Giá thực phẩm rau xanh trở lại ổn định sau Tết
Giá bán các mặt hàng thực phẩm cơ bản cơ bản ổn định, riêng một số loại rau củ đã giảm so với thời điểm cận Tết.
Sau những ngày nghỉ tết, tại các chợ đầu mối ở Hà Nội, tiểu thương bắt đầu nhập hàng kinh doanh. Tại các chợ truyền thống như chợ Hàng Da, Hàng Bè, Thành Công… giá bán các mặt hàng trái cây và thịt gia súc, gia cầm cơ bản đã giảm về bằng giá của ngày thường. Riêng một số loại rau củ tuy vẫn cao hơn nhưng đã giảm so với thời điểm cận Tết do nguồn cung rau khá dồi dào, bảo đảm đáp ứng nhu cầu.
Khảo sát ở thời điểm hiện tại, giá thịt lợn đang dao động 95.000 – 110.000 đồng/kg, tùy loại; thịt bò có giá 260.000 – 300.000 đồng/kg; gà ta có giá 130.000 đồng/kg, gà công nghiệp 75.000 đồng/kg. Rau cần 15.000 đồng/mớ, giảm 5.000 đồng so với ngày cận và trong Tết; rau cải bó xôi 25.000 đồng/kg, su hào 9.000 đồng/củ, giảm 6.000 đồng/củ… Cá chép giá 100.000 đồng/kg, giảm 20.000 đồng, tôm giá dao động từ 200.000 – 280.000 đồng/kg.
“Từ đợt rét trước Tết, rau đã tăng giá rồi. Hôm 30 Tết, rau cần là 10.000 đồng/bó; rau cải 20.000 đồng/kg; bắp cải 17.000 đồng/kg… người bán phải mua rau từ đầu nguồn rất khó khăn, thêm tiền công vận chuyển tăng cao nên giá phải đắt hơn hôm 30 Tết”, bà Huệ, tiểu thương chợ Thành Công cho biết.
“Giá có tăng thật nhưng người mua ít lắm, vì hầu như các nhà đã trữ sẵn thực phẩm từ trước Tết rồi, chỉ có rau xanh, hải sản tiêu thụ mạnh vì nhiều gia đình ăn lẩu”, chị Tình, tiểu thương bán thịt lợn ở chợ Nghĩa Tân cho hay.
Giá nhiều loại rau xanh đã giảm nhiệt so với thời điểm trước Tết. (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
Trong khi đó, tại nhiều chợ trên địa bàn TP HCM, giá thực phẩm đều tăng từ 30 – 100%. Do lượng thực phẩm khan hiếm hơn ngày thường nên dù giá cao vẫn đắt hàng.
Ghi nhận tại một số chợ trên địa bàn quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình… giá tất cả các loại mặt hàng đều tăng mạnh so với ngày thường. Cụ thể, rau muống, rau cải ngọt tăng từ 5.000 đồng lên 10.000 đồng/bó. Rau cần tăng từ 10.000 đồng lên 20.000 đồng/bó. Cà chua, súp lơ, dưa leo tăng từ 20.000 đồng lên 35.000 đồng/kg. Bầu, bí, mướp cũng được bán với mức 35.000 đồng/kg, tăng gần 10.000 đồng/kg so với ngày thường.
Tăng mạnh nhất là thực phẩm tươi sống, thịt bò tăng từ 250.000 đồng lên 350.000 đồng/kg, thịt heo ba rọi tăng từ 80.000 lên 130.000 đồng/kg. Thịt gà ta tăng từ 130.000 đồng lên 200.000 đồng/kg. Các loại cá như diêu hồng, cá lóc, cá trôi, cá trắm cũng tăng mạnh từ 30 – 50.000 đồng/kg.
Chị Đinh Thị Lan (ngụ quận Gò Vấp) cho biết, vào ngày thường chị đi chợ nấu ăn cho gia đình chỉ hết khoảng 300.000 đồng/ngày với đủ rau, cá, thịt. Mấy ngày Tết, ngày nào đi chợ cũng phải chi tiền ra gấp đôi. Bình thường mua bó rau chỉ 5.000 – 7.000 đồng nhưng mấy ngày Tết mua cả trăm ngàn tiền rau mới đủ cho cả gia đình ăn. “Do ngày Tết chỉ có một vài sạp mở bán nên tôi cũng đành phải mua về sử dụng. Tôi thấy năm nay giá cả tăng mạnh quá, bình thường mọi năm giá thực phẩm chỉ nhỉnh hơn chút so với ngày thường nhưng năm nay tăng chóng mặt luôn” – Chị Lan nói.
Ông Cao Thi Hà (tiểu thương chợ Tân Bình) cho biết: “Năm nay các mối hàng đều bỏ mối cao hơn mọi năm nên chúng tôi đều phải tăng giá bán. Nhiều khách hàng thắc mắc vì giá quá cao nhưng chúng tôi cũng không thể giảm giá được”.
Đến thời điểm này các siêu thị như Co.opmart, Big C… đã mở cửa hoạt động bình thường để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Riêng siêu thị Vinmart do nằm trong hệ thống trung tâm thương mại Vincom nên mở cửa liên tục.
Để đảm bảo nguồn cung, ngay trong dịp Tết, các siêu thị đã lên kế hoạch dự trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân sau Tết nhất là các nhóm mặt hàng rau củ quả, thực phẩm tươi sống… bởi các mặt hàng này được người dân chọn mua nhiều nhất trong những ngày sau Tết. Giá cả các loại hàng hóa tại siêu thị ổn định, lượng người đi mua sắm vẫn chưa nhiều./.
PV Tổng hợp
Theo_VOV
Nắng ấm, các điểm vui chơi ở miền Trung thu hút đông du khách
Thời tiết nắng ấm, nhiều di tích văn hóa, lịch sử, các điểm vui chơi, giải trí ở miền Trung thu hút rất đông người dân và du khách đến du xuân, vãn cảnh.
Tại thành phố Đà Nẵng, từ Mùng 3 Tết đến nay, thời tiết nắng ấm, lượng khách đến du xuân tại thành phố này tăng đáng kể. Trong 5 ngày Tết, Đà Nẵng đón hơn 222.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 79.000 lượt, tăng đáng kể so với dịp Tết năm ngoái.
Tết này, bên cạnh các điểm du lịch như Bà Nà, bán đảo sơn Trà, Ngũ Hành Sơn... thu hút rất đông du khách đến tham quan, đường hoa dọc 2 bờ sông Hàn cũng có rất nhiều người tìm đến du xuân, chụp ảnh lưu niệm cùng người thân và gia đình.
Du lịch Bà Nà (Đà Nẵng) thu hút đông đảo du khách dịp Tết
Tại khu vui chơi Công viên 29/3 và công viên Châu Á với nhiều trò chơi hấp dẫn thu hút rất ông du khách. Đặc biệt, Tết này loại hình du xuân trên sông Hàn cũng được nhiều du khách lựa chọn.
Trong khi đó, tại đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, Tết năm nay địa phương này cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao hấp dẫn, tập trung chủ yếu ở khu vực vườn tượng và quảng trường Sông Hoài.
Đặc biệt tại các điểm diễn ra các trò chơi dân gian như hô hát bài chòi, bịt mắt đập nồi, thi gấp lá dừa, chơi ô quan, đi cầu khỉ... thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước, nhất là các bạn trẻ.
Theo Trung tâm lữ hành thành phố Hội An, trong 5 ngày Tết vừa qua, bình quân mỗi ngày có hơn 10.000 lượt người đến với đô thị cổ Hội An tham quan, du lịch, tăng gấp đôi so với dịp Tết năm ngoái. Dịp Tết này, hầu hết các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trên địa bàn đều kín khách.
Theo ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao thành phố Hội An: "Từ nay đến rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) tiếp tục diễn ra nhiều hoạt động, lễ hội hấp dẫn. Các trò chơi dân gian tổ chức cùng các hoạt động khác để khách trải nghiệm văn hóa Hội An như gấp và thả hoa đăng, dán lồng đèn; còn lại tại 20 thôn, khối phố tổ chức các trò chơi dân gian, đặc biệt là trò chơi bài chòi. Năm nay thành phố cũng tập trung phát huy các lễ hội dân gian truyền thống, đó là lễ hội nghề mộc Kim Bồng, hay là lễ hội cầu bông ở làng rau Trà Quế; ngày hội bắp nếp Hội An...hướng về cội nguồn".
Còn tại các tỉnh, thành phố khác như thành phố Nha Trang, Huế, đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), các tỉnh, Phú Yên, Bình Định...dịp Tết này cũng thu hút rất đông người dân và du khách đến tham quan, vãn cảnh./.
Nhóm PV
Theo_VOV
Gần 400.000 bạn đọc gửi nguyện ước cho năm mới qua "Tết này tôi ước" Không chỉ lay động hàng triệu khán giả trên kênh truyền hình HTV7, chương trình "Tết này tôi ước" còn thu hút gần 400.000 nguyện ước, lời chúc năm mới ý nghĩa mà mọi người dành gia đình, người thân. Gần 400.000 lời chúc được trao gửi qua website Tết này tôi ước chỉ trong thời gian 3 tuần. http://tetnaytoiuoc.com.vn là website chính...