Giá thực phẩm tại Cần Thơ tăng vọt
Ngay khi có thông tin các chợ truyền thống trên địa bàn 2 quận trung tâm thành phố Cần Thơ là Ninh Kiều và Cái Răng sẽ tạm dừng hoạt động từ 12 giờ trưa ngày 12/7 để phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, giá cả các mặt hàng thực phẩm trên các địa bàn này đã vọt tăng vọt lên gấp rưỡi, gấp đôi, có mặt hàng tăng giá đến 4 – 5 lần so với ngày thường.
Thực phẩm tươi sống bày bán tại một siêu thị ở quận Ninh Kiều, ảnh chụp chiều 11/7. Ảnh minh họa: Thanh Liêm/TTXVN
Ngay từ chiều ngày 11/7, giá nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống như: rau cải, trứng gia cầm, thịt lợn… đã bắt đầu tăng giá; trong đó tăng nhiều nhất là các mặt hàng như rau cải tươi sống, trứng gia cầm với mức tăng từ gấp rưỡi đến gấp đôi so với ngày thường. Đến sáng ngày 12/7, tình hình mua bán càng tấp nập và giá bán tiếp tục tăng cao.
Tại chợ Hưng Lợi của quận Ninh Kiều, ngay từ sáng sớm, không khí mua bán tấp nập giống như chợ tết. Có điều, giá cả của tất cả các mặt hàng đều tăng giá so với ngày thường.
Video đang HOT
Ngày thường giá 1 kg đậu cove chỉ ở mức 20.000 đồng thì sáng 12/7, giá đã tăng lên từ 40.000 đến 50.000 đồng/kg. Tương tự, các loại rau quả khác cũng tăng cao như: dưa leo có giá 40.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg; cà rốt, bí đỏ, cải thảo… giá từ 35.000 đến 40.000 đ/kg, tăng hơn gấp đôi so với ngày thường; bầu cũng tăng từ 10.000 đồng/trái lên 40.000 đến 50.000 đồng/trái. Các loại trứng gia cầm bình thường có giá từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng/chục thì đến sáng ngày 12/7 đã tăng lên trên dưới 50.000 đồng/chục. Giá các loại thịt lợn cũng tăng từ 10.000 đến 30.000 đồng/kg nhưng nhiều lô sạp không còn thịt để bán.
Tuy giá tăng rất cao so với bình thường nhưng hầu hết những người đi chợ đều không quan tâm mà chỉ muốn mua thật nhiều loại thực phẩm thiết yếu để trữ và có thể dùng trong nhiều ngày. Cứ thế, việc mua bán cứ tấp nập và chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, nhiều lô sạp đã không còn hàng hóa để bán. Các tiểu thương được dịp thu lãi to trong khi nông dân có nông sản thì không thể mang ra chợ tiêu thụ được vì thực hiện giãn cách xã hội.
Theo Quyết định số 1470 của Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ ban hành chiều ngày 11/7 về việc áp dụng các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, bắt đầu từ 0 giờ ngày 12/7/2021, các quận huyện như: Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai, Vĩnh Thạnh sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ. Hai quận trung tâm của thành phố Cần Thơ là Ninh Kiều và Cái Răng sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian thực hiện 2 Chỉ thị nêu trên là 15 ngày. Đây là một trong những giải pháp cấp bách mang tính chất quyết định mà lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã triển khai nhằm phòng, chống dịch COVID – 19 lây lan khi trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã có một số ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu cung ứng đủ hàng hóa, bán đúng giá cho người dân
Thương nhân chợ đầu mối đang tích cực gia tăng lượng hàng hóa cung cấp cho TP HCM thông qua các chành, vựa, bán hàng không thông qua điểm tập kết.
UBND TP HCM vừa có văn bản gửi các sở, ban, ngành về việc áp dụng các biện pháp phòng chống Covid-19 theo Chỉ thị 16.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu Sở Công Thương TP kích hoạt chương trình bình ổn thị trường, bảo đảo cung ứng hàng hóa đủ và đúng giá cho người dân TP. Cùng với đó, phát huy năng lực cung ứng của các kênh phân phối hiện đại và truyền thống; đồng thời tổ chức các điểm bán bổ trợ, đi chợ thay cho những người có hoàn cảnh khó khăn, không sử dụng được điện thoại đặt hàng mua sắm trực tuyến...
Về nguồn hàng, lãnh đạo TP HCM yêu cầu Sở Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp bình ổn tăng lượng hàng hoá cung ứng cho các hệ thống phân phối hiện đại, gia tăng năng lực dự trữ và bán hàng lên 120.000 - 150.000 tấn/tháng, bảo đảm đầy đủ nhu cầu của người dân TP.
Tiểu thương và thương nhân tại 3 chợ đầu mối tổ chức tiếp nhận hàng hoá thông qua các chành, vựa, trung bình khoảng 4.500-5.000 tấn rau củ quả, thực phẩm tươi sống/ngày đêm, đồng thời tham mưu hình thành các điểm trung chuyển hàng hoá từ các tỉnh về TP HCM.
Theo Sở Công Thương TP HCM, kết quả khảo sát thực tế tại 3 chợ đầu mối trong đêm 7 rạng sáng 8-7 cho thấy tổng lượng hàng về các kho bãi, các điểm tập kết xung quanh chợ khoảng 900 tấn/ngày đêm. Lượng hàng các thương lái lớn của chợ đầu mối bán qua kênh điện thoại, Zalo, giao trực tiếp không về điểm tập kết theo thống kê của ban quản lý 3 chợ đầu mối ước khoảng 1.200 tấn/ngày đêm.
Tổng cộng, đêm 7 rạng sáng 8-7, kênh phân phối truyền thống đã tiếp nhận, cung cấp cho thị trường TP HCM 300 tấn thịt heo (khoảng 4.000 con), 50 tấn thủy hải sản và 1.740 tấn rau củ quả, trái cây.
Các hệ thống siêu thị đã tăng lượng dự trữ, cung ứng thực phẩm tươi sống, rau củ quả lên gấp 3-5 lần ngay trong ngày 8-7
Do lượng cung ứng qua kênh truyền thống giảm mạnh so với ngày thường, cộng với hơn 1/2 chợ trên địa bàn TP HCM đã tạm ngưng hoạt động để phòng chống dịch và người dân có xu hướng mua nhiều nên đã xảy ra thiếu hàng cục bộ tại các chợ đang hoạt động. Giá các mặt hàng thịt heo, gà vịt, rau củ quả tăng mạnh, có nơi tăng gấp đôi so với thời điểm chưa bùng dịch.
Bệnh nhân chuyển tuyến điều trị tại Cần Thơ phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 Bệnh nhân phải chuyển tuyến điều trị bệnh tại thành phố Cần Thơ phải tuân thủ khai báo y tế và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chiều 4/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Cần Thơ ra thông báo tăng cường rà soát cộng đồng và khai...