Giá thịt dê ở Tiền Giang giảm từ 30 – 35%
Giá thịt dê hơi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong vài tháng trở lại đây giảm mạnh nên người chăn nuôi không có lãi, thậm chí còn thua lỗ.
Dê thịt hiện đang được thương lái đến mua tận chuồng từ 85.000 – 90.000 đồng/kg. Với giá này, người chăn nuôi sẽ lỗ từ 700.000 đồng – 1 triệu đồng/con dê vì thức ăn cho dê tăng cao. Ảnh minh họa: Minh Trí/TTXVN
Các chủ trang trại nuôi dê ở xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông cho biết, giá dê hơi thịt được thương lái mua vào thời điểm này giảm từ 30 – 35% so với năm trước. Dê thịt hiện đang được thương lái đến mua tận chuồng từ 85.000 – 90.000 đồng/kg. Với giá này, người chăn nuôi sẽ lỗ từ 700.000 đồng – 1 triệu đồng/con dê vì thức ăn cho dê tăng cao.
Anh Đoàn Văn Hồng, chủ một trang trại nuôi dê ở xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, giá dê thịt giảm mạnh do số hộ nuôi dê trên địa bàn huyện nói riêng và của tỉnh Tiền Giang thời gian qua tăng nhiều nên nguồn cung hiện nay vượt quá cầu. Ngoài ra, một số nhà hàng, quán ăn giảm nhu cầu mua thịt dê để chế biến món ăn nên ảnh hưởng đến đầu ra của con dê thịt. Bên cạnh đó, thức ăn tăng cao nên người chăn nuôi bị lỗ.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông – địa phương có nghề nuôi dê phổ biến của tỉnh Tiền Giang, vừa qua, giá dê giống, dê thịt giảm mạnh, giá cả thấp hơn so với bình thường, chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận của người dân thấp nên hiện tại người dân hạn chế tái đàn.
Video đang HOT
Tỉnh Tiền Giang hiện có tổng đàn dê khoảng 160.000 con, tập trung nhiều tại các huyện, thị ven biển như huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và thị xã Gò Công; trong đó, lớn nhất là huyện Gò Công Đông có tổng đàn gần 60.000 con.
Trước tình hình giá dê thịt đang giảm, người nuôi dê lỗ vốn, chính quyền địa phương khuyến cáo người dân nên cân nhắc khi tái đàn để tránh bị thua lỗ. Ngoài ra, người chăn nuôi nên tăng cường nguồn thức ăn từ thiên nhiên như lá so đũa, cỏ, lá mít, hạn chế cho dê ăn thức ăn để giảm chi phí đầu vào.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh còn gặp một số khó khăn như giá nguyên liệu đầu vào cao, giá bán chưa ổn định,… làm cho lợi nhuận của người chăn nuôi còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc phát triện đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh.
Trước đây, mô hình nuôi dê được tỉnh Tiền Giang đang khuyến khích phát triển ở những địa bàn khó khăn như vùng duyên hải Gò Công và các cù lao nhiễm mặn hạ lưu sông Tiền nhằm giúp nông dân tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống vì dê dễ nuôi, ít tốn chi phí đầu vào.
Nghêu được giá, người nuôi phấn khởi
Nghêu thương phẩm tại vùng chuyên canh nuôi nghêu ở biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đang có giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, tùy theo kích cỡ thu hoạch, tăng hơn cùng kỳ năm trước khoảng 10.000 đồng/kg.
Với năng suất bình quân 16 tấn/ha, nông dân thu hoạch nghêu vào thời điểm hiện nay đạt giá trị sản xuất từ 400 - 450 triệu đồng.
Thu hoạch nghêu tại bãi biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Nghề nuôi nghêu tại ven biển Gò Công phát triển nhiều năm nay đã góp phần giải quyết việc làm, thu nhập cho người dân khu vực biển Gò Công, đồng thời còn tạo nguồn cung hàng hóa phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Diện tích nuôi nghêu của tỉnh hiện nay đạt 2.300 ha, diện tích nuôi tôm đạt gần 4.000 ha, hàng năm thu hoạch khoảng 17.000 - 20.000 tấn nghêu chủ yếu cung cấp cho thị trường xuất khẩu.
Tại huyện Gò Công Đông, địa phương duy trì và phát triển vùng nuôi nghêu trên địa bàn huyện có diện tích 2.200ha, tập trung tại xã Tân Thành, sản lượng khai thác bình quân hàng năm đạt khoảng 20.000 tấn.
Vùng nuôi nghêu ở biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang mỗi ngày thu hút từ 3.000 - 4.000 lao động từ các xã ven về cào nghêu.
Nghêu Gò Công có chất lượng tốt, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Huyện đang phối hợp Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh xây dựng tiêu chuẩn MSC cho vùng nuôi nghêu Gò Công, hướng đến việc xuất khẩu nghêu sang thị trường các nước phát triển như: châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...
Một trong những nông dân dựng nên cơ nghiệp từ nghề nuôi nghêu thương phẩm là ông Trần Văn Chỉ, cư ngụ tại ấp Tân Phú, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Gia đình ông bắt đầu nuôi nghêu vào năm 1989, đến nay đã gần 30 năm. Ban đầu ông nuôi với diện tích nhỏ, nhờ những thành công về giá trị kinh tế mang lại, ông bắt đầu nhân ra diện rộng. Hiện, ông Chỉ sở hữu 6 ha nghêu nuôi, trung bình mỗi năm, ông thu lãi trên nửa tỷ đồng từ con nghêu nuôi ven biển Tân Thành, trở thành một trong những tỷ phú của vùng nuôi Tân Thành.
Huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang phấn đấu trong năm 2022 đạt sản lượng nghêu nuôi khoảng 20.000 tấn phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Theo ông Nguyễn Văn Quý, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, ngoài tập trung vào vùng nuôi nghêu ven biển, các sở, ngành và địa phương đã thực hiện hoàn thiện các thủ tục để chứng nhận đạt tiêu chuẩn MSC cho nghề nghêu huyện Gò Công Đông; đồng thời, tiếp nhận Dự án "Phát triển chuỗi giá trị Ngao - Tre toàn diện, bền vững tại Việt Nam" do Liên minh châu Âu tài trợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; phối hợp với Viện Nuôi trồng thủy sản II thực hiện đề tài nghiên cứu mô hình nuôi nghêu tại xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Bên cạnh đó, huyện Gò Công Đông đang triển khai dự án "Khu bảo tồn nghêu giống và nghêu bố, mẹ tại vùng nuôi nghêu xã Tân Thành" với mục tiêu nâng cao giá trị, hiệu quả của hoạt động nuôi nghêu; bảo tồn được nguồn nghêu bố mẹ cũng như gia tăng khả năng sinh giống tự nhiên hàng năm cho vùng nuôi nghêu Gò Công.
Giá heo hơi hôm nay 8/9: Tăng giảm trái chiều Thị trường heo hơi hôm nay tăng giảm trái chiều, tuy vậy chủ yếu vẫn dưới 70.000 đồng/kg. Hôm nay, giá heo hơi tại các địa phương trên cả nước tăng giảm trái chiều nhưng mức cao nhất vẫn dưới 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi tại miền Bắc: Một số địa phương tăng giá Thị trường heo hơi miền Bắc điều chỉnh tăng...