Giá thịt lợn “leo thang” khiến CPI tháng 11 biến động tăng 0,96%
Giá thịt lợn và thực phẩm chế biến tăng cao, đây là nguyên nhân làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng 0,96% so với tháng 10.
Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam )
Dịch tả lợn châu Phi lan rộng khiến nguồn cung trên thị trường sụt giảm mạnh, làm cho giá thịt lợn và thực phẩm chế biến từ thịt tăng cao. Đây cũng chính là nguyên nhân đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 0,96% so với tháng 10. Mức tăng này cũng được ghi nhận là cao nhất của tháng 11 trong chín năm trở lại đây.
Tính đến ngày 15/11, tổng số lợn tiêu hủy trên cả nước hơn 5,8 triệu con với tổng trọng lượng 335.700 tấn. Bên cạnh đó, sản lượng lợn hơi xuất chuồng 9 tháng của năm nay đạt 2,5 triệu tấn, giảm 9%. Việc nguồn cung thịt lợn thiếu hụt đã làm cho giá thịt lợn tháng tăng 18,51% so với tháng trước và tác động đến CPI chung tăng 0,78%.
Bên cạnh đó, giá gas trong nước đã điều chỉnh tăng 3.500đồng/bình 12kg, tăng 0,99% so với tháng 10 tại thời điểm đầu tháng cũng, do ảnh hưởng từ thị trường thế giới, cụ thể giá gas leo từ mức 427,5USD/tấn lên mức 437,5USD/tấn, tăng 10USD/tấn.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy so với tháng 10, có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính đã tăng giá. Theo đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 2,74%, nhóm tăng thấp nhất là văn hóa, giải trí và du lịch với 0,03%. Ngoài ra, 2 nhóm hàng giảm giá là giao thông xuống 0,73% và bưu chính viễn thông sụt 0,09%.
[Bàn giải pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam]
Video đang HOT
Theo bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê (Tổng cục Thống kê), CPI tháng này đã tăng 3,78% so với tháng 12/2018 và tăng 3,52% so với cùng kỳ năm trước. Tính bình quân 11 tháng của năm, CPI tăng 2,57% so với cùng kỳ năm 2018 và là mức tăng bình quân thấp nhất trong 3 năm gần đây.
Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam )
Giá vàng và tỷ giá đồng loạt giảm
Chỉ số giá USD trong tháng 11 đã giảm 0,13%. Hiện lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dồi dào và đáp ứng được nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu, nên tỷ giá giữa VND và USD tháng này khá ổn định. Giá USD bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.227 VND/USD.
“Tại thị trường thế giới, giá USD giảm nhẹ do ảnh hưởng của căng thẳng giữa Mỹ-Trung gia tăng sau các thông tin cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể ký một dự luật ủng hộ người biểu tình Hồng Kông. Bên cạnh đó, thị trường thêm bất ổn khi Tổng thống Mỹ Donal Trump tuyên bố sẽ tăng thuế nếu giai đoạn một của thỏa thuận thương mại với Trung Quốc không được ký kết,” bà Ngọc phân tích.
Tại thị trường nội địa, giá vàng cũng biến động theo thế giới, bình quân giảm 0,63% và dao động quanh mức 4,1 triệu đồng/chỉ vàng SJC.
Như vậy, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 11 đã tăng 0,3% so với tháng trước, tăng 2,18% so với cùng kỳ, kéo theo 11 tháng tăng 1,94%.
“Bình quân 11 tháng so với cùng kỳ năm 2018, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá chủ yếu do việc tăng giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục gây nên.
Mức tăng lạm phát cơ bản từ tháng 1 đến tháng 11 năm nay so với cùng kỳ có biên độ dao động trong khoảng khá hẹp từ 1,82% đến 2,18%, bình quân 11 tháng lạm phát cơ bản ở mức 1,94% cho thấy chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định,” bà Ngọc nói.
Theo Hạnh Nguyễn (Vietnam )
Cổ phiếu chăn nuôi nào hưởng lợi từ giá thịt lợn tăng mạnh?
Ngoài thị trường tự do, giá lợn hơi tăng vọt, có thời điểm lên tới hơn 200 ngàn đồng/1kg. Điều này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tích cực cho cổ phiếu của một số doanh nghiệp chăn nuôi.
Cổ phiếu DBC không biến động dù giá thịt lợn leo thang từng ngày
Dù giá lợn hơi tăng mạnh nhưng cổ phiếu của Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) hiện vẫn đang chỉ xoay quanh mức 24.000đ/cp với thanh khoản sụt giảm.
Tập đoàn này cũng vừa công bố báo cáo hợp nhất quý 3/2019 với tình hình kinh doanh sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể luỹ kế 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu của DBC đạt hơn 5.323 tỷ đồng, tăng gần 5%, song giá vốn tăng mạnh khiến lợi nhuận gộp giảm về 685 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cũng điều chỉnh từ mức 15% (9 tháng đầu năm 2018) xuống chưa đến 13% tính đến hiện tại.
Áp lực chi phí lãi vay tăng đáng kể, khiến lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm của DBC chỉ còn 47 tỷ đồng, tương đương 1/5 cùng kỳ năm ngoái (luỹ kế 9 tháng 2018 đạt 247 tỷ đồng lợi nhuận). So với kế hoạch 10.401 tỷ đồng doanh thu và 356 tỷ đồng lãi ròng, trong 9 tháng đầu năm nay, DBC mới chỉ thực hiện được 51% kế hoạch doanh thu và 13% kế hoạch lợi nhuận.
Hay như một doanh nghiệp khác trong ngành chăn nuôi là Masan MEATLife (OTC: MML) cũng trồi sụt quanh ngưỡng 71.000-75.000 đồng/cổ phiếu. Chịu tác động từ khủng hoảng thịt lợn, doanh thu và lợi nhuận của Masan MEATLife đi xuống trong 2 năm gần đây. Mảng thịt mới đóng góp 1% doanh thu nhưng được Masan MEATLife kỳ vọng đóng góp trên 50% vào năm 2020.
Tập đoàn Masan hiện đang sở hữu hơn 79% cổ phần của Masan MEATLife. Cổ phiếu MML dự kiến sẽ lên sàn UPCoM trong năm nay để thực hiện mục tiêu niêm yết trên sàn HoSE vào năm 2022-2023. Công ty quản lý quỹ đầu tư KKR từng chi 150 triệu USD năm 2017 để mua 7,5% cổ phần của Masan MEATLife, tức định giá lên đến 2 tỷ USD.
Hiện các nhà môi giới trên sàn OTC cũng chào bán MML với giá khoảng 75.000- 77.000 đồng/cp. Với vốn điều lệ 3.243 tỷ đồng, Masan MEATLife đang được thị trường định giá ở mức khoảng 24.300 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD).
Công ty Chứng khoán VNDIRECT dự báo giá thịt lợn sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao cho đến năm 2020 do thiếu hụt nguồn cung, hạn chế vận chuyển giữa các tỉnh và hiện tượng xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc có thể làm nguồn cung thịt heo Miền Bắc giảm cục bộ.
Đánh giá về triển vọng của các cổ phiếu ngành chăn nuôi, VNDIRECT cho rằng các doanh nghiệp quy mô lớn, áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt như DBC, MML, CP Việt Nam... sẽ được hưởng lợi từ việc giá lợn tăng mạnh. Trong số các doanh nghiệp chăn nuôi niêm yết trên sàn, DBC sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ sự phục hồi của giá lợn.
Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh kém khả quan trong 9 tháng đầu năm này, thì giá cổ phiếu DBC cũng khó tăng mạnh trong ngắn hạn, dù giá thịt lợn tiếp tục tăng cao.
Hà Phương
Theo Enternews.vn
Đầu tháng 11, giá gas tiếp tục tăng Từ hôm nay (1/11), giá gas trong nước tiếp tục được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng thêm 3.500 đồng/bình 12kg. Đây là tháng thứ hai liên tiếp giá nguyên liệu này đi lên, với mức tổng 27.500 đồng/bình 12kg. Theo thông báo của các Công ty kinh doanh gas Pacific Petro, City Gas, EFF Gas, kể từ sáng hôm nay (1/11), giá...