Giá tiêu hôm nay 25/2, ổn định, khó khăn mùa thu hái, cơ hội để gom hàng?
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 81.500 – 85.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 25/2, ổn định, khó khăn mùa thu hái, cơ hội để gom hàng? (Nguồn: Borneo Talk)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 81.500 – 85.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 81.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (82.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (83.000 đ/kg); Bình Phước (84.000 đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 85.000 đ/kg.
Giá tiêu giảm nhẹ so với tuần trước, song vẫn tăng cao hơn 15.000 đồng/kg so với năm ngoái nên bà con rất phấn khởi. Hiện các vùng trồng trọng điểm trong cả nước đang bắt đầu thu hoạch rộ.
Dù giá tiêu năm nay cao hơn năm ngoái, chi phí chăm sóc cũng đỡ hơn năm ngoái nhưng giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật lên cao nên cũng chẳng còn dư bao nhiêu.
Video đang HOT
Đặc biệt, vào vụ thu hoạch, tìm nhân công cũng khó. Nếu không hái kịp thì tiêu sẽ rụng dưới đất mà thất thoát không nhỏ. Vì vậy, nhiều hộ trồng tiêu phải trải lưới dưới gốc và quét gom lại.
Việc thiếu nhân công thu hái tiêu cũng đang trở thành nỗi lo của nhiều hộ nông dân ở các địa phương trồng tiêu ở Tây Nguyên. Mặc dù sẵn sàng trả mức thù lao cao nhưng vẫn không có nhân công để thuê.
Giới kinh doanh cũng đang chờ kết quả của 2 cuộc khảo sát của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đang diễn ra để có cái nhìn khái quát về sản lượng, tình hình vụ tiêu năm nay. Dự kiến năm nay đầu cơ trong nước sẽ mua mạnh khi rộ hàng.
Trong khi đó, theo nhiều phản ánh trên các diễn đàn, vụ tiêu năm nay có sản lượng tiếp tục giảm tại các vùng trồng. Sản lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 50% lượng tiêu thụ toàn cầu.
Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu toàn cầu sẽ tăng 2-3%/năm sau năm 2030 và có thể đạt mức 1 triệu tấn vào năm 2050.
Tuy nhiên năm nay, sản lượng tiêu ở các nông trại giảm và lượng tiêu có sẵn ít hơn sau đợt hái đầu tiên. Sản lượng hạt tiêu của Việt Nam dự kiến đạt trên 200.000 tấn (giảm 10-15%), sản lượng của Ấn Độ ước đạt 60.000 tấn; Indonesia là 50.000 tấn; Brazil lên mức 105.000 tấn (tăng 10-15%).
Thị trường xuất khẩu hạt tiêu hiện vẫn rất lớn, nhất là những thị trường tiềm năng như châu Âu, Mỹ. Tuy nhiên, cần phải thay đổi được nhận thức của người nông dân về phương thức sản xuất, tạo ra sản phẩm sạch và tốt.
Sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm 2022 được dự báo sẽ đạt khoảng 533.000 tấn, giảm nhẹ so mức 538.000 tấn của năm 2021.
Giá tiêu hôm nay 19/2, đi ngang, khi nào giá tăng trở lại? Tâm lý người trồng bị ảnh hưởng
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang .
Giá tiêu hôm nay 19/2, đi ngang, khi nào giá tăng trở lại? (Nguồn: Borneo Talk)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 84.000 - 87.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 84.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (84.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (85.500 đ/kg); Bình Phước (86.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 87.000 đ/kg.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) mới đây dự báo trong ngắn hạn, thị trường hạt tiêu thế giới sẽ sôi động hơn khi Trung Quốc và Việt Nam quay trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.
Nhu cầu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tăng trở lại, trong khi nguồn cung được bổ sung từ Việt Nam.
Tại cuộc họp của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) diễn ra hồi tháng 1, ông Đinh Xuân Thu, Giám đốc Công ty TNHH Trang trại xanh Thu Thủy cho rằng, khả năng giá có thể tăng vào tháng 3-4 do Trung Quốc tăng mua sau khi mở cửa trở lại và các đại lý trong nước tăng tích trữ Hồ tiêu sau khi mùa vụ cà phê kết thúc.
Đến quý II, giá có thể tăng từ 85.000-90.000 đồng/kg và mức giá 100.000 đồng/kg có thể đạt vào tháng 9-10.
Thị trường Trung Quốc thời gian qua có sức ảnh hưởng khá lớn đến giá tiêu nội địa của Việt Nam. Đây là thị trường tiêu thụ tiêu lớn thứ hai của Việt Nam trong năm 2021 (sau Mỹ) với khối lượng hơn 38 nghìn tấn, chiếm 14% tỷ trọng. Tuy nhiên, con số này giảm tới gần 32% so với năm 2020.
Việc Trung Quốc mua chậm hoặc thậm chí ngừng mua tùy thời điểm cũng là một nguyên nhân quan trọng làm giảm giá tiêu trong những tháng cuối năm 2021.
Cụ thể, từ mức thu mua bình quân 3.000-4.000 tấn/tháng thì trong tháng 10 Trung Quốc chỉ mua 546 tấn, tháng 11 mua 463 tấn, tháng 12 mua 513 tấn. Điều này kéo theo giá tiêu giảm mạnh trong giai đoạn cuối năm.
Sau khi tiệm cận mức giá 89.000 đồng/kg vào giữa tháng 10/2021, giá giảm 2.000-3.000 đồng cho tuần tiếp theo. Kể từ đó đến cuối tháng 12/2021 giá liên tục giảm và có thời điểm xuống 78.000 đồng/kg. Mặc dù vậy, giá tiêu trong năm 2021 vẫn tăng tới 48%.
Nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu của Trung Quốc trong 6 tháng cuối năm có chậm lại so với 6 tháng đầu năm do áp dụng các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ nhập khẩu.
Theo Danviet, giá tiêu hiện đang tăng khoảng 48% so với thời điểm đầu năm 2021 và hiện đang đứng ở mức trên dưới 85.000 đồng/kg. Tuy nhiên, với mức giá tiêu hôm nay, người nông dân trồng tiêu vẫn đang gặp nhiều khó khăn khi giá phân thuốc, nhân công tăng do lạm phát và ảnh hưởng đại dịch.
Đáng chú ý, tình trạng "sốt đất" tại một số tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ trong thời gian qua càng làm cho tâm lý người nông dân trồng tiêu bị xao động, không chuyên tâm vào canh tác hồ tiêu.
Một số hộ dân trồng tiêu sẵn sàng bán vườn, chuyển đổi canh tác khi đất được giá. Thực tế một số nông hộ trồng tiêu trước đây cũng đã chuyển sang làm điện gió.
Giá tiêu hôm nay 24/2, đi ngang, dự báo tích cực; dù được giá, thu nhập của người trồng vẫn thấp Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 81.500 - 85.000 đ/kg. Giá tiêu hôm nay 24/2, đi ngang, dự báo tích cực; dù được giá, thu nhập của người trồng vẫn thấp. (Nguồn: AdobeStock) Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao...