do mưa lớn, hạn hán và băng giá. Cây trồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức các biện pháp phòng ngừa rủi ro của người nông dân trở nên không hiệu quả"
Với nguồn cung giảm, xuất khẩu cà phê của Brazil dự kiến sẽ giảm 11,7 triệu bao từ mức kỷ lục của niên vụ trước xuống còn 30 triệu bao và dự trữ cuối kỳ được dự báo sẽ giảm 500.000 bao còn 2,9 triệu bao.
Trong khi đó, tiêu thụ cà phê toàn cầu dự báo tăng 1,5 triệu bao lên 165 triệu bao, với mức tăng chủ yếu tại EU, Mỹ và Brazil. Tiêu thụ cà phê của Brazil dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên mức kỷ lục 23,7 triệu bao. Tiêu thụ tăng trong khi sản lượng sụt giảm, tồn kho cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 dự kiến sẽ giảm 6,3 triệu bao xuống 30 triệu bao, mức thấp nhất trong 5 niên vụ vừa qua.
Giá cà phê hôm nay 4/1, Robusta vẫn còn sức tăng, triển vọng tiêu thụ hỗ trợ nhà xuất khẩu cà phê Việt Ngoài những tin tức về nguồn cung, triển vọng tiêu thụ cũng là một chất xúc tác mạnh đối với thị trường cà phê. Hiện nay, những diễn biến xoay quanh sự lây lan của biến thể Omicron ở châu Âu và Bắc Mỹ - hai khu vực tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, đang kìm hãm sự tăng trưởng của...