Giá tiêu hôm nay 15/11, tiếp tục giảm, thấp nhất 82.500đ/kg, dự đoán giá tiêu 2022 sẽ tăng, vì sao?
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương, giao dịch từ 82.500 – 85.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 15/11, tiếp tục giảm, thấp nhất 82.500đ/kg. (Nguồn: Borneo Talk)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương, giao dịch từ 82.500 – 85.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 82.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (83.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (83.000 đ/kg); Bình Phước (84.000 đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 85.000 đ/kg.
Đà giảm của thị trường trong nước vẫn chưa có dấu hiệu dứt khi mà lực bán tháo để chốt lời vẫn mạnh tại các địa phương.
Tổng hợp tuần qua, khu vực Tây Nguyên mất 2.500 – 3.000 đồng/kg, các tỉnh Đông Nam Bộ giảm 2.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Tuần trước đó, giá tiêu trong nước giảm 1.500 đồng/kg ở khu vực Tây Nguyên, giảm 2.500 đồng/kg ở các tỉnh Đông Nam Bộ. 2 tuần suy giảm liên tiếp đẩy thị trường trong nước xuống gần mốc 80.000 đồng/kg.
Đến thời điểm này, nhiều người lo ngại giá tiêu sẽ tiếp tục giảm sâu hơn nữa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hồ tiêu sẽ sớm tăng trở lại. Bởi, theo nhận định, đà giảm mạnh của thị trường từ đầu tháng bắt nguồn từ việc xả hàng chốt lời của giới đầu cơ. Sau đó dẫn tới tâm lý “đám đông” hùa theo bán hàng vì sợ giá xuống thấp hơn nữa.
Nhưng đây chỉ là điều chỉnh của thị trường trong nước. Với hồ tiêu xuất khẩu, tính từ đầu tháng đến nay, Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) vẫn niêm yết giá tiêu đen Việt Nam ở mức 4.290 USD/tấn, tức là giá không đổi trong 2 tuần qua, bất chấp thị trường trong nước đã giảm tới gần 5.000 đồng/kg.
Còn 3 tháng nữa mới tới vụ thu hoạch mới của hồ tiêu Việt Nam. Từ nay tới đó, chúng ta còn cần khoảng hơn 50.000 tấn tiêu cho xuất khẩu.
Như nhiều lần các cơ quan chức năng, nhiều chuyên gia nhận định, lượng hồ tiêu vụ 2020 – 2021 đã được bán hết. Vậy nên, hiện nguồn cung cho xuất khẩu cuối năm là khan hiếm sẽ thúc đẩy giá tiêu tăng.
Theo ước tính của IPC, sản lượng hạt tiêu toàn cầu đạt 574.000 tấn trong năm 2021, giảm 3% so với năm trước. Trong đó sản lượng của Việt Nam giảm 8%, và dự kiến tiếp tục giảm trong năm tới do thời tiết bất lợi khiến năng suất thấp.
Báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng mạnh vào dịp cuối năm. Điều này sẽ tác động tích cực lên giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh nguồn cung nội địa gần như đã cạn kiệt, và nhiều khả năng lượng hàng đầu cơ từ những năm trước sẽ được bán ra.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt xấp xỉ 41 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Tuy nhiên, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam trong thời gian này tăng 10,9%, đạt 12,52 triệu USD.
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 25,66% trong 9 tháng đầu năm 2020 lên 30,54% trong 9 tháng đầu năm 2021.
Giá tiêu hôm nay 25/10, tăng nhẹ, cao nhất 88.000đ/kg, khan hiếm nguồn cung, dự báo giá còn tăng
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ tại một số địa phương, giao dịch từ 86.000 - 88.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 25/10, tăng nhẹ, cao nhất 88.000đ/kg. (Nguồn: Borneo Talk)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ tại một số địa phương, giao dịch từ 86.000 - 88.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 86.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (86.500 đ/kg); Bình Phước (87.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 88.000 đ/kg.
Tổng kết tuần qua, giá tiêu giảm 500 - 1.000 đồng/kg tùy từng địa phương.
Tuy xu hướng chung có giảm, nhưng theo ghi nhận thực tế, vẫn có nhiều địa phương mà đại lý thu mua giá cao hơn giá tham khảo trên mạng.
Thời gian qua giá thu mua hồ tiêu không đồng nhất tại các địa phương, thậm chí các đại lý trong cùng địa phương. Có đại lý thu gom mức cao, có đại lý tỏ ra thờ ơ. Bởi, những nơi thiếu hàng buộc phải thu gom ở mức cao; nơi mua đầu cơ thì ghìm giá.
Hiện lượng hồ tiêu trong dân không còn nhiều do đa phần người dân đã bán tiêu ngay sau khi thu hoạch để chi trả chi phí phân bón, thuê nhân công. Chỉ có một số ít hộ có điều kiện tài chính tốt còn hàng, hoặc các đại lý thì chỉ bán ra nhỏ giọt, tiếp tục găm hàng chờ giá tiêu lên cao.
Bên cạnh đó, khi các tỉnh thành phía nam nới lỏng giãn cách xã hội, các doanh nghiệp đã tích cực thu mua nguyên liệu thô, bù đắp lượng hàng tồn kho thiếu hụt trong hơn hai tháng bị phong tỏa để đáp ứng các đơn hàng cuối năm và các đơn hàng bị trì hoãn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Nhờ vậy, giá tiêu đen tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ đã tăng mạnh 8.000 - 8.500 đồng/kg chỉ trong 15 ngày đầu tháng 10.
Chỉ còn khoảng hơn 3 tháng nữa là tiêu lại bước vào vụ thu hoạch mới, người nông dân rất mong giá tiêu sẽ tăng để giảm bớt khó khăn.
Nhiều năm nay giá tiêu luôn ở mức chạm đáy khiến nhiều người bỏ vườn không đầu tư hoặc chặt bỏ để chuyển qua trồng cây khác.
Theo dự báo, sức mua từ các thị trường nhập khẩu lớn như châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Trung Đông và châu Phi... vẫn rất lớn do lượng đơn hàng trong quý IV tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu cuối năm. Trong khi đó, nguồn cung khan hiếm khiến giá hồ tiêu được cho là sẽ còn tiếp tục tăng và kỳ vọng có thể chạm ngưỡng 100.000 đồng/kg vào cuối năm nay.
Theo nhận định của chuyên gia, mốc 90.000 đồng/kg có thể sẽ bị phá vỡ trong đợt tăng cuối tháng 10/2021. Với đà tăng giá như hiện nay, ngành hồ tiêu Việt Nam được kỳ vọng có thể trở lại là mặt hàng xuất khẩu tỷ USD trong năm nay.
Giá tiêu hôm nay 24/10, đi ngang, thấp nhất 85.500đ/kg, dự báo giá cuối tháng 10 Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang tại một số địa phương, giao dịch từ 85.500 - 87.500 đ/kg. Nguồn: Borneo Talk) Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang tại một số địa phương, giao dịch từ 85.500 - 87.500 đ/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị...