Giá thức ăn, con giống tăng cao, người chăn nuôi lợn ở Hà Tĩnh ngại đầu tư lớn
Thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi thời gian qua quá nặng nề, trong khi giá thức ăn, con giống “leo thang” và giá lợn hơi tiếp đà giảm mạnh là nguyên nhân khiến người chăn nuôi lợn quy mô nông hộ ở Hà Tĩnh dè dặt trong việc tái đàn, tăng đàn.
Đầu tháng 4/2021, gia đình chị Lê Thị Hà ở thôn Trung Văn, xã Thạch Văn (Thạch Hà) phải tiêu hủy 15 con lợn do bị dịch tả lợn châu Phi. Thiệt hại nặng nề nên đến giữa tháng 6 vừa rồi, gia đình chị Hà mới dám khôi phục chăn nuôi.
Đến giữa tháng 6 năm nay, gia đình chị Lê Thị Hà (xã Thạch Văn,Thạch Hà) mới khôi phục chăn nuôi.
Chị Hà chia sẻ: “Dù đã tái đàn trở lại nhưng chúng tôi chỉ mới nuôi 2 lứa 20 con và nuôi tại chuồng nhỏ; còn chuồng lớn (nơi có số lợn phải tiêu hủy đợt trước) vẫn chưa dám nuôi lại. Dịch tả lợn châu Phi đã tạm được kiểm soát nhưng người chăn nuôi vẫn lo dịch bùng phát trở lại.
Hơn nữa, giá thức ăn hiện nay tăng từ 60.000 – 70.000 đồng/bao 25 kg so với thời điểm quý IV năm 2020 trong khi giá lợn hơi đang có xu hướng giảm mạnh (đầu năm 2021 khoảng 90 nghìn đồng/kg, hiện ở mức 60.000 đồng/kg) nên chúng tôi cũng ngại đầu tư lớn”.
Không riêng gia đình chị Hà mà nhiều hộ chăn nuôi khác trong xã cũng ngại tăng đàn lợn do chi phí đầu tư sản xuất và chi phí phòng bệnh tăng cao. Hơn nữa, chăn nuôi quy mô nông hộ nhỏ lẻ, điều kiện chuồng trại rất khó đảm bảo cho việc phòng, chống các loại dịch bệnh được triệt để nên nông dân chưa dám “mạnh tay” đầu tư.
Giá thức ăn chăn nuôi lợn hiện tăng cao là một bất lợi đối với người nông dân.
Ông Bùi Văn Hùng – phụ trách nông nghiệp xã Thạch Văn cho biết: “Thạch Văn là địa phương chăn nuôi lớn, tuy nhiên, hiện nay, tổng đàn lợn toàn xã chưa đến 3.000 con, giảm nhiều so với trước đây. Trong điều kiện hiện nay, do khó khăn chồng chất, việc chăn nuôi bấp bênh, lời lãi không nhiều nên người dân vẫn chưa mạnh dạn tái đàn, tăng đàn”.
Là một trong những hộ chăn nuôi quy mô lớn của xã Thượng Lộc (Can Lộc), thời điểm này, gia đình bà Nguyễn Thị Ánh cũng giảm đàn lợn xuống chưa đầy một nửa so với trước đây.
Bà Ánh bộc bạch: “Ngày trước, đàn lợn của gia đình thường xuyên dao động từ 70 – 80 con các lứa gối nhau. Thế nhưng, hiện tổng đàn lợn chỉ hơn 30 con và nguồn giống cũng tự chủ động từ 5 con lợn nái chứ không mua thêm lợn giống bên ngoài”.
Người chăn nuôi lợn nông hộ ở Hà Tĩnh còn dè dặt trong việc tái đàn, tăng đàn.
Video đang HOT
Ngoài Thạch Hà, Can Lộc thì hoạt động chăn nuôi lợn quy mô nông hộ tại huyện Cẩm Xuyên hiện cũng kém sôi động.
Ông Lê Văn Danh – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Do giá lợn hơi thời điểm này xuống thấp trong khi chi phí đầu tư sản xuất tăng cao là bất lợi lớn cho người nông dân. Nếu người chăn nuôi chủ động được con giống thì có lãi ít, còn nếu đầu tư mua hoàn toàn về con giống thì khó lãi trong điều kiện hiện nay. Tổng đàn lợn toàn huyện hiện là 51.000 con, trong đó chăn nuôi quy mô nông hộ chiếm 52%. Theo rà soát, tổng đàn lợn quy mô nông hộ đã giảm từ 10 – 15% so với thời điểm đầu năm”.
Tổng đàn lợn quy mô nông hộ toàn tỉnh hiện đạt 224.605 con, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo ghi nhận, ngành chăn nuôi lợn của Hà Tĩnh trong giai đoạn qua gặp nhiều khó khăn, thách thức do sự biến động lớn của giá sản phẩm chăn nuôi, sức cạnh tranh cao, thị trường thu hẹp và các loại dịch bệnh nguy hiểm.
Đặc biệt, trong giai đoạn giá thức ăn, con giống tăng cao (hiện ở mức 2,2 – 2,5 triệu đồng/con, trong khi cuối năm 2020 khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/con) mà giá lợn hơi đang có xu hướng giảm mạnh như hiện nay thì người chăn nuôi ngại tái đàn, tăng đàn cũng là điều dễ hiểu. Tổng đàn lợn toàn tỉnh hiện đạt 408.374 con, trong đó chăn nuôi quy mô nông hộ 224.605 con, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2020.
Để đảm bảo an toàn, người chăn nuôi lợn cần đầu tư mạnh cho công tác phòng dịch.
Ông Phan Quý Dương – Trưởng phòng Quản lý chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo: “Người chăn nuôi lợn, nhất là quy mô nông hộ cần nắm bắt tín hiệu của thị trường để có sự tính toán, điều chỉnh phù hợp, tránh thua lỗ. Đặc biệt, khi quyết định đầu tư chăn nuôi trong giai đoạn này, người dân cần tuân thủ việc đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học. Theo đó, chuồng trại phải thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng hằng ngày; con giống phải mua ở các cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, có đủ giấy tờ kiểm dịch.
Cũng theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc; nếu là thức ăn tận dụng thì phải được xử lý, sơ chế trước khi cho ăn. Đàn lợn cần được bổ sung vitamin C, B complex, tăng điện giải nhằm tăng sức đề kháng trong thời điểm nắng nóng gay gắt như hiện nay. Đặc biệt, để vật nuôi luôn an toàn, người nông dân cần đầu tư cho công tác phòng dịch, thực hiện tiêm phòng lở mồm long móng, các loại bệnh truyền nhiễm… cho vật nuôi đầy đủ.
Tiểu thương lao đao vì dịch viêm da nổi cục ở trâu, bò
Dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò bùng phát mạnh ở Hà Tĩnh khiến tình hình kinh doanh thịt và các sản phẩm từ thịt, trâu bò ế ẩm, nhiều tiểu thương phải đồng loạt nghỉ bán.
Xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 10/2020, dịch viêm da nổi cục trên trâu bò khiến người chăn nuôi tại Hà Tĩnh lao đao. Do gia súc nhiễm bệnh phải tiêu hủy nên người tiêu dùng quay lưng với thịt bò. Từ đó, tình hình kinh doanh thịt và các sản phẩm từ trâu, bò sụt giảm nghiêm trọng.
Đồng loạt nghỉ bán
Khảo sát của Zing tại một số chợ trên địa bàn Hà Tĩnh, ở khu vực bán thịt bò nhiều quầy hàng đóng cửa, nghỉ bán gần 2 tháng nay vì không có khách mua.
Ông Đào Văn Đức, tiểu thương bán thịt bò ở chợ Phố Châu (huyện Hương Sơn) cho biết thời điểm ra Tết đến nay, dịch viêm da nổi cục ở bò bùng phát, lượng khách mua sụt giảm mạnh.
"Bình thường một ngày tôi bán khoảng 20-30 kg thì nay bán vài kg có khi cũng không hết. Mặc dù bệnh này không lây sang người, người mua vẫn lo sợ", ông nói và cho biết 3 tuần nay ông đã quyết định nghỉ bán ở chợ vì quá ế ẩm.
Tình kinh doanh ế ẩm, nhiều tiểu thương kinh doanh thịt bò phải đồng loạt nghỉ bán. Ảnh: T.T.
Tiểu thương này cho biết hiện nay chợ có khoảng 10 quầy bán thịt bò tuy nhiên từ khi có dịch người tiêu dùng e ngại, lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe không ăn thịt trâu, bò nên đa số tiểu thương tại đây đều buộc phải nghỉ bán.
Tương tự, chị Minh Hiền, tiểu thương bán thịt bò ở chợ TP Hà Tĩnh cũng cho biết giá thịt bò giảm còn khoảng 200.000-250.000 đồng/kg nhưng không có khách mua. "Tâm lý người mua đều thấy sợ, họ chuyển sang ăn các loại thực phẩm khác", chị chia sẻ.
Buôn bán ế ẩm, không có khách nên chị Hiền và một số tiểu thương tạm nghỉ bán một thời gian. "Chỉ mong dịch mau chóng ổn định chứ trong thời gian nghỉ chợ chúng tôi cũng không biết phải làm gì để kiếm sống", chị tâm sự.
Người tiêu dùng quay lưng với thịt trâu, bò không chỉ khiến các tiểu thương bán thịt phải nghỉ chợ mà nhiều hàng quán kinh doanh sản phẩm từ thịt bò cũng phải đóng cửa, chuyển hướng kinh doanh.
Gần một tháng nay, chị Lê, chủ quán phở bò ở Hà Tĩnh phải sửa biển hiệu thành có bán phở gà, phở dê. "Chúng tôi bắt buộc phải chuyển sang bán phở gà, phở dê, miến lòng vì dịch bệnh khách không ăn thịt bò nữa. Nếu không chuyển hướng chắc phải đóng cửa nghỉ bán mất", chị cho biết.
Theo chị, mặc dù chuyển hướng sang bán phở gà, phở dê nhưng lượng khách tại quán giảm hẳn, không đông như trước.
Không nên "tẩy chay" thịt trâu, bò có nguồn gốc rõ ràng
Từ khi biết ở Hà Tĩnh bùng phát dịch bệnh viêm da nổi cục, gia đình chị Mỹ Bình (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã dừng mua bất kỳ sản phẩm nào từ thịt trâu, bò. "Nhìn hình ảnh trâu, bò nhiễm bệnh trông rất ghê sợ, nếu ăn ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ", chị nói.
Thực tế, không chỉ chị Bình mà không ít người tiêu dùng tại tỉnh này cũng có chung suy nghĩ phòng còn hơn tránh nên họ quyết định không mua, ăn thịt trâu, bò và các sản phẩm làm từ loại thịt này.
Những con bò mắc bệnh xuất hiện các triệu chứng sốt cao, trướng bụng, nổi những cục lớn trên toàn thân. Ảnh: VGP/Đỗ Hương.
Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, cho biết viêm da nổi cục là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do một loại virus thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Virus này không gây bệnh và lây lan sang người.
"Người tiêu dùng không nên hoang mang và tẩy chay thịt trâu, bò, nên thực hiện ăn chín, uống sôi, sử dụng sản phẩm thịt bò rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu kiểm dịch rõ ràng", ông nói.
Theo ông Hùng, việc mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc trên địa bàn đang được kiểm soát chặt. "Tất cả các lò mổ đều được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, đóng dấu kiểm dịch lên sản phẩm thịt", ông Hùng cho biết thêm.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện để Hà Tĩnh đăng ký số lượng vaccine với các doanh nghiệp nhập khẩu và nhận về trên 117.000 liều phân bổ cho các địa phương.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân để tránh mua phải thịt trâu, bò nhiễm bệnh, người tiêu dùng nên lựa chọn, sử dụng thịt trâu, bò sạch, có nguồn gốc, có dấu kiểm định, an toàn, chế biến hợp vệ sinh.
Khi mua, người dân cần kiểm tra kỹ các dấu hiệu trên thịt như màu sắc, độ bám dính tự nhiên, không thấy nhớt và ướt nước khi ấn vào thịt, không có mùi hôi. Tuyệt đối không mua thịt có màu lạ như: Nâu, xám, đỏ thâm, xanh nhạt, nếu chạm tay thấy chảy nhớt thì đó là thịt ôi hoặc đã mắc bệnh...
23 xã, phường, thị trấn ở Hà Tĩnh có dịch viêm da nổi cục chưa qua 21 ngày Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tiếp tục lây lan rộng ở Hà Tĩnh. Hiện nay, 23 xã, phường, thị trấn thuộc 5 huyện, thị, thành phố có ổ dịch chưa qua 21 ngày. Các địa phương tổ chức phun tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục. Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi...