Giá thuê bất động sản công nghiệp leo thang
Đất khu công nghiệp tại TP HCM gần 183 USD (khoảng 4,25 triệu đồng) mỗi m2 trên chu kỳ thuê trong khi Long An, Đồng Nai cũng tăng cao.
Theo báo cáo bất động sản công nghiệp các tỉnh phía Nam của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam, trong quý II/2020, giá thuê đất khu công nghiệp tại TP HCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đều trên đà tăng cao.
TP HCM dẫn đầu với giá thuê đất khu công nghiệp đạt 182,8 USD (tương đương 4,25 triệu đồng) mỗi m2 trên chu kỳ thuê. Theo sau là Bình Dương, Đồng Nai, Long An lần lượt ghi nhận cột giá 88 USD, 98 USD và 133 USD mỗi m2 trên chu kỳ thuê (lần lượt ứng với 2,04 triệu, 2,28 triệu và 3,1 triệu đồng). Trong khi đó, giá đất và nhà xưởng tại Bà Rịa – Vũng Tàu cũng bám sát các thủ phủ khu công nghiệp lân cận, lên mốc 80 USD (khoảng 1,74 triệu đồng) mỗi m2 trên chu kỳ thuê.
Nếu xét toàn cụm các tỉnh phía Nam, trong quý II/2020, giá thuê đất công nghiệp đạt mức trung bình 106 USD mỗi m2 trên chu kỳ thuê, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá thuê nhà xưởng xây sẵn ổn định hơn đất, duy trì ở mức 3,5-5 USD mỗi m2 một tháng, do hợp đồng chỉ ngắn hạn 3-5 năm và khách thuê cũng dễ bị tác động của đại dịch.
Diễn biến thị trường cho thấy, dù Covid-19 gây ra những khó khăn tạm thời cho các kế hoạch sắp tới của doanh nghiệp, bất động sản công nghiệp ở Việt Nam vẫn thu hút khách thuê.
Khu công nghiệp Long Hậu. Ảnh: Long Hậu.
Video đang HOT
Tổng diện tích đất cho thuê của miền Nam đạt 25.045 ha vào quý II/2020. Một vài quỹ đất cho thuê còn lại ở một số khu công nghiệp hiện hữu tại TP HCM vẫn bị đình trệ do khó khăn trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và gần đây là tác động của Covid-19, khiến nguồn cung này không kịp đưa ra thị trường. Việc khan hiếm nguồn cung càng trở nên rõ rệt hơn khi các khu công nghiệp hiện hữu đang dần được lấp đầy nhanh chóng và quỹ đất mới bị trì hoãn.
Trong nửa đầu năm 2020, thị trường tài sản công nghiệp nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ cả nhà đầu tư và nhà sản xuất. Đến cuối tháng 6, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên mở cửa hoàn toàn nền kinh tế trong nước, cho thấy đây là điểm đến an toàn và tiềm năng cho việc di dời sản xuất.
Do đại dịch vẫn diễn ra trong khu vực và toàn cầu, các giao dịch thành công chủ yếu là từ các nhà đầu tư trong nước hoặc đã được thực hiện trước khi dịch công bố và bùng phát. Tỷ lệ lấp đầy trung bình toàn cụm công nghiệp phía Nam đạt 84% tính đến cuối quý II.
JLL đánh giá, khi đại dịch vẫn còn là mối đe dọa, việc đàm phán cho thuê và các yêu cầu mới sẽ tiếp tục đình trệ cho đến hết năm 2020. Thị trường dự kiến sẽ nhanh chóng hồi phục ngay sau khi tình hình được kiểm soát. Với thành công của công tác phòng chống Covid-19, nền tảng phát triển công nghiệp mạnh cùng với xu hướng tìm nguồn cung ứng đa dạng đang diễn ra hứa hẹn sẽ giúp đưa Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các nước khác.
Doanh nghiệp bất động sản tự 'giải cứu' trước đại dịch Covid-19 thế nào?
Cắt giảm chi phí, cơ cấu lại sản phẩm, thị trường...là những bước đi mà nhiều doanh nghiệp bất động sản đang thực hiện để ứng phó dịch Covid-19.
Covid-19 đang diễn biến phức tạp khiến hoạt động mua bán, giao dịch trên thị trường bất động sản gặp không ít khó khăn. Nhiều sàn giao dịch phải đóng cửa, thị trường đang đóng băng gần như toàn bộ, kế hoạch bán hàng trước đó của các chủ đầu tư cũng phải tạm hoãn để nghe ngóng tình hình.
Thống kê sơ bộ của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, tính từ đầu năm 2020 đến nay, chưa có một dự án nào được mở bán và trên 50% số sàn giao dịch bất động sản trên cả nước trong số 1.000 sàn đóng cửa. Con số này cho thấy, hầu hết ở tất cả các phân khúc bất động sản đều sụt giảm, kinh doanh kém hiệu quả.
Nhiều doanh nghiệp chuyển sang bán nhà online, thay vì gặp trực tiếp khách hàng.
Để có thể "sống sót" qua mùa dịch, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã lên kế hoạch phát triển theo hướng tập trung, khai thác những thị trường tiềm năng và đặc biệt là ứng dụng công nghệ để thay đổi phương thức bán hàng.
Trong khi nhiều dự án lùi thời gian mở bán do lo ngại dịch bệnh, tránh tập trung đông người thì nhiều doanh nghiệp vẫn quyết định bung hàng thời điểm này. Tuy nhiên, thay vì gặp gỡ trực tiếp khách hàng, thì doanh nghiệp đẩy mạnh công nghệ, thực hiện bán hàng qua App.
Điển hình như, các khách hàng quan tâm dự án của Sunshine Group có thể tìm hiểu dự án, chốt giao dịch, chốt căn, chuyển tiền, tham gia bốc thăm trúng thưởng qua App mà không cần phải gặp mặt chủ đầu tư, nhân viên kinh doanh hay bên môi giới. Thậm chí, các lễ mở bán truyền thống diễn ra trên thị trường cả chục năm nay cũng được tập đoàn này tổ chức qua ứng dụng.
Trong khi đó, để đối phó với Covid-19, Hải Phát Land quyết định những chiến lược dịch chuyển thị trường, đó là tập trung vào các thành phố lớn - nơi có nhu cầu ở thực. Điều này giúp số lượng giao dịch đất nền và căn hộ có giảm nhưng không bị sụt hẳn.
Doanh nghiệp này cũng không tổ chức sự kiện, hạn chế tiếp xúc khách hàng, nhân viên sale chuyển sang tư vấn bán hàng online.
Trong khi đó, Đất Xanh miền Bắc ứng phó Covid-19 bằng cách cơ cấu lại quy mô hoạt động, cắt giảm chi phí không cần thiết, giảm số lượng chi nhánh.
" Từ đầu năm đến nay chúng tôi đã cắt giảm nhiều chi phí không cần thiết. Tỷ lệ cắt giảm lên tới 70%. Ví dụ, chúng tôi cắt giảm các chi phí marketing và quảng cáo dự án. Công ty cũng trả lại một số điểm không quan trọng, rút về một số địa điểm chính", Vũ Cương Quyết, Tổng Giám đốc Đất Xanh miền Bắc nói.
Đại Phúc Land cũng thực hiện thay đổi chiến lược đầu tư, quyết định tập trung đầu tư vào các dự án bất động sản xanh.
Theo đại diện doanh nghiệp này, khách hàng ngày càng có nhu cầu về không gian xanh, gần gũi với môi trường, tiết kiệm năng lượng, nên đây sẽ là dòng sản phẩm được khách hàng ưa chuộng.
Tung khuyến mãi hấp dẫn cũng là cách để nhiều doanh nghiệp bất động sản áp dụng để kích cầu. Điển hình như mới đây, "ông lớn" Vinhomes tung chương trình khuyến mãi "Nhà sang, xe xịn - Đẳng cấp tinh hoa" với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Trước những khó khăn của thị trường bất động sản trước đại dịch, Chính phủ cũng có nhiều hỗ trợ tích cực. Mới đây nhất, ngày 3/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký văn bản báo cáo Thủ tướng về việc bổ sung thêm 4 nhóm đối tượng được gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất với số tiền lên đến 180.000 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý có hoạt động kinh doanh bất động sản.
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) trước đó cũng có công văn gửi Thủ tướng đề xuất giãn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất nhằm "giải cứu" các doanh nghiệp nhà đất.
Gia Bảo
Đua nhau rao bán nhà phố mặt tiền trung tâm Bên cạnh việc giảm giá sâu cho các hộ kinh doanh, nhiều chủ nhà mặt phố khu trung tâm đã đăng tin rao bán tài sản, trong đó nhiều chủ nhà kèm dòng chữ "giá bán mùa Covid-19 có thương lượng". Tính đến đầu tháng 3/2020, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhiều khách thuê kinh doanh nhà hàng phải quyết định dừng...