Giá thực phẩm “kéo” lạm phát tháng 2 tăng 1,32%
Tuy rơi vào thời điểm Tết Nguyên đán nhưng CPI tháng 2 chỉ tăng 1,32% so tháng 1, trong đó tăng mạnh nhất tại nhóm hàng thực phẩm. Trong đó, giá nhóm hàng giao thông gây bất ngờ vì chỉ tăng nhẹ dù trong thời kỳ cao điểm.
Tổng cục Thống kê chiều 23/2 chính thức công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2013. Theo đó, trong tháng này, CPI đã tăng 1,32% so tháng trước và tăng 7,02% so cùng kỳ tháng 2/2012.
Như vậy, mặc dù là tháng Tết, với nhu cầu tiêu dùng tăng 7-10% song lạm phát không đột biến như lo ngại trước đó. Con số này đưa lạm phát 2 tháng đầu năm ở mức 2,59% (bằng khoảng 1/4 con số lạm phát của cả năm 2012). Năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu đưa lạm phát xuống thấp hơn năm ngoái là 6,8%.
Nguồn: GSO/Dân trí.
Trong tháng Tết này, có tới 10 trong tổng số 11 nhóm hàng hóa tăng giá so tháng 1. Duy nhất nhóm bưu chính viễn thông giảm giá, chỉ số giá nhóm này giảm 0,03% so tháng trước.
Video đang HOT
Tăng mạnh nhất vẫn là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống. Nhu cầu Tết đối với mặt hàng này tăng cao đã đẩy chỉ số giá của nhóm này tăng thêm 2,28% so với tháng 1/2013 và nếu tính so mức giá của tháng 12/2012 thì nhóm này đã tăng 3,65% về giá.
Trong đó, thực phẩm tăng mạnh nhất, mức tăng lên tới 3% so tháng 1 và tăng tới 5,02% so tháng 12. Lương thực chỉ tăng nhẹ 0,37% và ăn uống ngoài gia đình tăng 1,85% so tháng trước.
Các mặt hàng như đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép cũng tăng giá khá mạnh trong tháng này, mặc dù cận Tết chứng kiến hàng loạt chương trình khuyến mãi cũng như hạ giá tại nhiều thành phố lớn nhằm xả hàng tồn.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng nhẹ 0,45%. Trong nhóm này bao gồm tiền thuê nhà, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng.
Mặc dù là tháng cao điểm, song chỉ số giá nhóm giao thông chỉ tăng 0,81% so tháng 1 và tăng 0,84% so tháng 12/2012.
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế cũng gây bất ngờ khi biên độ tăng giảm mạnh, chỉ tăng 0,58% so tháng 1, tuy nhiên, so với tháng 12/2012, mức tăng lại rất cao, tới 8,02%. Tính so cùng kỳ tháng 2/2012, sau một năm đầy biến động, chỉ số giá nhóm này tăng khủng khiếp 56,04%.
Trong tháng này cũng ghi nhận mức tăng giá 1,07% tại nhóm hàng hóa và dịch vụ khác. So cùng kỳ, nhóm này tăng giá 9,72%.
Nằm ngoài rổ tính giá, chỉ số giá vàng giảm nhẹ 0,33% so tháng trước trong khi chỉ số giá USD tăng nhẹ 0,03%.
Trong số các thành phố lớn thuộc cả nước, Hà Nội dẫn dầu về lạm phát tháng 2, tăng 1,3%. Các địa phương còn lại như TPHCM tăng 1%, Thừa Thiên Huế tăng 1,26% và Hải Phòng tăng 1,32%.
Mặc dù CPI tháng 2 tăng không quá cao, nhưng lạm phát tính so cuối năm 2012 đã tăng gần 2,6%, phần nào gây áp lực cho mục tiêu kiềm giữ cả năm 2013 dưới 6,8% như kỳ vọng của Chính phủ. Hơn nữa, chỉ số này ảnh hưởng lớn không chỉ đến đời sống dân sinh mà còn là yếu tố quyết định đến điều hành lãi suất trong năm nay.
Xuất hiện trên báo chí gần đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, năm 2013 có giảm được lãi suất hay không phụ thuộc vào xu hướng diễn biến của lạm phát; trường hợp lạm phát cả năm có khả năng được kiểm soát theo đúng mục tiêu đặt ra (khoảng 6%) thì có thể tính đến việc điều chỉnh giảm lãi suất.
Theo Dantri
CPI tháng 2 có thể tăng thấp so với cùng kỳ
Ước tính CPI tháng 2 chỉ tăng từ 1,3 - 1,4% so với tháng 1-2013 (tăng 1,25% so với tháng 12-2012), đây là mức tăng thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân hơn 2% của tháng 2 các năm trước đó.
Theo bà Trần Thị Hằng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, thông thường, tháng có Tết Nguyên đán do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ tăng cao, nhiều hoạt động lễ hội, sử dụng nhiều dịch vụ, CPI sẽ tăng cao.
Nhưng năm nay, với các biện pháp hiệu quả trong bảo đảm nguồn hàng Tết dồi dào, đẩy mạnh chương trình bình ổn giá đã giúp giá cả lương thực, thực phẩm, các mặt hàng tiêu thụ dịp Tết không tăng cao so với tháng Tết của một số năm trước đây.
Mức tăng giá chủ yếu tập trung vào nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (chủ yếu là thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình); một số loại dịch vụ khác.
Theo ANTD
Người bán phở Hà Nội thô lỗ trên báo quốc tế Trong bài viết mới đây, PV Cat Barton của AFP ngoài việc hết lời khen ngợi sự tinh tế, thanh lịch của phở Hà Nội, cũng mô tả cảnh bán hàng thô lỗ ở Hà Nội. Hình ảnh như thế này có thể gặp ở bất kỳ phố phường nào ở Hà Nội. Ảnh: AFP Món ăn không thể thiếu Phở đã xuất...