Giá tiêu hôm nay 22/7: Thế giới ổn định, thấp nhất 71.000đ/kg; dự báo giá tiêu tăng, nguồn cung khan hiếm
Tính đến 0h15 ngày 22/7, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 42.000 Rupee/tạ, tiếp tục giữ nguyên so với phiên trước đó.
Giá tiêu hôm nay 22/7: Thế giới ổn định, thấp nhất 71.000đ/kg. (Nguồn: Shuterstock)
Cập nhật giá tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 22/7, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 42.000 Rupee/tạ, tiếp tục giữ nguyên so với phiên trước đó.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 15-21/7/2021 là 311,13 VND/IRN.
Giá tiêu trong nước
Video đang HOT
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 71.000 – 75.500 đ/kg tại các địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 71.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (72.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (73.000 đ/kg); Bình Phước (74.500 đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 75.500 đ/kg.
Thị trường hồ tiêu nội địa đang trong giai đoạn trầm lắng vì dịch Covid-19 lan rộng ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Hàng loạt địa phương bắt buộc phải áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ khiến giao thương tạm dừng.
Trong bối cảnh đó, hoạt động xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Với các đơn hàng trong tháng tới, trong tình hình áp dụng Chỉ thị 16 như hiện nay, nếu không gom đủ hàng, các doanh nghiệp buộc phải xuất hàng trữ trong kho để giao.
Trong khi đó, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các nước bởi khi hồ tiêu tăng giá, sẽ có hiện tượng tranh mua nguyên liệu; nông dân, thương lái đua nhau trữ tiêu khiến doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó về nguồn cung và khó ký những đơn hàng dài hạn.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 7/2021 đạt 14.320 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 52,47 triệu USD, đưa xuất khẩu 6,5 tháng đầu năm lên đạt 168.204 tấn, giảm 3,62% về lượng nhưng lại tăng 46,35% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 3.664 USD/tấn, tăng 2,29% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 6/2021.
Sang tháng 8/2021, những đơn vị xuất khẩu sẽ phải mua vào nhiều để bù đắp lượng hàng dự trữ thiếu hụt. Theo các thành viên Diễn đàn Hồ tiêu Việt Nam, trong hơn 14 ngàn tấn tiêu xuất khẩu đầu tháng 7/2021 có đến phân nửa là hàng dự trữ.
Do vậy, dự báo nhu cầu mua tăng mạnh tháng 8 sẽ đẩy giá tiêu nội địa vào đợt tăng giá mới. Tuy nhiên, diễn biến thực tế còn phụ thuộc vào công tác dập dịch Covid-19 tại các địa phương.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, diện tích sản xuất hồ tiêu cả nước tính đến cuối năm 2020 đạt 130.000 ha, giảm 22.000 ha so với năm 2018 (là thời kỳ giá hồ tiêu đạt mức cao nhất từ trước cho đến nay); trong đó, diện tích cho thu hoạch là 110.000 ha.
Giá tiêu hôm nay 27/5: Tăng ngày thứ 4 liên tiếp, Bà Rịa vượt mốc 70.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 27/5 trong khoảng 67.500 - 70.500 đồng/kg. Sáng nay, giá tiêu có phiên tăng thứ 4 liên tiếp, thêm trung bình 1.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 27/5: Tăng ngày thứ 4 liên tiếp, Bà Rịa vượt mốc 70.000 đồng/kg
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 68.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 67.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 66.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 70.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 69.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Sáng nay, giá tiêu tăng trung bình 1.000 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng hôm qua.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ bất ngờ giảm 450 rupee/tạ, ở mức 40.000 rupee/tạ. Thị trường tiêu Ấn Độ sau 2 ngày liêp tiếp tăng đã có chiều hướng giảm nhẹ.
Tình hình xuất khẩu hồ tiêu đang có dấu hiệu lạc quan hơn, khi giá hồ tiêu đã tăng sau 3 tuần đi ngang. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã nhận được đơn hàng trong khi nguồn cung trong các vườn đã cạn do thời điểm này đã kết thúc mùa thu hoạch hồ tiêu. Do vậy, theo ghi nhận lượng hàng hóa giao dịch không lớn. Điều này đẩy giá tiêu liên tục tăng trong những ngày cuối tháng 5/2021.
Vụ thu hoạch hạt tiêu ở Việt Nam về cơ bản đã kết thúc. Người dân gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị cho vụ mùa mới khi tại nhiều địa phương tại Tây Nguyên có mưa to.
Trong 18 ngày đầu tháng 5/2021, thị trường hạt tiêu trong nước diễn ra khá ảm đạm. Các doanh nghiệp trong nước đã mua đủ lượng hàng nên cũng không đẩy mạnh việc thu mua, trong khi người dân cũng hạn chế bán ra nhằm tránh giá tiếp tục giảm mạnh. Trong bối cảnh giá hạt tiêu biến động, ngành hạt tiêu Việt Nam cần chuyển dịch cơ cấu nguồn cung. Hạt tiêu hữu cơ là một trong những hướng đi bền vững, giúp gia tăng giá trị sản phẩm so với các loại hạt tiêu trồng truyền thống. Các doanh nghiệp ký hợp đồng mua hạt tiêu trồng hữu cơ, bảo đảm chất lượng có giá bán cao hơn thị trường 2.000 - 3.000 đồng/kg.
Tuần cuối cùng trong tháng 5/2021 giao dịch sôi động hơn hẳn. Nguyên nhân được dự báo do dòng tiền xuất khẩu quay trở lại giúp các đơn vị xuất khẩu mua vào để thực hiện các đơn hàng mới.
Thị trường nông sản tuần qua: Giá tiêu vẫn duy trì sức nóng Mặc dù có sự quay đầu giảm giá so với mức đỉnh của ngày 19/3, nhưng mức giá hồ tiêu vẫn tăng 3.000 đồng/kg so với cuối tuần trước. Nông dân xã Quảng Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thu hoạch tiêu. Giá tiêu tăng nóng trở lại khiến người dân vui mừng, phấn khởi. (Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN) Trong tuần qua,...