Giá tiêu dùng TP HCM tăng thấp nhất 4 năm
Chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) tháng 12 của thành phố chỉ tăng 0,17% so với tháng trước và 4,07% so với cuối năm ngoái, thấp nhất kể từ năm 2009.
Theo số liệu của Cục Thống kê TP HCM công bố ngày 20/12, trong số 11 nhóm hàng tính CPI, hầu hết đều tăng nhẹ so tháng trước, riêng nhóm giao thông giảm. Cụ thể, nhóm giao thông giảm 0,75% so tháng trước, trong đó giá vé ô tô khách tuyến đường ngắn giảm 2,16%, tuyến đường dài giảm 1,98%. Theo Cục thống kê, việc giá xăng được điều chỉnh giảm 500 đồng một lít từ ngày 11/11 cũng góp phần vào việc giảm giá nhóm giao thông trong tháng 12 này.
Giá tiêu dùng năm nay tại TP HCM tăng thấp nhất trong 4 năm qua. Ảnh: Lệ Chi
Đối với các nhóm hàng tăng thì may mặc là có chỉ số cao nhất (0,96%) do nhu cầu tăng cao vào dịp giáng sinh, Tết dương lịch và âm lịch sắp đến. Riêng giá lương thực tháng 12 tăng không đáng kể 0,20%. Còn giá gạo liên tục tăng nhẹ kể từ tháng 8 đến nay (chủ yếu là gạo ngon) do ảnh hưởng từ tình hình xuất khẩu gạo những tháng cuối năm tăng mạnh. Tuy vậy, nếu tính từ đầu năm đến nay thì giá gạo các loại nhìn chung đều giảm (giá gạo ngon và gạo thường lần lượt giảm 0,25% 1,53% so đầu năm) do các nước xuất gạo lớn như Việt Nam, Thái Lan, Mỹ… đều được mùa.
Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng nhẹ 0,07% so tháng trước trong đó giá vật liệu xây dựng tiếp tục giảm do nhu cầu yếu. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,45% do nhu cầu tăng cao dịp cuối năm. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,46% và tăng ở một số các mặt hàng trang sức, các hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân, dịch vụ hiếu hỉ, môi trường…
So cùng kỳ và so tháng 12 năm trước chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 đều tăng ở mức 4,07% (năm trước giá tiêu dùng tăng 15,86%). Như vậy, mức độ tăng giá của 12 tháng năm nay thấp hơn xấp xỉ 4 lần so với năm 2011.
Không nằm trong nhóm hàng tính chỉ số giá, chỉ số giá vàng bình quân tháng 12 tăng 0,94% so tháng trước. Giá mua, bán ngoại tệ của ngân hàng bình quân giảm 0,07%.
Theo VNE
Giảm đột biến, lạm phát tháng 10 chỉ tăng 0,37%
So mức tăng 2,47% hồi tháng 9, sang tháng này, mức tăng CPI tháng 10 đã giảm mạnh. Mặc dù, giá các nhóm hàng đều nhích lên so tháng trước, song mức tăng không đáng kể.
Giá lương thực trên địa bàn giảm so tháng trước trong khi giá thực phẩm tương đối ổn định.
Theo Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10/2012 của Cục Thống kê TP Hà Nội, trong tháng này, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn đã tăng 0,37% so tháng trước và tăng 6,75% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, mức tăng CPI tính theo tháng đã giảm mạnh so tháng trước. CPI tháng 9 đã tăng so tháng trước đó 2,47%.
Theo số liệu của cơ quan này, giá cả của tất cả các nhóm hàng trong tháng 10 đều tăng so tháng trước, tuy nhiên chỉ số tăng không đáng kể.
Tháng này chỉ có nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng trên 1% (tăng 1,17%) phần lớn do giá gas tăng.
Còn lại, các mặt hàng lương thực giảm nhẹ so tháng trước (giảm 0,02%), giá thực phẩm ổn định và gần như không biến động nhiều so tháng trước. Một số mặt hàng tiêu dùng như quần áo, giấy dép mùa hè, bát đĩa, xà phòng ... có xu hướng tăng nhẹ (tăng 0,41%).
Từ đầu tháng, giá gas lại tiếp tục tăng 16.000 đ/bình 12 kg, hiện giá gas trên thị trường có giá dao động từ 420.000 - 460.000 đ/bình tùy hãng.
Không nằm trong rổ tính giá, song trong tháng 10 giá vàng biến động tăng liên tục, tăng 4,52% so tháng trước.
Cũng tại báo cáo này, Cục Thống kê Hà Nội cho biết, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong tháng dự kiến đạt 870.422 tỷ đồng, tăng 1,5% so tháng trước và tăng 5,9% so tháng 12/2011.
Trong đó, tiền gửi tiết kiệm tăng 2,5% và 20,5%, phát hành giấy tờ có giá bằng 87,5% và 49,7%, tiền gửi thanh toán tăng 2,3% và 8,4%.
Tổng dư nợ cho vay dự kiến tháng 10 đạt 613.478 tỷ đồng, tăng 0,9% so tháng trước và tăng 4,7% so tháng 12/2011, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 0,7% và 2,59%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,1% và 7,8%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,6% so tháng trước và tăng 8,5% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 9,9% và 12,7%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,7% và 8,3%.
Tính chung 10 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,1% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số sản xuất giảm là sản xuất chế biến thực phẩm (giảm 1,5%), dệt (giảm 17,5%), sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (giảm 3,2%)...
Theo Dantri
Kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục tích cực trong năm 2013 Tại hội nghị về triển vọng kinh tế Việt Nam do Ngân hàng HSBC phối hợp cùng Phòng Thương mại châu Âu và Hiệp hội Doanh nghiệp Hồng Kông tại Việt Nam tổ chức vào ngày 30.11, các chuyên gia quốc tế cho biết họ tin tưởng vào khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2013. Chuyên gia...