Giá tiêu hôm nay 17/1, ổn định, nguồn cung khan hiếm, nhận định lạc quan về thị trường
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 75.500 – 78.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 17/1, ổn định, nguồn cung khan hiếm, nhận định lạc quan về thị trường. (Nguồn: Nature Bring)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 75.500 – 78.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 75.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (76.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (77.000 đ/kg); Bình Phước (77.000 đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 78.000 đ/kg.
Sau nhiều năm biến động đi xuống, năm 2021, ngành hồ tiêu đã có dấu hiệu phục hồi trở lại, tạo động lực và niềm tin cho người trồng tiêu, cũng như ngành hồ tiêu Việt Nam khởi sắc, lấy lại vị thế một trong những hàng hóa xuất khẩu tỷ USD như trước đây.
Video đang HOT
Trước biến động thời tiết và dịch bệnh Covid-19 trong năm 2021, nhiều người sản xuất hồ tiêu sẽ không thu được sản lượng tiêu như dự tính. Điều này xảy ra đồng loạt tại các khu vực sản xuất hồ tiêu trên cả nước.
Thêm vào đó, đại diện Hiệp hội hạt tiêu thế giới (IPC) chia sẻ, ngoài Brazil đang có vụ thu hoạch tiêu trong thời gian này, các quốc gia sản xuất hồ tiêu khác như Indonesia, Ấn Độ lại đang trong tình trạng khan hiếm hàng, nguyên liệu.
Cộng với việc các quốc gia đã ứng phó được phần nào dịch bệnh Covid-19, tiến hành mở cửa trở lại các nhà hàng, quán ăn,… khiến cho lượng tiêu thụ gia vị hồ tiêu tăng vọt.
Trong khi đó, nông dân lại giảm sản xuất vì ứng phó dịch bệnh, cũng như ứng phó cắt lỗ khi giá hồ tiêu giảm trong thời gian qua. Hai xu hướng trái chiều là điều khiến ngành hồ tiêu được dự báo sẽ khan hiếm nguồn cung trong năm 2022.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) lạc quan xuất khẩu hạt tiêu sẽ bật tăng ngay từ quý I/2022 bởi ước tính nhu cầu thu mua trên thế giới khoảng từ 130.000-160.000 tấn, trong khi tổng sản lượng thu hoạch của Việt Nam cả năm chỉ khoảng 150.000 tấn.
Hơn nữa, chất lượng hồ tiêu đang được cải thiện và VPA đang hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến sâu, xây dựng thương hiệu cho mặt hàng mỗi năm mang về trên 3 tỷ USD này.
Các chuyên gia nhận định, để duy trì được mức giá cao trong những năm tiếp theo, việc kiểm soát sự gia tăng về nguồn cung là một trong những yếu tố then chốt. Bên cạnh đó, nông dân cần thay đổi phương pháp sản xuất theo hướng sạch, an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phát triển sản xuất hồ tiêu bền vững trong giai đoạn mới
Xây dựng kế hoạch sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu hợp lý, nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và đẩy mạnh chế biến sâu là những nội dung chính trong định hướng phát triển ngành hồ tiêu những năm tới do Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đề ra tại Đại hội nhiệm kỳ VII (2021-2023), tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ngày 18/12.
Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhiệm kỳ VI báo cáo tổng kết nhiệm kỳ tại đại hội.
Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhiệm kỳ VI cho biết, trước những diễn biến liên tục của thị trường, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam khuyến cáo nông dân không việc mở rộng diện tích trồng tiêu mới, đặc biệt trên vùng có thổ nhưỡng không phù hợp. Đồng thời, chuyển đổi, trồng xen canh các loại cây khác nhằm hạn chế rủi ro khi giá tiêu xuống thấp.
Theo ông Nguyễn Nam Hải, mặc dù Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vững vị trí số một ngành hồ tiêu toàn cầu với 40% về sản lượng và trên 60% về lượng xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới nhưng cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn từ chất lượng đến biến động bất ngờ của thị trường. Do đó, trong thời gian tới, ngành hồ tiêu phải đẩy mạnh xây dựng vùng trồng tiêu hữu cơ bền vững, áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất hồ tiêu GlobalGAP, VietGAP... trong sản xuất, chế biến tiêu.
Đặc biệt, nông dân, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu phải liên kết giải quyết cơ bản vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu, hóa chất trong hồ tiêu mà các nước tiêu dùng đang cấm để nâng cao chất lượng hồ tiêu xuất khẩu.
Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm hồ tiêu chế biến chất lượng cao như tinh dầu tiêu, tiêu trắng từ tiêu đen, tiêu đỏ, tiêu xay bột, các sản phẩm gia vị từ tiêu, tiêu sạch đóng gói xuất thẳng vào hệ thống bán lẻ toàn cầu, tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ hồ tiêu chất lượng cao như châu Âu, Mỹ...
Bên cạnh đó, liên kết đầu tư giữa doanh nghiệp xuất khẩu với các nhà sản xuất, chế biến bảo quản; quy hoạch quản lý chất lượng hồ tiêu bằng truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, để đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá cả ổn định.
Đánh giá chung về ngành hồ tiêu Việt Nam giai đoạn 2017-2021, đại diện Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, diện tích hồ tiêu đã tăng vượt gấp 3 lần so với quy hoạch. Năm 2017 cả nước có tới 152.000 ha trồng tiêu, khiến sản lượng tăng mạnh và đạt đỉnh năm 2019.
Khi cung vượt cầu ở mức cao đã đẩy ngành hồ tiêu rơi vào khủng hoảng giá và chạm đáy vào tháng 4/2020 với mức giá khoảng 35.000 đồng/kg. Đời sống người nông dân trồng tiêu gặp nhiều khó khăn. Hầu hết nông dân vẫn đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún với quy mô trung bình 1-2 ha/hộ và buôn bán qua nhiều khâu trung gian gây khó khăn rất lớn cho quản lý chất lượng hồ tiêu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hồ tiêu xuất khẩu vào các thị trường khó tính.
Từ tháng 3/2021, giá hồ tiêu thế giới đã bắt đầu phục hồi do lượng cung giảm mạnh. Hiện nay, giá hồ tiêu trong nước dao động ở mức trên dưới 82.000 đồng/kg. Niên vụ hồ tiêu năm 2021 sản lượng ước giảm mạnh do sự đầu tư của người nông dân giảm và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Mặc dù xu hướng giá có tăng nhưng các yếu tố đầu vào và giá cước vận chuyển cũng tăng mạnh, đặc biệt tuyến đi châu Mỹ và châu Âu cũng là thách thức lớn với ngành hồ tiêu thời gian tới.
Đại hội Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhiệm kỳ VII.
Đại hội Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhiệm kỳ VII (2021-2023) đã bầu ra Ban chấp hành mới với 19 thành viên; trong đó, bà Hoàng Thị Liên, nguyên Giám đốc điều hành Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch.
Phát biểu nhận nhiệm vụ tại đại hội, bà Hoàng Thị Liên cho biết, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường hồ tiêu thế giới. Vì vậy, việc tổ chức sản xuất dựa trên cân đối cung cầu rất quan trọng. Trong nhiệm kỳ mới, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam sẽ tập trung vào việc phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với nông dân sản xuất hồ tiêu thông qua các tổ chức của nông dân để quản lý, kiểm soát quy trình sản xuất từ khâu canh tác tới thu hoạch, xử lý, chế biến, bảo quản...
Đẩy mạnh hoạt động thông tin, nghiên cứu thị trường, thị hiếu để đưa ra thông tin tốt giúp nông dân có định hướng đúng trong phát triển sản xuất hồ tiêu; hỗ trợ doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có được chiến lược sản xuất kinh doanh hiệu quả, giúp gia tăng giá trị, giảm thiểu rủi ro cho ngành công nghiệp Hồ tiêu Việt Nam.
Song song đó, Hiệp hội cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và địa phương để kịp thời xử lý những vấn đề từ sản xuất tới thương mại, xuất khẩu hồ tiêu. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thúc xúc tiến thương mại xuất khẩu cũng như thúc đẩy tiêu thụ nội địa.
Tổng cục Hải quan đưa hạt tiêu ra khỏi danh mục phải kiểm tra khi xuất khẩu Để tạo thuận lợi cho xuất khẩu hạt tiêu, Tổng cục Hải quan cho biết đã trao đổi với Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đưa hạt tiêu ra khỏi danh mục áp dụng phân luồng vàng kiểm tra khi xuất khẩu. Nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó do hạt tiêu bị xếp vào nhóm mặt hàng xuất khẩu có...