Giá thực phẩm đang tăng chóng mặt tiềm ẩn rủi ro cú sốc giá cả trên toàn cầu
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đối diện với rủi ro giá thực phẩm thiết yếu tăng nhanh, tại Trung Quốc giá thịt lợn tăng chóng mặt còn tại Ấn Độ giá hành tăng vọt.
Ảnh: Reuters
Giá thực phẩm đang tăng nhanh tại phần lớn các nước mới nổi của thế giới, điều này tiềm ẩn rủi ro lạm phát tăng cao sau nhiều tháng được kiềm chế.
Video đang HOT
Theo Bloomberg, hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đối diện với rủi ro giá thực phẩm thiết yếu tăng nhanh, tại Trung Quốc giá thịt lợn tăng chóng mặt còn tại Ấn Độ giá hành tăng vọt, cả hai loại này đều vô cùng cần thiết với chế độ ăn hàng ngày của người tiêu dùng.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ và Nigeria, những vấn đề về nguồn cung đang khiến cho chi phí tăng lên, cùng lúc đó, số liệu của Liên hợp quốc cho thấy giá thực phẩm toàn cầu trong tháng 10/2019 tăng nhanh nhất 2 năm.
Dù rằng giá thực phẩm tăng cao đang khiến cho nhiều người tiêu dùng nghèo gặp khó khăn, nó chưa tăng đến mức độ khiến cho Ngân hàng Trung ương các nước phải hãm phanh nới lỏng chính sách bởi họ vẫn quan tâm nhiều hơn đến tập trung kích thích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chững lại. Lạm phát nói chung tại các nước mới nổi giờ vẫn đang ở mức thấp, theo chỉ số giá tiêu dùng của Bloomberg.
Giám đốc điều hành kiêm chuyên gia kinh tế trưởng tại ngân hàng DBS ở Singapore, ông Taimur Baig, nhận xét: “Chúng tôi cho rằng họ sẽ nhìn vào vấn đề lạm phát giá thực phẩm theo cách rằng nó chỉ tập trung chủ yếu vào một số loại sản phẩm và rằng nó có nguyên nhân từ các yếu tố bất thường, tâm lý hướng đến tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ vẫn tiếp tục duy trì trong năm 2020″.
Tuy nhiên, rủi ro cú sốc giá cả là có thật. Gần đây, các chuyên gia thuộc Nomura Holdings cảnh báo về khả năng giá thực phẩm tăng cao có nguyên nhân từ các yếu tố liên quan đến thời tiết, giá dầu cao và việc đồng USD giảm giá sâu. Các chuyên gia khẳng định rằng nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đối diện với nhiều rủi ro nhất bởi chi tiêu cho thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn trong thu nhập của người tiêu dùng.
Điều được quan tâm nhất hiện nay chính là khi nào việc giá thực phẩm tăng sẽ tác động đến lạm phát dài hạn, yếu tố đó có thể đẩy cao lương và lạm phát lõi, theo nhận định của chuyên gia kinh tế trưởng tại Nomura, ông Sonal Varma.
TRUNG MẾN
Theo Bizlive.vn
Bom nổ chậm
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) C.Gioóc-giê-va trong bài phát biểu tại trụ sở IMF ở thủ đô Oa-sinh-tơn (Mỹ) vừa cảnh báo thế giới đang đối diện thách thức lớn khi nợ toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục, ở mức 188 nghìn tỷ USD, tương đương 230% sản lượng kinh tế thế giới. Khoản nợ khổng lồ này giống như quả "bom nổ chậm" đe dọa ổn định tài chính toàn cầu.
Trước đó, Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cũng đưa ra cảnh báo tương tự và cho biết, tổng nợ tại các nền kinh tế mới nổi, gồm nợ chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức tài chính và cả hộ gia đình, đã đạt kỷ lục mới ở mức hơn 69 nghìn tỷ USD - gấp 216,4% GDP. Tỷ lệ nợ/GDP ghi nhận mức tăng mạnh nhất tại Chi-lê, Hàn Quốc, Bra-xin, Nam Phi, Pa-ki-xtan và Trung Quốc. Tổng Giám đốc IMF cho rằng sự gia tăng nợ công gần đây tại các nền kinh tế phát triển do chính sách ứng phó cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2008. Tuy nhiên, theo người đứng đầu IMF thì "nguyên nhân" làm gia tăng nợ công là những chính sách vô trách nhiệm của các ngân hàng trung ương khi họ "nghiện in tiền" và phân phối các khoản vay.
Các chuyên gia cho rằng, "quả bom nổ chậm" mang tên nợ toàn cầu đang ngày càng nguy hiểm hơn trong bối cảnh và chiến tranh thương mại gia tăng làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Bởi vậy, muốn "gỡ bom" để bảo đảm an toàn cho các nền kinh tế các chính phủ cần giải pháp đồng bộ về cơ cấu lại, điều chỉnh chính sách kinh tế nhằm "hạ nhiệt" căng thẳng thương mại.
ỨC TÙNG
Theo Nhandan.com.vn
Kẻ khóc người cười vì tỷ giá Trong khi kết quả kinh doanh của nhiều DN ghi nhận sự tích cực nhờ tỷ giá ổn định thì một số ngân hàng lại bị sụt giảm lợi nhuận từ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, với mức giảm lên tới hàng trăm tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Tỷ giá ổn định giúp các DN xuất khẩu hàng tới...