Giá tiêu hôm nay 10/1, tiếp tục giảm, có hiện tượng ‘làm giá’? Kịch bản thị trường tháng trước đang lặp lại?
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước nối dài đà giảm ở một số địa phương, giao dịch từ 78.000 – 80.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 10/1, tiếp tục giảm, có hiện tượng ‘làm giá’? (Nguồn: Borneo Talk)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước nối dài đà giảm ở một số địa phương, giao dịch từ 78.000 – 80.500 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 77.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (77.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (78.000 đ/kg); Bình Phước (79.000 đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 80.000 đ/kg.
Tổng kết tuần qua, tuần đầu tiên của năm 2022, giá tiêu giảm 2.000 tại Đông Nam Bộ, giảm 2.500 đồng/kg ở Tây Nguyên.
Trong khi đó giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam được Hiệp hội Hồ tiêu thế giới niêm yết với giá không thay đổi từ kỳ nghỉ Giáng sinh 2021 đến nay.
Theo KT&ĐT, như vậy, trái với những dự báo tươi sáng về việc giá tiêu sẽ hồi phục mạnh mẽ, thị trường trong nước tuần đầu tiên của năm mới liên tục giảm, thủng mốc 80.000 đồng/kg tại hầu hết địa phương.
Video đang HOT
Theo giới quan sát, kịch bản đầu tháng 12 có thể đang lặp lại, một số đơn vị đang bán ra lượng tiêu lớn rồi mua vào qua các đại lý chân rết để thao túng giá thị trường, ghìm giá tiêu nội địa.
Trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được 263.692 tấn hồ tiêu các loại, bao gồm 231.676 tấn tiêu đen và 32.016 tấn tiêu trắng. So với năm 2020, lượng xuất khẩu giảm 8,1% tuy nhiên kim ngạch tăng 43,6%.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu 25.359 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 18.677 tấn, tiêu trắng đạt 6.682 tấn. So với năm 2020, lượng nhập khẩu giảm 36,4%, kim ngạch giảm 1,8%.
Như vậy nhập khẩu tiêu của Việt Nam liên tục giảm trong những năm gần đây. Đây là hệ lụy của nhiều năm giá tiêu ở mức thấp, dịch bệnh khiến nông dân nhiều nước bỏ bê, không chăm sóc khiến tiêu già cỗi, giảm sản lượng.
Tính trung bình các đơn vị trong nước xuất khẩu khoảng 21 nghìn tấn tiêu mỗi tháng. Nhiều năm nay, theo ghi nhận thực tế, lượng tiêu xuất khẩu quý I năm nào cũng cao, do khách ngoại đặt mua nhiều khi Việt Nam vào vụ thu hoạch mới. Đây được kỳ vọng là đòn bẩy giúp giá tiêu phục hồi tốt ngay thời điểm trước Tết Nguyên đán 2022.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 12/2021 xuất khẩu tiêu đạt 15 nghìn tấn, trị giá 71 triệu USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 7% về trị giá so với tháng 11.
Tính chung cả năm 2021, xuất khẩu tiêu của Việt Nam ước đạt 261 nghìn tấn, trị giá 938 triệu USD, giảm 8,5% về lượng nhưng tăng 42% về trị giá so với năm 2020.
Theo đó, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 12/2021 đạt 4.703 USD/tấn, tăng mạnh 70% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính chung cả năm 2021, giá tiêu xuất khẩu đạt 3.593 USD/tấn, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2020. Với diễn biến tích cực này, giá tiêu xuất khẩu năm 2022 được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do nguồn cung khan hiếm, nhiều nước sản xuất chính có thể bị mất mùa.
Giá tiêu hôm nay 9/1, tiếp đà giảm, thiếu hụt mạnh nguồn cung, làm gì để duy trì mức giá cao?
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 78.000 - 80.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 9/1, tiếp đà giảm, thiếu hụt mạnh nguồn cung. (Nguồn: EMediHealth)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 78.000 - 80.500 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 78.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (78.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (79.000 đ/kg); Bình Phước (79.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 80.500 đ/kg.
Báo cáo về tuần cuối cùng của năm 2021, theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), tại khu vực Nam Á, giá hồ tiêu Ấn Độ ổn định dù đồng Rupee Ấn Độ tăng 1% so với USD (74,66 INR/USD). Tiêu đen nội địa của quốc gia này trong khoảng 6.983 - 7.012 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi giữ ở mức 7.248 - 7.280 USD/tấn.
Còn tại Sri Lanka, giá tiêu nội địa tiếp tục tăng. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 1%, từ 5.594 USD/tấn lên 5.666 USD/tấn.
Tuần cuối cùng năm 2021, chỉ duy nhất tiêu trắng của Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế sụt giảm, còn lại đều cho thấy chiều hướng tăng.
Về triển vọng năm 2022, hầu hết chuyên gia, đơn vị xuất khẩu và người trồng hạt tiêu đều có chung một kỳ vọng là giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng do cung - cầu hạt tiêu đang dần trở về trạng thái cân bằng, thậm chí có thể thiếu hụt nếu tình hình sản xuất không thuận lợi.
Theo Hiệp hội Hạt tiêu thế giới (IPC), Brazil hiện là quốc gia duy nhất có nguồn cung tăng do vụ thu hoạch ở phía Bắc của nước này, trong khi các quốc gia khác đều khan hàng. Tin tức về vụ mới của Việt Nam không mấy khả quan khiến khách hàng có thể sẽ chuyển sang mua hạt tiêu Brazil nhiều hơn do giá cước vận tải tốt hơn.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tại Ấn Độ cải thiện khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau một thời gian dài bị tác động bởi đại dịch Covid-19.
Giá hạt tiêu tăng mạnh thời gian qua dẫn đến việc nông dân và các đại lý ở các thị trường sơ cấp giữ hàng không bán với hy vọng giá sẽ tăng thêm. Do đó, nguồn cung trên thị trường đã bị ảnh hưởng.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định, năm 2022, giá xuất khẩu hạt tiêu sẽ tiếp tục giữ ở mức cao, tác động tích cực lên ngành. Ngành hạt tiêu tiếp tục khai thác các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, EU, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất.
Tại Mỹ, thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam, tình hình kinh tế có tín hiệu phục hồi sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tăng. Trong khi đó, hạt tiêu của Việt Nam đã tạo được chỗ đứng khá vững chắc tại thị trường Mỹ.
Lợi thế cạnh tranh mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam so với các thị trường xuất khẩu khác khá lớn. Mặc dù Mỹ tăng nhập khẩu hạt tiêu từ một số nước sản xuất như Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc, tuy nhiên lượng nhập khẩu từ các thị trường trên ở mức thấp.
Trong khi đó, VPA cho rằng, tình hình xuất khẩu hạt tiêu trong năm 2022 sẽ tăng cao ngay trong quý I/2022 với nhu cầu thu mua trên thế giới ước tính 130.000-160.000 tấn, trong khi tổng sản lượng thu hoạch của Việt Nam cả năm chỉ khoảng 150.000 tấn.
VPA cũng dự báo giá hạt tiêu sẽ tiếp tục tăng trong năm nay do cung - cầu đang dần trở về trạng thái cân bằng, thậm chí có thể thiếu hụt nếu tình hình sản xuất không thuận lợi.
Các chuyên gia nhận định, để duy trì được mức giá cao trong những năm tiếp theo, việc kiểm soát sự gia tăng về nguồn cung là một trong những yếu tố then chốt. Bên cạnh đó, nông dân cần thay đổi phương pháp sản xuất theo hướng sạch, an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Mặc dù đứng đầu về xuất khẩu hạt tiêu toàn cầu nhưng đến nay hạt tiêu của Việt Nam vẫn chưa được biết đến tại nhiều thị trường. Do đó, xây dựng thương hiệu cũng là điều mà ngành hạt tiêu cần chú trọng trong thời gian tới.
Giá tiêu hôm nay 8/1, giảm nhẹ, Việt Nam nhập khẩu tiêu nhiều nhất từ thị trường nào? Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 78.500 - 81.000 đ/kg. Giá tiêu hôm nay 8/1, giảm nhẹ, Việt Nam nhập khẩu tiêu nhiều nhất từ thị trường nào? (Nguồn: AdobeStock) Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 78.500...