Gia tăng trẻ mắc tay chân miệng biến chứng nặng độ 2B trở lên
Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay TP.HCM có nguy cơ bùng phát dịch bệnh tay chân miệng với xu hướng gia tăng các ca bệnh có biến chứng nặng giống như đợt dịch tay chân miệng vào năm 2011.
ThS. BS Lê Hồng Nga – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.Hồ Chí Minh cho biết: Số ca mắc tay chân miệng tại TP.HCM từ năm 2014 đến năm 2020 giảm nhiều so với giai đoạn năm 2011 – 2013.
Trong vòng 6 năm qua, thành phố không có ca tay chân miệng tử vong. Tuy nhiên trong 3 tháng đầu năm 2021, số ca bệnh tay chân miệng đã tăng gần gấp đôi so với trung bình cùng kỳ từ năm 2017-2020.
Đáng lưu ý số ca bệnh tay chân miệng nặng (độ 2B trở lên) đang có khuynh hướng gia tăng.
Bệnh tay chân miệng biến chứng nặng có xu hướng gia tăng (Ảnh minh họa).
Trước tình hình gia tăng số bệnh nhân tay chân miệng, ngành Y tế thành phố đã triển khai nhiều hoạt động như: Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên y tế phụ trách công tác phòng, chống dịch; Ứng dụng công nghệ thông tin (báo cáo trực tuyến, phần mềm GIS) để phát hiện sớm sự xuất hiện các ca bệnh, ổ dịch; phát triển các công cụ tiện ích trên các phần mềm, ứng dụng sẵn có phục vụ cho việc phát hiện, theo dõi, xử lý ca bệnh, ổ dịch; Kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại trường học, cộng đồng.
Cuộc họp giữa các chuyên gia chuyên ngành bệnh truyền nhiễm ngày 15/04.
Tại cuộc họp giữa các chuyên gia chuyên ngành bệnh truyền nhiễm, BSCKII Nguyễn Hữu Hưng- Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết: Trong thời gian tới, ngành Y tế thành phố sẽ tăng cường hơn nữa các hoạt động truyền thông đến người dân về dịch bệnh tay chân miệng, tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn cho nhân viên y tế, rà soát lại cơ số vật tư y tế để đối phó nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Ngành Y tế sẽ phối hợp với Ngành Giáo dục nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trong trường học.
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, thời điểm dịch bùng phát tháng 3-5 và từ tháng 8-9 hằng năm. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ.
Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Sốt ruột vì con mắc tay chân miệng mãi không khỏi, hay là dùng kháng sinh?
Tay chân miệng là căn bệnh khiến nhiều ông bố bà mẹ lo lắng khi thấy con mình mắc phải. Bệnh tay chân miệng có thể gây ra biến chứng viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp... thậm chí tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
* Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương , hiện nay tuy mới rải rác ghi nhận một số trẻ mắc tay chân miệng nhưng các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần hết sức cảnh giác. Bởi lẽ, thời tiết đang chuyển mùa hè với khí hậu nóng ẩm là thời điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy cơ gia tăng, có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống.
Đáng chú ý, một số cha mẹ lo lắng thái quá cho tình trạng bệnh tay chân miệng của con mình nên đã hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng kháng sinh cho trẻ. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, điều này là hoàn toàn sai lầm. Bệnh tay chân miệng do virus (Coxakievirus và Enterovirus 71) gây ra, hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ.
Khi bị bệnh, người bệnh nên uống nhiều nước và có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như hạ sốt hay giảm đau do các vết loét. Có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bằng các biện pháp vệ sinh thường xuyên và can thiệp y tế kịp thời khi người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng.
Việc điều trị bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, chỉ cho trẻ bị tay chân miệng uống thuốc kháng sinh khi có bội nhiễm. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh cho con.
* Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, BSCKI. Bùi Thị Đến - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới của bệnh viện cho biết: Thời gian gần đây, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cũng ghi nhận rải rác 10 ca bệnh tay chân miệng.
Đa số bệnh nhi có các dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ.
Song điều đáng nói là các dấu hiệu của bệnh lại xuất hiện rầm rộ ở miệng hơn là ở tay, chân. Do đó, bác sĩ Đến khuyến cáo cha mẹ cần chú ý các tổn thương ở niêm mạc miệng để phát hiện bệnh kịp thời vì đây là vùng khó quan sát hơn so với tay, chân.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi mắc tay chân miệng.
Theo các bác sĩ, đối với trẻ bị tay chân miệng nhẹ (chỉ loét miệng và mọc ban) phụ huynh cần chú ý một vài điểm khi chăm sóc tại nhà:
Về dinh dưỡng: Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu. Không cho ngậm núm vú nhựa, không cho ăn, uống đồ có vị chua hoặc có gia vị.
Vệ sinh: Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn. Vệ sinh miệng thường xuyên cho trẻ bằng dung dịch sát khuẩn (có thể dùng nước muối loãng).
* Thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, từ đầu năm đến nay, số trẻ mắc tay chân miệng điều trị tại bệnh viện là 121 trường hợp, không có ca bệnh nặng.
TS.BS Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Hiện tại, số lượng bệnh nhi vào viện khoảng 5 - 6 ca/ngày ở mức độ nhẹ. Hầu hết bệnh nhân là trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi mắc nhiều hơn.
Nhiều bệnh nhi mắc tay chân miệng ở mức độ 1 chỉ sốt nhẹ, kèm theo ban ở lòng bàn tay, bàn chân có thể cho về điều trị, chăm sóc tại nhà. Từ mức 2A, bệnh nhi sốt cao, mạch nhanh, phải vào cơ sở y tế để theo dõi chăm sóc.
Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, so với năm ngoái, số bệnh nhi mắc tay chân miệng có tăng hơn. Cùng kỳ năm ngoái chỉ có hơn 10 ca, cùng kỳ này năm 2019 là 79 ca.
Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận số mắc gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 4-5 và tháng 9-10 hàng năm.
Thời điểm này, tại các tỉnh khu vực phía Nam, số mắc bệnh tay chân miệng gia tăng nhanh chóng. Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 18.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 4 trường hợp tử vong tại Kiên Giang, An Giang và Long An.
So với cùng kỳ năm 2020, số mắc tăng 4 lần và gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang.
Cha mẹ cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ khi chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng để con nhanh hồi phục sức khỏe.
Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Báo động dịch bệnh tay chân miệng Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 1,8 ngàn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gần 1,5 ngàn trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái. TP.Biên Hòa là địa phương có số ca mắc cao nhất với 725 ca, tiếp đó là H.Trảng Bom với 352 ca. Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khám cho...