Giả thầy cô lừa sinh viên nộp tiền học lại, thi lại
Một số người đã giả dạng thầy cô để lừa đảo sinh viên Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải (Hà Nội) đóng tiền thi lại, học lại.
Dòng chat của những kẻ mạo danh lừa sinh viên Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải nộp tiền học lại, thi lại – Ảnh chụp màn hình
Mới đây, nhiều sinh viên Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải nhận được tin nhắn từ những người xưng là “thầy giáo, cô giáo” yêu cầu sinh viên nộp tiền để đăng ký học lại, thi lại.
Theo dõi thông tin sinh viên các khóa trao đổi với nhau trên các trang mạng xã hội công khai, một số kẻ lừa đảo đã giả danh thầy cô thúc giục sinh viên nộp tiền thi lại, hoặc giả danh là sinh viên các khóa khác tổ chức được lớp thi lại và giục “nếu không đóng tiền nhanh thì không được học”.
Nhiều sinh viên đã nghi ngờ khi thấy đối tượng yêu cầu họ gửi tiền vào tài khoản không phải của nhà trường nên đã báo lại với trường.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Phạm Quang Dũng – phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải – cho biết năm ngoái một số sinh viên của trường đã bị lừa kiểu này. Năm nay ngay khi biết thông tin, trường đã thông báo tới sinh viên và báo cáo cơ quan chức năng về hành vi lừa đảo nêu trên.
“Các đối tượng lợi dụng các trang mạng xã hội công khai do sinh viên lập ra, theo dõi thông tin trên đó để lừa các em. Chúng tôi đã báo cơ quan chức năng về việc này và thông báo tới toàn bộ sinh viên”, ông Phạm Quang Dũng nói.
Video đang HOT
Thông báo của Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải tới sinh viên
Nhà trường không cử bất cứ thầy giáo, cô giáo nào liên hệ trực tiếp với sinh viên để yêu cầu đăng ký và nộp tiền học lại, thi lại qua tài khoản cá nhân. Tất cả thông tin về học lại, thi lại đều được nhà trường công khai trên cổng thông tin đào tạo và các kênh truyền thông của nhà trường.
Các em đăng ký trực tiếp trên hệ thống và nộp tiền về tài khoản của nhà trường. Vì vậy các em không nghe và làm theo yêu cầu của người lạ, đồng thời báo cáo nhà trường và các cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn hiện tượng vi phạm pháp luật này.
Sinh viên tránh mất tiền oan vì chiêu lừa tuyển gia sư trên mạng
Nhiều trang gia sư trên mạng đăng thông tin tuyển gia sư nhưng sau khi sinh viên trao đổi, đóng lệ phí qua mạng, tiền mất mà lớp dạy cũng không nhận được.
Tham gia ngày hội việc làm do các trường đại học tổ chức là một trong những phương pháp để tìm việc làm an toàn - Ảnh: P.T.
Cung cấp số tài khoản và yêu cầu sinh viên phải đóng phí 30-35%... trước khi liên lạc với phụ huynh để nhận lớp làm gia sư. Sau khi tiền được chuyển đi lập tức tài khoản mạng xã hội của người tuyển chặn tin nhắn sinh viên.
Tiền mất, lớp không có
N.T.A.T. - sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng - cho biết do tin tưởng nhóm tuyển gia sư có gần 50.000 thành viên nên khi thấy thông tin lớp dạy phù hợp với chuyên ngành đã chủ động nhắn tin nhận lớp.
Sau tầm 15 phút trao đổi, người tuyển cho biết mỗi tuần dạy hai buổi, mỗi buổi hai giờ, học phí 1,5 triệu đồng/tháng và phí nhượng lại 300.000 đồng.
"Thấy thông tin về lớp học khá chi tiết, mình đã chuyển tiền cho chủ số tài khoản trên và yên tâm chờ tới ngày nhận lớp. Không ngờ, khi tới địa chỉ được cung cấp trên đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp, TP.HCM thì đó lại là một căn nhà hoang. Mình gọi điện cho phụ huynh và người nhượng lớp đều 'thuê bao.... ', lúc đó mới biết là đã bị lừa" - T. cho biết.
Cũng như trường hợp trên, T.T. - sinh viên Trường CĐ Kinh tế đối ngoại - kể do muốn kiếm việc làm thêm để trang trải một phần chi phí sinh hoạt nên đã tham gia một nhóm gia sư tại TP.HCM. Thấy thông tin nhượng lại lớp báo bài cho học sinh lớp 2 với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng, phí nhận lớp 30% nên nhận ngay.
"Người nhượng lớp chụp chứng minh nhân dân và hứa uy tín nên mình yên tâm và chuyển phí cho họ. Đến ngày đi dạy, mình chạy hơn chục cây số mà vẫn không tìm thấy địa chỉ. Gọi cho phụ huynh thì số điện thoại sai. Mình mở điện thoại để liên lạc với người nhượng lớp thì tài khoản đã bị chặn" - T. nói.
Sau khi biết mình bị lừa, T. lên nhóm gia sư và chia sẻ về sự việc thì không ngờ có hơn 10 bạn cũng bị chủ tài khoản trên lừa với những thông tin và mức phí như nhau. Những người lừa đảo đã dùng tin nhắn chuyển tiền của người này gửi qua cho người khác để tạo được lòng tin.
Nên liên hệ tại các trung tâm uy tín
Ông Lê Nguyễn Nam - phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM - cho biết: "Hiện nay trung tâm đang giới thiệu việc làm gia sư cho sinh viên với mức giá 150.000 - 200.000 đồng/giờ.
Trước khi nhận việc, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để vừa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị doanh nghiệp vừa đảm bảo quyền lợi của sinh viên khi cộng tác với các đơn vị. Các yêu cầu tuyển dụng trước khi đăng tải trên phần mềm của trung tâm đã được thẩm tra trước, đáng tin cậy và không mất phí nên sinh viên có thể yên tâm đăng ký làm việc".
Ông Võ Bình Nguyên - phó giám đốc Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp và phát triển nguồn nhân lực Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết: "Một trong những nguyên nhân sinh viên bị lừa là do thông qua những trung tâm giới thiệu việc làm không uy tín. Đối tượng mà các trung tâm này nhắm đến là sinh viên chưa có kinh nghiệm, mong muốn tìm những công việc làm thêm nhẹ nhàng với mức lương cao.
Do đó, để có việc làm thêm an toàn, sinh viên nên liên hệ tại các trung tâm giới thiệu việc làm uy tín như các trung tâm việc làm trực thuộc các trường đại học, trung tâm giới thiệu việc làm của thành phố và Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TP.HCM...".
Ông Nguyên cũng cho biết trung tâm luôn có những khóa học ngắn hạn bồi dưỡng các kỹ năng cho sinh viên khi tìm kiếm việc làm.
Bên cạnh đó, trung tâm thường xuyên tiếp nhận và đăng tải thông tin tuyển dụng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp trên trang thông tin của trường để sinh viên nắm bắt và lựa chọn công việc phù hợp, đồng thời tổ chức ngày hội việc làm tạo cầu nối giữa sinh viên và các đơn vị tuyển dụng...
Ông Đặng Bá Ngoạn - phó trưởng phòng quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: Cảnh giác đa cấp và lừa đảo từ môi giới việc làm
Sinh viên thường gặp phải các trường hợp đa cấp và lừa đảo từ các công ty môi giới việc làm cùng các mẩu tin rao vặt hấp dẫn. Sinh viên khi đến nơi sẽ phải đóng trước phí gọi là tiền đồng phục thế chân, tiền bảo hiểm, khi nào làm đủ số tháng thì sẽ nhận lại khoản cọc này.
Ngoài ra, những hình thức lừa đảo sinh viên làm việc online, không mất thời gian di chuyển nhưng vẫn kiếm được khoản thu nhập ổn cũng rất phổ biến.
Trường đã phối hợp với Đoàn trường, các phòng ban chức năng tổ chức những buổi tập huấn chuyên đề kỹ năng về phòng chống cám dỗ, lừa đảo, phòng tránh các tệ nạn xã hội để giúp sinh viên có những kiến thức và kỹ năng để phòng tránh lừa đảo".
Nam sinh người Mông từng dựng lán giữa núi học online chuẩn bị tốt nghiệp đại học Câu chuyện về Lầu Mí Xá cách đây 6 tháng đã trở thành nguồn cảm hứng học tập cho hàng triệu học sinh, sinh viên cả nước trong giai đoạn học online vì Covid-19. Nửa đầu năm 2020, dịch Covid-19 ập đến làm nhiều nơi trên thế giới trở nên hỗn loạn. Trước tình hình này, Việt Nam lập tức thiết lập nhiều...